Giải pháp khai thác sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 123)

2. Các giải pháp chủ yếu thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.2. Giải pháp khai thác sử dụng đất đai

a. Mục tiêu: sử dụng hiệu quả, bền vững quỹ đất, làm cơ sở cơ bản nhất để phát triển các ngành, phát triển đô thị và phát triển bền vững KT - XH trong giai đoạn tăng tốc.

Bảng 26: Phƣơng án sử dụng đất đai đến năm 2020

TT Sử dụng đất 2005 2010 2020

1 Đất nông nghiệp (ha) 94.279,0 103.924,0 103.022,0

1.1 Đất sản xuất Nông nghiệp 61.387,0 66.072,0 65.038 1.2 Đất lâm nghiệp 27.644,0 30.204,0 30.204,0 1.3 Đất nuôi trồng Thủy sản 5.164,0 7.567,0 7.700,0

1.4 Còn lại 84,0 81,0 80,0

2 Đất phi nông nghiệp (ha) 27.799,0 33.372,0 35.010,0

2.1 Đất ở 5.346,0 6.006,0 9.500,0 2.2 Đất chuyên dùng 15.973,0 20.925,0 24.500,0 2.3 Còn lại 6.480,0 6.441,0 1.010,0 3 Đất chưa sử dụng (ha) 16.933,0 1.715,0 979,0 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 8.503,0 736,0 0 3.2 Đất dốc chưa sử dụng 8.430,0 979,0 979,0 Tồng (ha) 139.011,0 139.011,0 139.011,0

Nguồn: Sở TN &MT Ninh Bình Ghi chú: đến năm 2020 là ước tính dựa trên biến động sử dụng đất trong giai đoạn trước và mục tiêu phát triển KT -XH đến năm 2020.

b. Phương án sử dụng đất: Bảng 27 trình bày phương án sử dụng đất đai trong suốt thời kỳ quy hoạch. Ưu điểm của phương án là quỹ đất được đưa vào sử dụng tốt hơn, đối với đất sản xuất nông nghiệp thì thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích; Đất phi nông nghiệp thì ưu tiên cho hoạt động công nghiệp và dịch vụ; Đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng mà trước tiên là canh tác nông nghiệp theo nghĩa rộng. Cụ thể như sau:

* Đối với đất nông nghiệp: quỹ đất nông nghiệp giai đoạn đầu tăng tuy nhiên giai đoạn sau giảm xuống chút ít; Theo phương án sử dụng đất chi tiết thì diện tích thâm canh thuộc 3 huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh, huyện Yên Mô được tăng lên để phát triển lúa xuất khẩu chất lượng cao và mở rộng cùng thâm canh vụ đông. Ổn định diện tích rừng trồng và mở rộng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp ở các huyện Gia Viễn, Nho Quan, một phần thị xã Tam Điệp. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở ven biển và tại các hồ, ruộng trũng có đủ điều kiện thuộc vùng chiêm trũng.

* Đối với đất phi nông nghiệp: đất phi nông nghiệp được mở rộng do thị xã Ninh Bình được phát triển trở thành thành phố Ninh Bình, do mở mang thị xã công nghiệp Tam Điệp, xây dựng mới thị xã Phát Diệm, thị xã Nho Quan và mở mang các thị trấn, thị tứ; Do đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp và khu dịch vụ tổng hợp, đặc biệt là khu du lịch trọng điểm. Đây là tiền đề quan trọng để nâng giá đất lên cao hơn, tạo cú hích cho thị trường bất động sản.

* Đối với quỹ đất chưa sử dụng: đất chưa sử dụng giảm xuống vì được chuyển sang phát triển nông lâm hay nuôi trồng thuỷ sản hoặc phát triển hoạt động dịch vụ.

Nhược điểm của phương án này là ở vùng xung quanh thành phố Ninh Bình, 3 thị xã, một số thị trấn và khu cụm công nghiệp quỹ đất nông nghiệp truyền thống bị thu hẹp do mở mang đô thị và khu công nghiệp. Mặt khác khi đó chất lượng đất sẽ bị bạc màu hay bị ô nhiễm nếu không được quản lý bền vững.

2.3. Giải pháp về vốn đầu tƣ

2.3.1. Mục tiêu

Nâng cao việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là một giải pháp quan trọng để tăng nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế, nó kích thích các thành phần kinh tế tăng đầu tư và tăng nguồn vốn cho tương lai. Vì vậy, trước hết Tỉnh Ninh

Bình cần phải tận dụng khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi, các nguồn vốn dư thừa chưa sử dụng đến. Mặt khác, cần điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, tập trung vốn đầu tư cho các dự án khả thi có hiệu quả kinh tế xã hội cao.

a. Phướng hướng huy động vốn

Huy động tổng lực các nguồn vốn, trong đó gồm các nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Cụ thể:

Đối với nguồn vốn trong nước:

- Trước hết là nguồn vốn từ khu vực tư nhân của tỉnh Ninh Bình. Nguồn vốn này dự tính vào khoảng 30% tổng vốn đầu tư xã hội. Để huy động nguồn vốn này không có biện pháp nào hiệu quả hơn là khuyến khích người dân tự bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tỉnh cần tạo môi trường thông thoáng, khuyến khích tư nhân đầu tư bằng cách mở rộng các loại hình doanh nghiệp, các hình thức kinh doanh đa dạng. Điều này đòi hỏi trước tiên Nhà nước cần tiếp tục giảm bớt điều tiết và tạo lập một sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó tỉnh cũng có thể huy động vốn bằng cách khuyến khích đầu tư qua các kênh của hệ thống tài chính - ngân hàng. Muốn vậy hệ thống tài chính - ngân hàng cần phải tập trung vào vấn đề sau:

Tổ chức hệ thống ngân hàng: Tiếp tục phát triển các loại hình tổ chức tài chính như: hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính, cơ cấu lại ngân hàng.

Đa dạng hóa các kênh huy động vốn: Mở rộng hình thức tiết kiệm như tiết kiệm qua bưu điện, tiết kiệm xây dựng nhà ở, tín dụng tiêu dùng, phát hành các công phiếu của tỉnh.

Thay đổi cơ chế lãi suất theo hướng tự do hóa để lãi suất thực là công cụ điều tiết cung cầu vốn trên thị trường, điều chỉnh lãi suất linh hoạt để kích thích người gửi cũng như người vay.

- Thứ hai là nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước. Thực tế hiện nay ngân sách Tỉnh Ninh Bình dành cho đầu tư là rất lớn, nguồn vốn tập trung vào việc đầu tư cho xây dựng cơ bản chủ yếu dựa vào ngân sách trung ương. Chính vì thế trong giai đoạn 2006 - 2010 để khai thác nguồn vốn này cần tập trung vào:

+ Tăng cường quản lý hơn nữa hệ thống thu thuế (thu đúng, thu đủ, thu kịp thời), áp dụng chính sách thuế đầy đủ để khuyến khích sản xuất kinh tăng thu cho tỉnh.

+ Tiết kiệm chi tiêu, nhất là các khoản chi phí hành chính. Nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Do đó cần phải thanh tra, kiểm tra cũng như giám sát việc thu chi nguồn vốn này.

+ Đối với nguồn vốn ngoài tỉnh, vốn bên ngoài có vị trí rất quan trọng nhất là khi nguồn vốn tích lũy nội bộ tỉnh còn thấp. Thu hút nguồn vốn bên ngoài là cơ hội để đổi mới công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý và mở rộng thị trường.

- Đối với nguồn vốn nước ngoài: + Với nguồn vốn đầu tư trực tiếp:

Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, có sự ưu tiên các lĩnh vực kinh doanh sử dụng công nghệ mới hiện đại, các công ty lớn đầu tư vào tỉnh. Do đó tỉnh phải có danh mục các dự án đầu tư cần ưu tiên.

Mặt khác Tỉnh Ninh Bình phải đổi mới chính sách về đất đai, chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm, cải tiến thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng trong công tác đăng ký kinh doanh.

Tăng cường công tác kế hoạch hóa, công bố các mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cải tạo và xây dựng mới kết cấu hạ tầng, tăng cường giao lưu giữa các công ty sản xuất trong tỉnh với các công ty ngoài tỉnh để tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài.

+ Với nguồn vốn đầu tư gián tiếp (ODA), trước hết phải có quy hoạch thu hút vốn ODA bằng cách chủ động xây dựng các chương trình, dự án khả thi để kêu gọi sự hỗ trợ của trung ương và các nhà tài trợ nước ngoài.

Mặt khác phải tăng khả năng giải ngân vốn ODA, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan khác nhau trong việc phân phối và quản lý ODA

Như vậy nguồn vố nước ngoài gồm có vốn hỗ trợ phát triển (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp (FDI).

Bảng 27: Tổng hợp dự báo cơ cấu vốn có khả năng huy động của Ninh Bình giai đoạn 2006 - 2020

Nguồn vốn

2006 - 2010 2011 - 2015 2016-2020

Tỷ đ % Tỷ đ % Tỷ đ %

Tổng nhu cầu (giá hiện

hành 2005) 21.600 100 31.600 100 32.800 100

1.Vốn trong nước: 20.520 95 28.440 90 26.240 80 - Ngân sách địa phương 2.160 10 2.844 9 2.624 8 - Doanh nghiệp nhà nước 3.240 15 3.160 10 2.624 8 - Doanh nghiệp tư nhân 15.120 70 22.436 71 20.992 64

2.Vốn nước ngoài: 1.080 5 3.160 10 6.560 20

- ODA 432 2 948 3 3.280 10

- FDI 648 3 2.212 7 3.280 10

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình

2.3.2. Phƣơng hƣớng sử dụng vốn

Vốn ngân sách: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị phục vụ sản xuất, đời sống và bên cạnh đó dành tỷ lệ hợp lý để phát triển hạ tầng dịch vụ như bệnh viện, trường học v.v.

Vốn ODA: nguồn vốn ưu đãi này ưu tiên vào xây dựng đường nông thôn, cấp thoát nước và phát triển nông nghiệp, dịch vụ và hỗ trọ đào tạo nghề và bảo vệ môi trường như trồng, bảo vệ rừng.

Vốn FDI: tập trung phát triển hàng hóa công nghiệp chủ lực (xi măng, thép v.v) tại các khu, cụm công nghiệp, phát triển hàng hóa nông lâm sản có chất lượng cao (hoa quả, gỗ, gạo, thịt v.v.) và dịch vụ, đặc biệt là hoạt động du lịch nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.

Vốn hộ gia đình, vốn của doanh nghiệp và vốn ngoài tỉnh: chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ ở quy mô vừa và nhỏ phù hợp.

Vốn tín dụng: tập trung vào phát triển kinh tế - xã hội ở những hoạt động mà khả năng hoàn trả cả gốc và lãi cao, trong thời gian ngắn mà Ninh Bình là chăn nuôi gia súc và làm hàng thuê ren, may xuất khẩu.

Trước mắt cần tập trung vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực sau:

- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế; xây dựng các công trình điện như nhiệt điện Ninh Bình II, hệ thống lưới điện, hệ thống xử lý nước, cấp nước; hệ thống thủy lợi, hạ tầng cơ sở nông thôn, đặc biệt là đối với các xã nghèo…

- Phát triển và mở rộng một số ngành công nghiệp chủ chốt, hình thành và tiếp tục lấp đầy các khu, cụm công nghiệp tập trung. Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị hiện đại cho các ngành sản xuất công nghiệp có sức cạnh tranh, những ngành công nghiệp tạo thêm nhiều giá trị gia tăng.

- Đối với ngành công nghiệp chế biến: ưu tiên đầu tư đồng bộ hóa thiết bị các dây chuyền hiện có nhằm khai thác hết các công suất và nâng cao hiệu quả đầu tư như các dây chuyền muối ướp, đông lạnh thuộc công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; bia hơi của công ty bia Ninh Bình sử dụng nhiên liệu địa phương, … tạo cơ chế gọi vốn đầu tư xây dựng các dây chuyền chế biến thịt gia súc, gia cầm, hoa quả, nước giải khát, chế biến

nông sản. Đối với công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, là ngành có lợi thế về nguyên liệu khoáng sản tại chỗ: khai thác tốt và nâng cao hiệu quả các nhà máy như xi măng Tam Điệp, Vinakansai, Hệ dưỡng…đá mài, đá sẻ, sét, gạch Tuynel; đầu tư và đưa vào sử dụng dự án gạch ốp lát Ceramic, … Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, lao động đặc biệt các ngành nghề truyền thống. Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, cơ khí sửa chữa máy móc phục vụ nông nghiệp.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện từng bước lấp đầy các khu cụm công nghiệp tập trung ở Gián Khẩu, Vĩnh Phúc, và các cụm công nghiệp tại các thị trấn huyện lỵ…

- Chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa: Đầu tư để chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, trước hết tập trung vào công tác nghiên cứu ứng dụng tốt hơn khoa học công nghệ vào sản xuất các cây con giống, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ nông thôn. Trên cơ sở đó phát huy thế mạnh về các vùng sinh thái như vùng rau, vùng lúa, vùng cây công nghiệp, … đẩy nhanh khả năng cạnh tranh của các sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

- Đầu tư phát triển và khai thác tốt trung tâm thương mại và du lịch tổng hợp, hiện đại hóa hệ thống bưu điện, tài chính ngân hàng

2.4. Giải pháp về thị trƣờng

Đây cũng là giải pháp quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đi đôi với việc đẩy mạnh sản xuất, cần đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng thị trường, coi trọng thị trường nông thôn trong tỉnh, mở rộng thị trường nội địa đi đôi với việc tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, coi xuất khẩu là động lực cho tăng trưởng và công nghiệp hóa.

Thị trường nội tỉnh khá rộng lớn đã được tổ chức trên mọi không gian hẹp với mật độ dân số đông, lại có hệ thống đường sá, thông tin khá phát triển so với mức trung bình của cả nước và các vùng lân cận, rất thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh khai thác. Trong thời gian tới cần coi trọng và nâng và nâng cao sức mua trong tỉnh, đặc biệt là nông thôn, khai thác trung tâm thương mại phù hợp với trình độ phát triển, đẩy mạnh hoạt động marketing, tuyên truyền khuyến khích người dân trong tỉnh tiêu dùng các mặt hàng do các doanh nghiệp trong tỉnh làm ra.

Đối với thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường vật tư nông nghiệp cần tăng cường sự quản lý của tỉnh, có thể uỷ quyền cho một số doanh nghiệp có uy tín cung cấp đầu vào cho nông dân thông qua các hợp tác xã. Hạn chế tình trạng để tư thương ép giá bày bán tràn lan các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, tăng cường quan hệ chặt chẽ giữa sử dụng và tiêu thụ, tạo ra thị trường đầu vào ổn định, có chính sách trả góp đối với các máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Đối với thị trường ngoài tỉnh:

Phải thực sự coi trọng thị trường trong nước, nhất là thị trường vùng Bắc Bộ. Đặc biệt chú ý tới thị trường Hà Nội và các thành phố lân cận nhất là về hàng hóa nông sản mà Ninh Bình có thể cung cấp được. Ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm thì việc lập các đại diện thương mại ở các thành phố lớn, lập các siêu thị hoặc ký gửi các siêu thị là rất cần thiết.

Thị trường quốc tế là thị trường quan trọng và giàu tiềm năng, các doanh nghiệp Tỉnh Ninh Bình cần phải xúc tiến tìm hiểu, khai thác thị trường này để có chỗ đứng trong tương lai gần khi mà lộ trình hội nhập của nước ta với các tổ chức quốc tế (ASEAN, APEC, ASEM, WTO, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đang tiến hành).

Xúc tiến tìm kiếm khai thác các thị trường như Nhật, Hàn Quốc, EU về thêu den, dệt may, Hồng Kông về lợn sữa, Trung Quốc về nông thủy sản, Tây Ban Nha, Lào về hàng thủ công mỹ nghệ.

Nhanh chóng hòa nhập vào thị trường mới như Mỹ, Trung Cận Đông, các nước ASEAN, Đông Âu, Mỹ La tinh. Đây là các thị trường có cầu lớn về các mặt hàng thêu thùa, hàng hóa nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ là thế mạnh của Ninh Bình.

Để tiếp cận và duy trì thị trường quốc tế này đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, hợp với văn hóa và tính cách tiêu dùng của họ. Các doanh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 123)