2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn
1.3. Phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các mục tiêu xã hội và quốc phòng an ninh, môi trường như đã được xác định thì việc lựa chọn cơ cấu kinh tế có ý nghĩa quyết định. Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng tiến bộ trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa và chú trọng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, du lịch cũng như công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm đưa Ninh Bình trở thành một tỉnh có cơ cấu thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp theo hướng tiên tiến vào năm 2020.
1.3.1. Kết hợp tối ƣu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng, lãnh thổ với cơ cấu thành phần kinh tế.
Cơ cấu ngành phải kết hợp với cơ cấu thành phần kinh tế thể hiện ở: Chiến lược và chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, trong đó nhấn mạnh vai trò kinh tế của Nhà nước. Cơ cấu ngành gắn liền với cơ cấu vùng, lãnh thổ thông qua các biện pháp:
- Xây dựng các khu công nghiệp, các cụm doanh nghiệp để tạo động lực cho phát triển kinh tế và coi đó là phương tiện để thực hiện đô thị hóa nông thôn.
- Đi đôi với việc phát triển kinh tế thành thị và công nghiệp trung ương, cần phát triển công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương, thực hiện phân công lao động tại chỗ, gắn công nghiệp với nông nghiệp.
Công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn phải nằm trong chiến lược quy hoạch phát triển chung công nghiệp của cả nước.
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hƣớng giảm mạnh tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
Phát triển công nghiệp chế biến ở tỉnh Ninh Bình trước hết chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến cần ít vốn, công nghệ không phức tạp, tạo nhiều việc làm, sau đó phát triển các ngành công nghiệp chế biến cần nhiều vốn, các ngành tổng hợp sử dụng nhiều nguyên liệu.
Phát triển các ngành công nghiệp chế biến và nguyên liệu sẵn có trong nước; trong đó ưu tiên phát triển các ngành chế biến nông, lâm, thủy sản. Bởi vì các ngành này Tỉnh Ninh Bình có sẵn tài nguyên, vốn đầu tư không cần nhiều, giải quyết nhiều việc làm, thị trường có nhu cầu lớn. Phát triển các ngành này theo chiều sâu, đi từ sơ chế đến tinh chế. Phát triển các ngành gia công xuất khẩu cho nước ngoài để giải quyết nhiều việc làm, tạo kim ngạch xuất khẩu, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu trực tiếp.
Phát triển các ngành công nghiệp chế biến tạo cơ sở và động lực phát triển các ngành khác như: xi măng, điện, cơ khí, đạm, hóa chất…
Cùng với phát triển công nghiệp, việc phát triển và nâng cao dần tỷ trọng ngành dịch vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy phát triển một nhà máy, một ngành công nghiệp…thì đòi hỏi chúng ta phải quan tâm phát triển từ 4 đến 5 ngành dịch vụ kèm theo để phục vụ việc phát triển công nghiệp. Đây là một quan điểm kinh tế hiện đại mà các nước tiên tiến đã trải qua.
1.3.3. Phát triển toàn diện đi đôi với quá trình hội nhập
Quan điểm phát triển toàn diện đòi hỏi Ninh Bình phải đánh giá đúng các tiềm năng, điều kiện nguồn lực của tỉnh để phát triển các ngành nghề nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện nguồn lực trên. Mặt khác với điều kiện môi trường như hiện nay, sự cạnh tranh đang diễn ra quyết liệt, nguồn vốn đầu tư có hạn đòi hỏi tỉnh phải phát triển theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tìm ra những ngành kinh tế mũi nhọn để đưa nền kinh tế phát triển có hiệu quả.
Phát triển toàn diện có trọng điểm đòi hỏi phải chú trọng cả các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các ngành công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.3.4. Phát huy lợi thế so sánh
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Ninh Bình xuất phát từ lợi thế so sánh của tỉnh về vị trí địa lý, tài nguyên…Bởi vì như thế mới tạo ra được sức cạnh tranh của hàng hóa trong tỉnh so với các tỉnh khác, đồng thời nó sẽ tạo nên một cơ cấu kinh tế linh hoạt mềm dẻo và thích nghi nhanh với điều kiện môi trường thay đổi, tạo điều kiện để tỉnh Ninh Bình có thể bắt nhịp nhanh với sự phát triển chung của cả nước.
1.4. Phƣơng án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến năm 2020
1.4.1. Đánh giá và lựa chọn phƣơng án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chung của tỉnh
Phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình tới năm 2020 về cơ cấu ngành kinh tế có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án sau đây:
Bảng 21: Tổng hợp ba phƣơng án chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020 (giá hiện hành 2005)
Chỉ tiêu Phƣơng án 1 Phƣơng án 2
2010 2015 2020 2010 2015 2020
Cơ cấu kinh tế %) 100 100 100 100 100 100
-Công nghiệp 45 45 43 44 43,5 43
-Nông nghiệp 18 13 11 18 12,5 10
-Thương mại 37 42 46 38 44 47
Nhu cầu vốn đầu tƣ (tỷ đ) 21.600 31.600 32.800 23.600 38.000 47.900
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Ninh Bình
Phƣơng án 1: Đáp ứng được mục tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh đề ra, cũng như các mục tiêu của kế hoạch giai đoạn 2006-2010 và 2010-2020.
Thực trạng phát triển trong giai đoạn 2001-2005 và xu thế triển vọng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó có sự hình thành và phát triển của các khu cụm công nghiệp tập trung của tỉnh cho thấy đây là phương án có tính khả thi cao.
Tiếp tục đầu tư vào công nghiệp với công nghệ cao; phát triển hài hòa các ngành dịch vụ và sản xuất nông sản hàng hóa; xây dựng kết cấu hạ tầng kết hợp trước mắt với lâu dài, tạo tiền đề cho phát triển nhanh và bền vững những giai đoạn sau. Thực hiện phương án 1, trong giai đoạn đầu đòi hỏi nhu cầu đầu tư lớn nhưng thấp hơn phương án 2, đạt xấp xỉ bằng 4.320 tỷ đồng (2006-2010)/năm và 6.440 tỷ đồng (2011-2020)/năm, nhưng sẽ tạo điều kiện để tỉnh có thể tích luỹ để phát triển trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Phƣơng án 2: là phương án chuyển đổi cơ cấu nhanh nhưng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn ngay trong giai đoạn 2006 - 2010; Các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ phát triển nóng thiếu tính bền vững, đặc biệt là nông
nghiệp chưa phát triển hài hòa. Hơn nữa rất khó có thể huy động đủ nguồn vốn đầu tư tới trên 109 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2006 - 2020 để phát triển kinh tế - xã hội.
Tóm lại, xét hai phương án trên, phương án nào cũng phải quán triệt tư tưởng xuất phát từ quan điểm xây dựng nền kinh tế tự chủ đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với khả năng nguồn lực. Như vậy, qua sự phân tích trên ta thấy, nếu lựa chọn thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo phương án 1, đến năm 2020 tỉnh Ninh Bình sẽ trở thành một tỉnh có mức tăng trưởng kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý, mức độ huy động vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội ở mức độ phù hợp với khả năng của tỉnh.
1.4.2. Phƣơng hƣớng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế
1.4.2.1. Phương hướng phát triển nông- lâm- thuỷ sản
a. Nông nghiệp
1. Quan điểm phát triển:
Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh và thị trường xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh trên cơ sở khuyến khích nông dân làm giàu thông qua việc sử dụng có hiệu quả đất đai, thu hút nhiều nguồn vốn và áp dụng mạnh các tiến bộ khoa học kĩ thuật, tiến bộ quản lý trang trại, hệ thống dịch vụ nông nghiệp.
Chuyển dịch một bước rõ rệt cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng, hướng mạnh tới xuất khẩu trên cơ sở thâm canh vùng nguyên liệu và đẩy mạnh công nghiệp chế biến. Hơn nữa cần tận dụng cơ hội Việt Nam chính thức gia nhập WTO để mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá khi tham gia thị trường thế giới.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành, lĩnh vực khác, đặc biệt giải quyết tốt vấn đề môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; Tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động và giảm thời gian nông nhàn, tăng năng suất lao động, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, cải thiện một bước rõ rệt đời sống nhân dân.
2. Mục tiêu phát triển:
+ Tốc độ tăng trưởng: phấn đất đạt tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp bao gồm cả nông, lâm nghiệp và thủy sản xấp xỉ 3% thời kỳ 2006-2010 và khoảng trên 2,8% giai đoạn 2010 -2020.
+ GDP và năng suất lao động: năm 2010 GDP nông nghiệp (giá so sánh năm 1994) đạt trên 4.610 tỷ VNĐ và đến năm 2020 đạt giá trị khoảng 10.000 tỷ VNĐ. Năng suất lao động tăng khoảng 2,5 lần vào năm 2010, đạt khoảng trên 15 triệu VNĐ và lên tới 4 lần vào năm 2020. Đóng góp của ngành sẽ giảm dần xuống bằng khoảng 20% vào năm 2010 và 15% vào năm 2020.
+ Bố trí lao động việc làm, tăng thu nhập: tới năm 2010 giảm tỉ lệ thiếu việc làm thường xuyên xuống còn 13-15% và khoảng 6-8% vào năm 2020. Tăng thu nhập cho nông dân, GDP nhân khẩu nông nghiệp đạt trên 3 triệu đồng năm 2010 và đến năm 2020 đạt khoảng 6 triệu đồng (giá so sánh năm 1994) bằng những biện pháp như tăng năng xuất, giảm chí phí sản xuất.
3. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng:
3.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng mạnh chăn nuôi, dịch vụ đồng thời duy trì tăng trưởng trồng trọt ở mức độ hợp lý. Dưới đây là Bảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới.
Bảng 22: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
TT Cơ cấu kinh tế 2005 Thời gian 2010 2020
Tổng 100 100 100
1 Trồng trọt (%) 64,11 59 48
2 Chăn nuôi (%) 34,39 38 47
3 Dịch vụ (%) 1,5 3 5
Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình
Muốn chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cần tiến hành 3 nội dung chủ yếu như sau:
- Tập trung phát triển chăn nuôi trong đó chú trọng một số loại như bò, lợn, dê, hươu và gia cầm như gà, ngan, vịt gắn với nhu cầu thị trường và phát triển hàng hoá có thương hiệu.
- Tập trung phát triển hàng hoá như gạo, ngô, dứa các loại, đỗ, rau sạch v.v trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu thâm canh và công nghệ chế biến tiên tiến.
- Phát triển mạnh các dịch vụ như giống, thú ý, bảo vệ thực vật, tài chính, cung cấp điện, thuỷ lợi và dịch vụ khác có liên quan nhằm tạo ra đột phá trong sản xuất nông nghiệp.
* Đối với từng ngành
- Trồng trọt: Đẩy mạnh phát triển sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp theo hướng thâm canh và tăng mạnh vụ đông xuân, đẩy mạnh phát triển cánh đồng 50 triệu đồng /ha/năm, tạo ra giá trị cao nhất /đơn vị diện tích.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, đồng thời cải thiện chất lượng giống, đưa các giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của từng nơi, đáp ứng yêu cầu của thị trường về phẩm chất để đạt giá trị kinh tế cao nhất, giảm giá thành sản phẩm.
+ Đối với cây lương thực: thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây lương thực nhằm bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu trên cơ sở từng bước đẩy mạnh xây dựng vùng lúa đặc sản (trên chục nghìn ha) tại các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô và phát triển cây lượng thực tại các huyện khác trong tỉnh.
+ Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả: phát triển sản xuất hàng hoá nông sản chất lượng cao (chú trọng sản phẩm dứa, dưa - 5 nghìn ha và cói các loại khoảng 2 nghìn ha) đáp ứng thị trường, ưu tiên xuất khẩu trên cơ sở xây dựng vùng nguyên liệu thâm canh gắn chặt với nhà máy chế biến tại thị xã Tam Điệp và cụm công nghiệp, làng nghề ở Nho Quan và Kim Sơn.
+ Đối với cây rau màu: phát triển diện tích rau màu bằng cách tăng diện tích vụ đông xuân (mở rông vài nghìn ha trồng khoai tây, ớt, khoai lang v.v chuyên canh) tại huyện Kim Sơn, Yên Mô và Yên Khánh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nhằm sản xuất ra rau, màu đạt tiêu chuẩn sản phẩm quốc gia, quốc tế để tiêu dùng và một phần xuất khẩu.
+ Đối với cây cảnh: trồng cây cảnh xuất khẩu ra thị trường cũng là một hướng đi để nâng cao giá trị kinh tế cho các hoạt động trồng trọt vì Ninh Bình có nhiều nghệ nhân truyền thống, có nguồn đá tự nhiên tạo cảnh quan, có rừng tự nhiên cung cấp cây và gần thị trường tiêu thụ.
Bảng 23: Cơ cấu gia tăng giá trị của ngành trồng trọt
Loại cây trồng Cơ cấu (%)
2005 2010 2015 2020
Toàn ngành 100 100 100 100
Cây lương thực 69,7 69,7 67 65
Cây thực phẩm 6,0 8,1 8,3 8.5
Cây ăn quả, công nghiệp 18,0 16,0 20,0 22,0
Cây cảnh 1,7 2,6 4,5 5,5
Theo tính toán vào năm 2010 lương thực quy thóc đạt khoảng 500 ngàn tấn, sau khi đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ là 250-260 ngàn tấn, tỉnh có 200-230 ngàn tấn luá hàng hóa. Như vậy dự án phát triển vùng lúa đặc sản có cơ cơ sở khoa học và thực tế, cần ưu tiên phát triển.
- Chăn nuôi: Tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp trên cơ sở chuyển đổi mô hình từ chăn nuôi hộ gia đình là chính sang chăn nuôi công nghiệp theo quy mô vừa, quy mô lớn với thực hiện cải tạo toàn diện nguồn giống, đẩy mạnh công tác thú ý và chăn nuôi hướng mạnh tới xuất khẩu.
Dự kiến thịt tiêu dùng vào năm 2020 của tỉnh sẽ gần 20 ngàn tấn các loại. Đến năm 2010 thị trường tiêu thụ thịt tại chỗ sẽ tăng lên trên 13 ngàn tấn. Nếu tỉnh chiếm được từ 5 đến 10% thị phần loại này của đô thị bắc Bộ cũng có thể tiêu thụ được 7- 8 ngàn tấn thịt nạc. Bên cạnh đó khi đã có tiền đề xuất khẩu thịt lợn các loại thì cần đẩy mạnh phát triển sản xuất hơn nữa đồng thời giữ vững thị trường.
Duy trì phát triển đàn trâu bò lấy thịt, sữa là chính, dự báo đến năm 2010 đàn trâu là 20.000 con và đến năm 2020 đàn trâu của tỉnh là 25.000 con. Đàn bò của tỉnh năm 2010 vào khoảng 60.000 con và vào năm 2020 tăng lên khoảng 70.000 con. Tuy nhiên cần coi trong hiệu quả dự án và tính bền vững khi phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Do chất lượng thịt, do kinh nghiệm của nhân dân và điều kiện tự nhiên phù hợp, dự báo đến 2010 toàn tỉnh cần phát triển đàn dê lên khoảng 50.000 con và tới năm 2020 đàn dê của tỉnh đạt tới gần 100.000 con. Phát triển chăn nuôi dê hàng hóa (lấy thịt, da, sữa) coi đây là biện pháp phát triển hàng hoá có thương hiệu Ninh Bình và tăng thu nhập cho nhân dân.
Đàn gia cầm năm 2006 có 2.952.300 con, đến năm 2010 cần phát triển đàn gia cầm lên khoảng 3.050.000 con và khoảng 3.080.000 con gia cầm vào
năm 2020. Phát triển mạnh chăn gia cầm trên cơ sở sử dụng tối đa thức ăn tại chỗ, phát triển tốt chế biến thành sản phẩm có chất lượng, chê biến thức ăn