Phát triển không gian cụ thể từng ngành

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 119)

2. Các giải pháp chủ yếu thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.1.2. Phát triển không gian cụ thể từng ngành

a. Đối với ngành nông nghiệp

* Phát triển nông nghiệp theo không gian

1. Rà soát quy hoạch, xây dựng vùng thâm canh lúa, trồng cói và phát triển vụ đông để trồng ớt, khoai tây, cà chua, rau các loại có chất lượng cao để xuất khẩu và tiêu dùng trong vùng đồng bằng ven biển.

2. Rà soát quy hoạch, xây dựng vùng canh tác lúa, màu gắn với chế biến nhằm cung cấp cho thị trường trong đó có cả Hà Nội, Trung Quốc v.v tại vùng bằng trũng để phát triển kinh tế -xã hội bền vững.

3. Rà soát quy hoạch, xây dựng khu nguyên liệu gắn liền với nhà máy chế biến sản phẩm hoa quả xuất khẩu (theo tiêu chuẩn ISO) như dứa, dưa, ngô v.v ở phía đông nam vùng núi phía tây.

* Phát triển thuỷ sản theo không gian

Quy hoạch, xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản, tập trung vào con tôm, cua, cá v.v ở vùng ven biển. Mạnh dạn phát triển đánh cá xa bờ đối với ngư dân trên cơ sở xây dựng đội tàu mạnh về chất lượng.

Quy hoạch, xây dựng và phát triển mạnh hơn nuôi cá tại các hồ và đồng chiêm trũng ở vùng đồng bằng trung tâm. Bên cạnh đó tỉnh phát triển mạnh hơn nuôi cá bè trên sông.

Chú ý công tác chế biến thuỷ sản và khuyến cáo các doanh nghiệp, ngư dân trang bị phương tiện và thiết bị bảo đảm an toàn cho người lao động cũng như bảo đảm được chất lượng sản phẩm.

* Phát triển lâm nghiệp theo không gian

+ Rà soát quy hoạch lâm nghiệp, xây dựng và thực hiện các dự án lâm nghiệp ở vùng đồng bằng ven biển, chú trọng rừng ngập mặn với việc phát triển các mô hình canh tác thuỷ sản - lâm nghiệp bền vững. Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống rừng phòng hộ chạy dọc bờ biển.

+ Rà soát quy hoạch, xây dựng và thực hiện các dự án lâm nghiệp vùng miền núi phía tây, chú trọng vườn quốc gia Cúc Phương và khu đất ướt Vân Long, phát triển rừng sản xuất gắn với các sản phẩm cụ thể và rừng phòng hộ trên các công trình thuỷ lợi trọng điểm.

+ Quy hoạch, xây dựng và hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến lâm sản nhằm sản xuất ra đồ gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ tiêu dùng và xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp và nhân dân xây dựng rừng phòng hộ môi trường, rừng phong cảnh nhằm phát triển KT -XH và đặc biệt là du lịch bền vững.

b. Đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

* Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo không gian lãnh thổ

+ Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng trũng trung tâm:

- Các khu công nghiệp: khu công nghiệp Ninh Phúc, chú trọng nhà máy phân đạm và xây dựng, mở rộng nhà máy điện Ninh Bình (công suất 300 MW). Phát triển khu công nghiệp Tam Điệp, nâng cấp nhà máy thép cao cấp Pomihoa và kêu gọi đầu tư để mở mang sản xuất. Xây dựng nhà máy xi măng Hệ Dưỡng, Vinakansai v.v (đặc biệt chú trọng công nghệ khô, sạch và đảm bảo tốt tiêu chuẩn môi trường).

- Cụm công nghiệp: đẩy mạnh xây dựng cụm công nghiệp Gián Khẩu, Mai Sơn trên cơ sở phát triển mạnh các ngành nghề đã được xác định tuy nhiên cần đến ngành may, tấm lợp, xi măng, viễn thông, sửa chữa tàu thuyền v.v và chế biến nông lâm sản xuất khẩu để giải quyết việc làm và nâng cao giá trị xuất khẩu.

- Các làng nghề: chú trọng phát triển các làng nghề như tạc đá (mở rộng loại hình và cả sản phẩm cỡ nhỏ), nghề thêu ren, chế tác đồ gỗ và cùng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác nhằm tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong đó có phục vụ trực tiếp hoạt động du lịch, tạo giá trị xuất khẩu tại chỗ cao trên cơ sở phát triển kết cấu hạ tầng.

+ Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng ven biển:

- Tiểu vùng I: thị trấn Yên Khánh làm trung tâm sẽ phát triển tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm sản sản phẩm như thuê ren, gia súc, gia cầm và đồ mộc gia dụng v.v tại làng nghề;

- Tiểu vùng II : thị xã Phát Diệm tương lai với cụm công nghiệp ven thị xã để đóng, sửa chữa tàu thuyền; Chế biến hải sản, nông sản quanh Kim Sơn cũng như thuê ren, cói tại làng nghề;

- Tiểu vùng III: thị trấn Yên Mô làm trung tâm phát triển trên cơ sở nâng cấp làng nghề nhằm sản xuất ra sản phẩm nông sản như gạo, thịt gia súc v.v và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác.

+ Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vùng đồi núi phía tây:

- Tiểu vùng Nho Quan: xây dựng thị xã Nho Quan và cụm công nghiệp ven thị xã làm trung tâm phát triển của vùng, chú ý phát triển xi măng Phú Sơn, nước khoáng Cúc Phương, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề để sản xuất chế biến hàng hoá.

- Tiểu vùng thị xã Tam Điệp: phát triển vùng Tam Điệp trở thành thị xã công nghiệp (khu CN Tam Điệp), trong đó có công nghiệp xi măng, thép chất lượng cao và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, đặc biệt là đồ hộp xuất khẩu tại khu vực nông trường Đồng Giao.

- Tiểu vùng Gia Viễn: phát triển các làng nghề truyền thống để sản xuất ra hàng hoá nông lâm sản như gạo, cá, đồ gỗ gồm cả đồ gỗ xuất khẩu và sản phẩm mỹ nghề đồ đá, đồ gỗ, thuê ren, dệt may đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh.

c. Đối với ngành dịch vụ

* Phát triển theo không gian lãnh thổ

+ Vùng đồng bằng ven biển:

- Việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống các cơ sở thương mại, dịch vụ, chú ý phục vụ hoạt động du lịch và các điểm vui chơi giải trí, trước hết là khu vực Phát Diệm.

- Song song với việc xây dựng khu dịch vụ Phát Diệm thì cần phát triển các khu dịch vụ tại thị trấn Yên Thành, thị trấn Yên Mô và chú ý phát triển tới tận xã, thôn.

+ Vùng đồng bằng trũng trung tâm:

- Phát triển hoạt động dịch vụ thông qua quy hoạch và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thành phố Ninh Bình và các khu thương mại và thể thao trọng điểm đồng bộ.

- Quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng du lịch trên các công trình trọng điểm như cố đô Hoa Lư, Tràng An, Tam Cốc -Bích Động v.v, tạo đột phá trong phát triển dịch vụ nói riêng và kinh tế -xã hội nói chung.

+ Vùng miền núi phía Tây:

- Quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng dịch vụ, phát triển thị xã Tam Điệp, thị xã Nho Quan trong đó chú trọng trung tâm thương mại giới thiệu sản phẩm của vùng.

- Phát triển mạnh mẽ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng trong vùng trên cơ sở gắn kết với các tua và sản phẩm du lịch khác của tỉnh cũng như của Hà Nội hay của cả nước và quốc tế.

Nhu vậy phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tổ chức không gian lãnh thổ là nguyên tắc nhưng tính liên vùng, liên ngành là nội dung không thể xem nhẹ khi thực thi quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH đến 2020.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)