Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 84)

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn

2.3.Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001-

2001-2005 của tỉnh Ninh Bình

2.4.1. Kết quả đạt đƣợc

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra đúng hướng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên qua các năm, trong khi đó tỷ trọng của nông nghiệp có xu hướng giảm dần, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh.

Trong từng ngành cũng có sự chuyển dịch tích cực. Trong cơ cấu công nghiệp, công nghiệp chế biến có tỷ trọng tăng lên. Trong nông nghiệp cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng thay đổi theo hướng chuyển sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao thay cho cây lương thực; chăn nuôi

tập trung vào những vật nuôi như bò, lợn, dê, gia cầm phát triển theo hướng nâng cao chất lượng thịt để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngành dịch vụ cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là ngành thương mại giá trị xuất khẩu tăng qua các năm, ngành du lịch đã được đầu tư nâng cấp.

Kết quả đó đã tác động trở lại làm cho tăng trưởng kinh tế cao hơn (năm sau cao hơn năm trước). Nền kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc, quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Tiềm năng về đất đai, các điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên, lao động được sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của tỉnh được sử dụng hiệu quả hơn. Các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế của tỉnh được quan tâm sắp xếp, khai thác một cách hợp lý, khoa học. Do đó, thu ngân sách nhà nước trong GDP ngày một chiếm tỷ trọng lớn. Đến lượt nó sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế lại tác động tới quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh. Khi nền kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì lại có điều kiện tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2005 còn phải nói tới sự tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và phân công lao động vào các ngành kinh tế. Đó là, lao động đã chuyển đáng kể từ lao động trong nông nghiệp, nông thôn là chủ yếu sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, sang thành thị. Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp ra đời đã thu hút hàng nghìn lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhiều ngành nghề truyền thống trong nông thôn được khôi phục, nhiều ngành nghề mới được đưa vào khu vực nông thôn. Diện mạo một nông thôn mới ra đời. Đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 còn tạo ra cho tỉnh một tư duy kinh tế mới - đó là kinh tế hàng hóa với chất lượng ngày

càng cao, sức cạnh tranh trên thị trường tăng dần; tạo ra cho người lao động một phong cách làm việc mới; tạo ra cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở năng động hơn, đáp ứng được yêu cầu của quản lý nền kinh tế hàng hóa, theo định hướng XHCN, có sự điều hành quản lý của nhà nước.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 là kết quả của quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua;

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra còn chậm, cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ năm 2001 là 44,75% - 22,77% - 32,48 năm 2005 là 30,65% - 35,17% - 34,18% (cơ cấu ngành kinh tế chung cả nước năm 2005 là 20,5% - 41,0% - 38,5%) Nếu so sánh cơ cấu ngành kinh tế chung của tỉnh Ninh Bình với cơ cấu ngành kinh tế chung của cả nước cho thấy tỷ trọng công nghiệp trong GDP của Ninh Bình chuyển động tích cực hơn; tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn cao hơn của toàn quốc; tỷ trọng ngành dịch vụ lại thấp hơn so với cả nước. Nguyên nhân là do vốn đầu tư cho phát triển còn thiếu, tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ, khó tạo bước đột phá tăng nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vẫn chưa khai thác được hết những tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản do đó mà chưa phát huy được lợi thế so sánh. Mặt khác, Ninh Bình là một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, đội ngũ cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý và phát triển nền kinh tế thị trường vốn vừa khó lại vừa mới. Đội ngũ lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo, thiếu tay nghề kỹ thuật…

Trong một số ngành cơ cấu còn chưa hợp lý, chưa tận dụng được triệt để yếu tố nguồn lực vì vậy dẫn đến tình trạng gây lãng phí.

Nông nghiệp phát triển ổn định nhưng cơ cấu chuyển đổi chậm, ngành nghề, dịch vụ trong nông thôn kém phát triển; một số tiến bộ kỹ thuật áp dụng ra diện rộng còn hạn chế, sản phẩm qua chế biến thấp, tiêu thụ khó khăn.

Sản xuất công nghiệp chưa ổn định, công nghiệp địa phương nhỏ bé về quy mô, trình độ công nghiệp lạc hậu, sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao, một số sản phẩm khó tiêu thụ, sức cạnh tranh của một số sản phẩm trên thị trường yếu…

Dịch vụ kém phát triển, nhiều ngành dịch vụ mới chưa ra đời, thiếu kiến thức quản lý một nền kinh tế dịch vụ đa dạng gắn bó với sản xuất và tiêu dùng.

Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thiếu chặt chẽ, chậm đổi mới, trình độ đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu năng động, hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại kém hiệu quả.

Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, Ninh Bình có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi. Mặt khác xu thế hội nhập ngày một phát triển. Tất cả điều đó đòi hỏi Tỉnh Ninh Bình phải nhanh chóng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vì vậy việc xác định phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới thực sự cần thiết và là yêu cầu bức xúc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA

TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI

1. PHƢƠNG HƢỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 84)