Giải pháp khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 137)

2. Các giải pháp chủ yếu thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.7.Giải pháp khoa học công nghệ

a. Ứng dụng khoa học công nghệ

Ứng dụng công nghệ tiến tiến vào phát triển sản xuất công nghiệp - xây dựng, nông lâm nghiệp và dịch vụ, cụ thể:

1, Đối với công nghiệp, đặc biệt là sản xuất vật liệu xây dựng: sản xuất theo công nghệ tiến tiến đạt tiêu chuẩn châu Âu; riêng xi măng cần theo dây chuyền công nghệ khô và giảm tối đa tiếng ồn; quản lý theo tiêu chuẩn ISO và khu nguyên liệu cần khai thác đúng theo quy hoạch, đảm bảo tiết kiệm tài nguyên cũng như bảo vệ cảnh quan môi trường. Trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến như vậy sẽ nâng cao được năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.

2, Đối với dịch vụ, cụ thể là du lịch: hoạt động đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chuẩn của Việt Nam và đặc biệt tại các khu vực trọng điểm. Nâng cao trình độ nghiệp vụ về quản lý, bán hàng, phục vụ nhà hàng dần tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực. Xây dựng tiêu chí khai thác, quản lý du lịch theo tiêu chuẩn châu Âu, chú ý ứng dụng công nghệ tin học, phát triển Internet v.v và dịch vụ tài chính, ngân hàng tiên tiến.

3, Đối với sản xuất nông- lâm- thuỷ sản: áp dụng công nghệ sinh học để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trên một đơn vị gieo trồng. Trên các khu vực sản xuất trọng điểm cần xây dựng khu nguyên liệu thâm canh (lúa đặc sản, dứa, cá v.v). Sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn cụ thể của nơi tiêu thụ, nước nhập khẩu sản phẩm.

b. Xây dựng quy trình sản xuất và sản phẩm thương hiệu

Tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất hàng hóa chủ lực và xây dựng tiêu chuẩn hàng hóa chủ lực để sản xuất ra các mặt hàng này đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế ISO, có uy tín và canh tranh tốt trên thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài, cụ thể:

Đối với sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trước hết xây dựng quy trình sạch sản phẩm xi măng, clanke v.v và thép chất lượng cao. Bên cạnh đó cải tiến quy trình sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm thiểu thủ công nghiệp hay công nghiệp mang lại hiệu quả cao (may). Đây là những sản phẩm quyết định sự đột phá phát triển kinh tế - xã hội ngay trong giai đoạn đầu quy hoạch của tỉnh.

Đối với sản phẩm thương mại, du lịch, cải cách hệ thống phân phối lưu thông nhằm tạo ra bước tiến cơ bản trong hoạt động thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu. Xây dựng quy trình để tạo ra sản phẩm du lịch mang thương hiệu Ninh Bình như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá lịch sử v.v. Đây là bảo đảm chắc chắn để thu hút khách du lịch trong đó có du khách nước ngoài.

Đối với sản phẩm nông lâm thuỷ sản, xây dựng quy trình sản xuất để tạo dung thương hiệu hàng hoá nông lâm thuỷ sản Ninh Bình. Trước hết là gạo cao cấp, nước dứa, dứa lát hộp, rau, thịt lợn sữa, tôm, cá và đồ gỗ gia dụng v.v. Quy trình sản xuất cần bao quát tổng thể từ khâu tạo ra nguyên liệu, khai thác chế biến, vận chuyển tới nơi tiêu thu và kênh tiêu thụ ở trong tỉnh cũng như ở ngoài tỉnh gồm cả ở nước ngoài.

Đẩy mạnh công tác xây dựng chính quyền điện tử trong quản lý nhà nước và quản lý hoạt động doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 137)