Củng cố quốc phòng, an ninh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 140)

2. Các giải pháp chủ yếu thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.9. Củng cố quốc phòng, an ninh

Củng cố quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm chủ quyền quốc gia, ổn định chính trị để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện trên cơ sở củng cố và xây dựng các công trình quốc phòng quốc gia, công trình quốc phòng của vùng đồng bằng sông Hồng.

Tiếp tục xây dựng tuyến phòng thủ quốc phòng, an ninh của tỉnh trên cơ sở thực hiện phối hợp với việc củng cố tuyến phòng thủ vùng đồng bằng sông Hồng và tuyến phòng thủ quốc gia.

Thường xuyên tổ chức huấn luyện chiến đấu, thực hiện diễn tập và chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng, chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ vững chắc lãnh thổ, vùng trời và vùng biển của tổ quốc.

Phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng, an ninh và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội cũng như gìn giữ sự đoàn kết gắn bó giữa mọi tầng lớp nhân dân, giữa các tôn giáo.

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Với tỉnh Ninh Bình cũng như vậy, là một tỉnh mới được tách lập nền kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, công nghiệp địa phương còn nhỏ bé, lạc hậu. Nếu Ninh Bình muốn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì không còn con đường nào khác là phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để đưa công nghiệp và dịch vụ trở thành ngành mũi nhọn đầu tàu có chức năng lôi kéo kinh tế của tỉnh.

Trong thời gian qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Ninh Bình tuy diễn ra chậm nhưng cũng đã thu được những kết quả nhất định và cơ bản là đã đi đúng hướng. Tuy nhiên những kết quả đó chỉ là bước đầu, trong tương lai Ninh Bình còn phải đương đầu với nhiều thách thức lớn bởi vì nông nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh.

Hơn bao giờ hết, lựa chọn được một cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa quan trọn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đó cũng chính là mục đích đề tài muốn đạt tới. Quá trình nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho tỉnh Ninh Bình, tiến tới xây dựng một cơ cấu kinh tế linh hoạt mềm dẻo phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh.

Với một độ dài hợp lý, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng không chỉ đối với một luận văn khoa học, mà nó còn đưa ra những cơ sở lý luận, khái niệm về cơ cấu kinh tế, các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế; phân loại cơ cấu kinh tế; đi sâu vào khái niệm cơ cấu kinh tế ngành; các dạng cơ cấu kinh tế ngành; các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế; khái niệm về chuyển dịch cơ

cấu ngành; đặc điểm của quá trình chuyển dịch, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, … với cơ sở lý luận được nêu trong luận văn đã phân biệt cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, sự chuyển dịch, xu hướng vận động của cơ cấu ngành kinh tế, …Cùng với cơ sở lý luận, trong luận văn cũng đã khái quát quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam qua các kỳ Đại hội.

Luận văn đã phân tích, đánh giá, qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001 - 2005. Trong Chương II, Luận văn đã chỉ ra được quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình, những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém cần phải có mục tiêu, giải pháp, biện pháp tiếp tục chuyển dịch trong thời gian tới.

Sau khi đã phân tích đầy đủ thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh, luận văn đã đưa ra được căn cứ khoa học, phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các phương án để lựa chọn việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình cùng các giải pháp và biện pháp cụ thể.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)