Quy hoạch phát triển KT XH theo 3 vùng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 118)

2. Các giải pháp chủ yếu thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.1.1 Quy hoạch phát triển KT XH theo 3 vùng

- Vùng đồng bằng ven biển: xây dựng thị xã Phát Diệm là trung tâm vùng, đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch (khu Kim Sơn, Phát Diệm), phát triển cụm công nghiệp ven thị xã và mở mang các thị trấn Bình Minh v.v cùng với cụm dân cư trong đó có cụm ven biển. Bên cạnh đó phát triển tiểu vùng thâm canh lúa, tiểu vùng phát triển sản xuất rau màu chất

lượng cao, tiểu vùng thâm canh sản xuất cói và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm cùng nuôi trồng thuỷ sản.

- Vùng đồng bằng trũng trung tâm xen kẽ núi đá: đẩy mạnh xây dựng thành phố Ninh Bình - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và đây là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Ninh Bình. Vùng này cũng mở mang thị trấn Yên Mô, thị trấn Hoa Lư. Phát triển khu CN Ninh Phúc, Tam Điệp, cụm CN Gián Khẩu, Mai Sơn và khu du lịch Tam Cốc -Bích Động, khu Tràng An, khu cố đô Hoa Lưa v.v và phát triển tiểu vùng nông lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Vùng miền núi phía tây: xây dựng thị xã Nho Quan, thị xã Tam Điệp và xây dựng thị trấn Me v.v cùng hạ tầng của các cụm dân cư miền núi. Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại thị xã Tam Điệp và nhà máy xi măng tại Nho Quan, xây dựng khu du lịch sinh thái Cúc Phương, du lịch nghỉ dưỡng Kênh Gà. Phát triển tiểu vùng sinh thái rừng nhiệt đới gắn với du lịch sinh thái Cúc Phương và tiểu vùng sinh thái bán sơn địa gắn với các sản phẩm như dứa các loại, mía, ngô và gỗ v.v.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình (Trang 118)