Phân tích bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (Trang 26)

Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn hiện có của đơn vị tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên bảng cân đối kế toán phản ánh khái quát tình hình tài chính, quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn, mức độ an toàn vốn... của đơn vị. Thông qua các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán có thể đánh giá tình hình an toàn vốn, chất lượng tài sản, cơ cấu tài sản, nguồn vốn, hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn của đơn vị, khả năng thanh khoản..., cụ thể như sau:

 Phân tích mức độ an toàn vốn

Chỉ tiêu 1: Hệ số an toàn vốn (CAR - Capital Adequacy Ratio)

Bảo đảm an toàn và phát triển vốn là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của TCTD. Để đảm bảo an toàn cho phần tài sản có chứa đựng rủi ro, Ngân hàng cần duy trì một mức vốn tự có cần thiết tương ứng. Vốn tự có có chức năng bù đắp thua lỗ, tạo lập niềm tin đối với khách hàng. Mức độ an toàn vốn được đánh giá thông qua hệ số an toàn vốn.

Ý nghĩa:

Đo lường mức độ đảm bảo an toàn tài sản của NH, cung cấp thông tin để xác định khả năng tăng trưởng và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của NH.

Công thức:

Vốn tự có

CAR (%) = x 100

17

Yêu cầu: TCTD phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có

rủi ro. Việc tính toán các chỉ tiêu này đảm bảo tuân thủ Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và các văn bản hướng dẫn [2,3]

 Đánh giá quy mô, cơ cấu - chất lượng tài sản, nguồn vốn [6, tr.308-320]

Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu tài sản - nguồn vốn

Ý nghĩa:

Cho thấy quy mô, cấu phần của từng danh mục tài sản, nguồn vốn trong tổng tài sản, tỷ lệ tập trung của Ngân hàng đối với từng loại tài sản, nguồn vốn hoặc đối tượng khách hàng, kỳ hạn hay thời gian, hình thức nhất định. Là cơ sở để xác định ảnh hưởng của tài sản đầu tư, nguồn tài trợ và xem xét quyết định chiến lược, chính sách, đầu tư, huy động vốn có hiệu quả.

Cho thấy những biến động trong tài sản - nguồn vốn (so với kỳ trước, so với kế hoạch, so với các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn, so với xu hướng chung…), tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi đó, tác động của những thay đổi này tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó xác định cơ cấu hợp lý, tìm ra những giải pháp điều chỉnh (phát huy nếu ảnh hưởng tích cực, giảm thiểu hoặc loại trừ nếu ảnh hưởng tiêu cực).

Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu nguồn vốn

Bao gồm các chỉ tiêu:

- Phản ánh quy mô nguồn vốn: tập trung vào các khoản mục lớn như: tổng nguồn vốn, nợ phải trả (tiền gửi của khách hàng, tiền vay…), nguồn vốn chủ sở hữu. - Phản ánh kết cấu nguồn vốn (tỷ trọng của nợ phải trả, vốn chủ sở hữu…trong tổng nguồn vốn)

- Phản ánh sự tăng trưởng của nguồn vốn (tốc độ tăng, giảm của các khoản mục so với kỳ trước, so với kế hoạch,…)

Quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động

Bao gồm các chỉ tiêu:

18

+ Theo kỳ hạn: không kỳ hạn, có kỳ hạn (ngắn, trung, dài hạn) + Theo đối tượng huy động: tổ chức kinh tế, cá nhân

+ Theo hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành chứng từ có giá (trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi...)

+ Theo loại tiền (VND và ngoại tệ)

- Về khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế qua tỷ trọng nguồn vốn huy động so với vốn tự có.

Yêu cầu:

Đảm bảo đạt yêu cầu so với kế hoạch về chỉ tiêu quy mô và cơ cấu tài sản - nguồn vốn.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu tài sản

Bao gồm các chỉ tiêu:

- Phản ánh quy mô tài sản: tập trung vào các khoản mục lớn như: tổng tài sản, tổng dư nợ, đầu tư góp vốn liên doanh, tài sản cố định,…

- Phản ánh kết cấu tài sản (tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng tài sản)

- Phản ánh sự tăng trưởng của tài sản (tốc độ tăng, giảm của các khoản mục so với kỳ trước, so với kế hoạch,…)

Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu tín dụng

Bao gồm các chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu tín dụng phân theo các tiêu chí: - Theo thời gian: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

- Theo ngành nghề: công nghiệp, xây dựng và giao thông, nông lâm nghiệp và thuỷ sản, thương mại và dịch vụ, ngành khác,…

- Theo loại hình cho vay: cho vay thương mại, cho vay từ vốn UTĐT, cho vay theo kế hoạch và chỉ định của Nhà nước, cho thuê tài chính,...

- Theo loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngoài,…

- Theo loại tiền (VND và ngoại tệ)

19

Phân tích mối tương quan giữa tài sản và nguồn vốn để thấy sự phù hợp, hiệu quả của việc sử dụng vốn, trên cơ sở đó cơ cấu, xây dựng danh mục tài sản vừa cho hiệu quả cao, đảm bảo khả năng thanh khoản, hạn chế rủi ro…

Tỷ lệ tài sản có sinh lời so với nguồn vốn phải trả lãi

Ý nghĩa: Cho biết khả năng sử dụng nguồn vốn để đầu tư sinh lời Công thức

Tỷ lệ tài sản có sinh lời

= Tài sản có sinh lời x 100

So với nguồn vốn phải trả lãi Nguồn vốn phải trả lãi

Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động

Ý nghĩa: Phản ánh tương quan giữa dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động, cho biết

mức độ sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay cũng như khả năng cân đối nguồn vốn huy động tại chỗ cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Công thức:

Tỷ lệ dư nợ tín dụng

= Dư nợ tín dụng x 100

so với nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động

Ghi chú:

- Trường hợp tỷ lệ này > 1, cho biết nguồn vốn huy động tại địa bàn không đủ cân đối dư nợ phát sinh tại chi nhánh hay nói cách khác phải sử dụng vốn của hệ thống. - Trường hợp tỷ lệ này ≤ 1, cho biết nguồn vốn huy động trên địa bàn không những cân đối đủ mà còn hỗ trợ nguồn vốn cho toàn hệ thống.

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn

Ý nghĩa: Cho biết đơn vị đã sử dụng bao nhiêu nguồn vốn ngắn hạn để cho vay

trung dài hạn.

Công thức:

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng

=

Dư nợ trung dài hạn – (Nguồn vốn trung dài hạn- Dữ trữ bắt buộc nguồn trung dài hạn)

để cho vay trung dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn

Yêu cầu: Theo quy định tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN quy định về các tỷ

20

*Ghi chú: Ngoài việc phân tích qui mô cơ cấu từng khoản mục trong tổng tài sản,

nguồn vốn và mối tương quan giữa tài sản và nguồn vốn như trên, cần kết hợp phân tích mối tương quan giữa tài sản và nguồn vốn theo thời gian đáo hạn thực tế, để có

được những giải pháp cân đối nguồn vốn – tài sản kịp thời,…

Chất lượng tín dụng: đánh giá thông qua các tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu so với tổng

dư nợ cho vay, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của

Ngân hàng, nhằm phản ánh mức độ cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng có khả năng hoàn trả thấp. Công thức: Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = x 100 Tổng dư nợ Yêu cầu:

- Theo quy định tại Thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 3/6/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các TCTD Nhà nước, tỷ lệ này nên ở mức ≤ 5%.

- Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ tham khảo là ≤ 5%.

Tỷ lệ nợ xấu

Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay của Ngân hàng được đánh giá

là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi.

Công thức Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) = x 100 Tổng dư nợ Yêu cầu: - Tỷ lệ này ở mức càng nhỏ càng tốt.

21

- Để có thể đánh giá chính xác hơn cần tính tỷ lệ của từng loại nợ xấu so với tổng dư nợ (phân tích các tỷ lệ chi tiết cho từng nhóm nợ - từ nhóm 3 đến nhóm 5).

Tỷ lệ nợ quá hạn ròng

Ý nghĩa: Tỷ lệ này đánh giá chất lượng tín dụng sau khi đã sử dụng quỹ DPRR tín

dụng để bù đắp cho nợ quá hạn của Ngân hàng.

Công thức:

Nợ quá hạn - DPRR tín dụng

Tỷ lệ nợ quá hạn ròng (%) =

Tổng dư nợ - DPRR tín dụng

x 100

Yêu cầu: Về nguyên tắc, tỷ lệ này luôn nhỏ hơn tỷ lệ nợ quá hạn (chỉ tiêu 9). Mặt

khác tỷ lệ này càng thấp thì khả năng bù đắp tổn thất càng cao, do đó tỷ lệ này ở mức càng nhỏ càng tốt.

Tỷ lệ nợ xấu ròng

Ý nghĩa: Tỷ lệ này đánh giá chất lượng tín dụng sau khi đã sử dụng Quỹ DPRR tín

dụng để bù đắp cho nợ xấu của Ngân hàng.

Công thức:

Nợ xấu - DPRR tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu ròng (%) = x 100

Tổng dư nợ - DPRR tín dụng

Yêu cầu: Về nguyên tắc, tỷ lệ này luôn nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu (chỉ tiêu 10). Mặt khác

tỷ lệ này càng thấp thì khả năng bù đắp tổn thất càng cao, do đó tỷ lệ này ở mức càng nhỏ càng tốt.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Ý nghĩa: Tỷ lệ này nhằm phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng.

22

Dự phòng rủi ro TD

Tỷ lệ dự phòng rủi ro (%) = x 100

Tổng dư nợ /Tổng dư nợ trích dự phòng/Nợ xấu

Ghi chú: Ngoài việc xác định tỷ lệ chung trên, cần xác định chỉ tiêu tỷ lệ DPRR của

các hoạt động cho vay thương mại, cho vay theo KHNN,… tương ứng với DPRR đã được trích lập để đánh giá được khả năng bù đắp nợ xấu bằng quỹ DPRR đối với từng loại.

Chất lượng các khoản đầu tư [6,tr.308-320]

Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư vào GTCG: bao gồm tín phiếu, trái phiếu, công trái, GTCG khác Ý nghĩa: Tỷ lệ này đánh giá hiệu quả các khoản đầu tư vào GTCG, khả năng đa

dạng hóa hoạt động kinh doanh đồng thời đánh giá mức độ tham gia trên thị trường tiền tệ nhằm tăng khả năng thanh khoản của Ngân hàng.

Công thức

Lợi tức từ đầu tư vào GTCG

Tỷ suất đầu tư = x 100

(%) Tổng vốn đầu tư vào GTCG

Ghi chú: Lợi tức từ đầu tư vào GTCG được xác định tuỳ theo cơ chế trả lãi của từng

loại GTCG cho phù hợp (lãi thu được từ đầu tư GTCG có chịu thuế thu nhập hay

không, hoặc cơ chế đối với khoản lãi này như thế nào,…)

Tỷ suất đầu tư góp vốn, liên kết, liên doanh, mua cổ phần

Ý nghĩa: Tỷ lệ này đánh giá hiệu quả các khoản đầu tư góp vốn, liên kết, liên

doanh, mua cổ phần, cho biết lợi nhuận sau thuế thu được trên 1 đồng vốn đầu tư.

Công thức

Lợi tức từ đầu tư góp vốn, mua CP

Tỷ suất đầu tư (%) = x 100

23

Yêu cầu: Các tỷ suất này càng cao càng tốt. Do là TCTD nên việc đầu tư vào lĩnh

vực nào cũng đòi hỏi tỷ suất đầu tư tối thiểu cũng phải đạt ≥ tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn tự có của ngân hàng.

Hiệu suất tài sản cố định

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định

Ý nghĩa: phản ánh tỷ lệ đầu tư vốn tự có vào TSCĐ phục vụ kinh doanh của Ngân

hàng.

Công thức:

Giá trị còn lại của TSCĐ

Tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ = x 100

(%) Vốn tự có

Yêu cầu:

- Theo quy định hiện hành của Luật TCTD và QĐ số 457/2005/QĐ-NHNN, tỷ lệ

đầu tư vào tài sản cố định ≤ 50% vốn tự có (vốn cấp I ).

- Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ tham khảo ở mức ≤ 20%.

Tình trạng tài sản cố định

Ý nghĩa: Tỷ lệ này đánh giá mức độ, tình trạng của tài sản cố định. Công thức:

Giá trị còn lại của TSCĐ

Tình trạng TSCĐ (%) = x 100

Nguyên giá TSCĐ

Yêu cầu:

Tỷ lệ này ở mức ≥ 50% cho thấy tình trạng TSCĐ còn mới. Tuy nhiên, mức đánh giá trên còn phụ thuộc vào chính sách trích khấu hao của từng doanh nghiệp. Do vậy, tỷ lệ trên chỉ áp dụng để đánh giá chung tình trạng tài sản của cả hệ thống. Tốc độ tăng trưởng

24

Ý nghĩa: NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, do

vậy chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng thu hút nguồn vốn từ khách hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng.

Công thức:

Tốc độ Số dư vốn huy động BQ kỳ này

tăng trưởng = ( - 1) x 100

huy động vốn (%) Số dư vốn huy động BQ kỳ trước

Yêu cầu:

Theo qui định tại Thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 3/6/2004, tốc độ này cần ≥ 10%. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng cần đạt và vượt kế hoạch tăng trưởng mà đơn vị đã xác định cho từng thời kỳ.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Ý nghĩa: là chỉ tiêu đánh giá năng lực mở rộng hoạt động tín dụng mang lại nguồn

thu nhập trong hiện tại và tương lai của ngân hàng.

Công thức:

Tốc độ Dư nợ cho vay BQ kỳ này

Tăng trưởng = ( - 1) x 100

tín dụng (%) Dư nợ cho vay BQ kỳ trước

Yêu cầu:

Theo qui định tại Thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 3/6/2004, tốc độ này cần ≥ 10%. Đồng thời, khi phân tích tốc độ tăng trưởng cần xem xét đến việc đảm bảo tuân thủ các giới hạn về hạn mức tín dụng đã đề ra trong từng thời kỳ.

Tốc độ tăng trưởng đầu tư

Tốc độ tăng trưởng đầu tư vào GTCG (tín phiếu, trái phiếu, công trái, GTCG khác)

Ý nghĩa: là chỉ tiêu đánh giá năng lực mở rộng hoạt động đầu tư, đa dạng hóa hoạt

động kinh doanh của đơn vị đồng thời đánh giá mức độ tham gia trên thị trường mở nhằm tăng khả năng thanh khoản của đơn vị.

25

Tốc độ Dư nợ đầu tư GTCG BQ kỳ này

tăng trưởng = ( - 1) x 100

đầu tư GTCG (%) Dư nợ đầu tư GTCG BQ kỳ trước

Yêu cầu:

Theo qui định tại Thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 3/6/2004, tốc độ này cần ≥ 10%.

Tốc độ tăng trưởng đầu tư góp vốn, mua cổ phần

Ý nghĩa: là chỉ tiêu đánh giá năng lực mở rộng hoạt động đầu tư, đa dạng hóa hoạt

động kinh doanh của đơn vị.

Công thức:

Tốc độ Dư nợ góp vốn, mua cổ phần BQ kỳ này

tăng trưởng = ( - 1) x 100

đầu tư góp vốn, mua cổ phần (%)

Dư nợ góp vốn, mua cổ phần BQ kỳ trước

Yêu cầu:

- Tăng trưởng dư nợ đầu tư góp vốn, mua cổ phần nhưng phải đảm bảo tuân thủ các giới hạn theo qui định tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN ban hành qui định về việc góp vốn, mua cổ phần của TCTD. Cụ thể:

+ Mức đầu tư góp vốn, mua cổ phần của TCTD vào một khoản đầu tư thương mại tối đa không vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quĩ đầu tư hoặc 11% giá trị dự án đầu tư.

+ Tổng mức đầu tư góp vốn, mua cổ phần trong tất cả các khoản đầu tư thương mại của TCTD không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quĩ dự trữ của TCTD

+ Trường hợp đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại vượt quá tỷ lệ trên phải

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (Trang 26)