Trong quá trình phân tích sử dụng vốn trong việc cho vay khách hàng, mặc dù PGBank đã có một hệ thống đánh giá và phân loại khoản vay chặt chẽ, tuy nhiên PGBank lại chưa quan tâm đúng mức đến tỷ trọng các khoản nợ không có khả năng thu hồi, một phần nguyên nhân là do PGBank có chiến lược kinh doanh khá thận
79
trọng, nên các nhóm nợ từ 3-5 hầu như rất thấp. Ngoài ra, việc thu hồi nợ của PGBank cũng khá tốt, ví dụ năm 2011, số nợ gốc thu hồi theo từng nhóm nợ như sau:
Bảng 3.3: Thu hồi nợ của PGBank năm 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Loại nợ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Năm 2011 22.199 504.740 108.021 18.029 25.271
( Nguồn: Báo cáo thu hồi nợ PGBank năm 2011) Tuy nhiên, có thể bổ sung hai tiêu chí đánh giá sau:
Số dư nợ không có khả năng thu hồi Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng =
thu hồi Tổng nợ quá hạn
Doanh số nợ quá hạn thu hồi được trong kỳ Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn =
Nợ quá hạn bình quân
Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi được tính trên cơ sở số dư nợ không có khả năng thu hồi chia cho tổng dư nợ quá hạn. Trong đó, số dư nợ không có khả năng thu hồi, theo số liệu thực tế của PGBank, tạm lấy số dư các khoản nợ quá hạn chờ xử lý nhưng không có tài sản đảm bảo, bởi vì các khoản nợ chờ xử lý có tài sản đảm bảo khác có thể thu hồi được bằng việc phát mại tài sản bảo đảm. Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn được tính bằng doanh số nợ quá hạn thu hồi được trong kỳ chia cho nợ quá hạn bình quân. Thuật ngữ “kỳ” trong trường hợp này được hiểu là trong vòng 1 năm tài chính.