Kinh doanh thẻ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (Trang 52)

Với hai tính năng là Trả trước và Ghi nợ, thẻ Flexicard của PG Bank là thẻ thanh toán xăng dầu đầu tiên tại Việt Nam, hiện được chấp nhận tại hơn 2.000 điểm bán xăng dầu trên toàn quốc. Với Flexicard, khách hàng có thể rút tiền từ tài khoản vãng lai và tiết kiệm cá nhân tại các ATM thuộc hệ thống ATM của PG Bank và tại cả các trạm xăng dầu Petrolimex. Trong thời gian tới, nhiều tính năng thanh toán khác sẽ được bổ sung cho thẻ Flexicard như thanh toán phí giao thông công cộng, phí qua cầu đường. Tính năng Trả sau (Credit) cũng sẽ được cung cấp theo yêu cầu.

Tính đến 30/09/2011, tổng số thẻ Flexicard được phát hành đạt 575.004 thẻ, trong đó tổng số thẻ ghi nợ phát hành là 81.298 thẻ. PG Bank cũng đã tiến hành lắp đặt 4.031 POS tại các cửa hàng xăng dầu thuộc Petrolimex, đại lý chấp

43

nhận thanh toán thẻ và Chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc của PG Bank. Để thuận tiện cho khách hàng sử dụng Flexicard, PG Bank đã lắp đặt 56 máy ATM tại các Phòng giao dịch của hệ thống PG Bank.

Việc trở thành thành viên chính thức của mạng Banknetvn, hoạt động dịch vụ thẻ trong thời gian tới chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo người tiêu dùng bởi những tiện ích với các chủ thẻ.

2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

2.2.1. Thực trạng cơ cấu mô hình tổ chức phân tích tài chính của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex Xăng dầu Petrolimex

Công tác phân tích tình hình tài chính được thực hiện tại trụ sở chính của PGBank. Công việc phân tích tình hình tài chính được giao cho phòng Kế toán Tài chính làm đầu mối đảm nhiệm, với nhiệm vụ cụ thể:

+ Hàng tháng thực hiện các chỉ tiêu phân tích nhanh: định kỳ phân tích báo cáo tài chính

PGBank hoàn thành trước ngày mùng 5 của tháng kế tiếp để có căn cứ cho Ban lãnh đạo chi nhánh tiến hành họp giao ban hàng tháng, đồng thời chỉ đạo chương trình công tác của tháng tiếp theo.

+ Hàng quí thực hiện phân tích báo cáo tài chính PGBank, xét thưởng hoàn thành, đề xuất với Tổng Giám đốc các mức khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên. + Các báo cáo phân tích tài chính theo yêu cầu của Ban lãnh đạo. Tại trụ sở chính là đầu mối phối hợp với tất cả các Khối, Ban, các Chi nhánh để phân tích tình hình nguồn vốn huy động, lãi suất huy động, cơ cấu kỳ hạn tiền gửi, phân tích cơ cấu và các khoản chất lượng tín dụng, các khoản thu hoạt động dịch vụ, các khoản thu nhập và chi phí.

+ Đầu mối tổ chức công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh và thực hiện giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoach kinh doanh hàng năm của Ngân hàng.

+ Xây dựng hệ thống thông tin quản lý phục vụ chức năng quản lý của Tổng Giám đốc.

44

Theo đó, công việc phân tích tình hình tài chính mới chỉ được thực hiện định kỳ theo hàng quí, năm với phạm vi phân tích là báo cáo tài chính. Trên thực tế phòng Kế toán Tài chính thường tập trung vào tình hình hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống Ngân hàng theo định kỳ 6 tháng và cả năm, phòng Kế toán phân tích chủ yếu là kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời, công tác phân tích tài chính chưa được tiến hành thường xuyên và báo cáo phân tích cả năm chưa được thực hiện đầy đủ, chất lượng các báo cáo phân tích chưa cao.

2.2.2. Quy trình phân tích tài chính của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex * Giai đoạn lập kế hoạch phân tích * Giai đoạn lập kế hoạch phân tích

Tại PGBank, phòng Kế toán tài chính chưa thực hiện việc lập kế hoạch phân tích một cách chu đáo. Công việc phân tích được trưởng phòng phân công cho từng người trong phòng và thực hiện theo định kỳ. Trong đó, công việc phân tích thường do một hay hai cán bộ phụ trách chính, các cán bộ khác thực hiện công việc trợ giúp theo sự chỉ đạo của cán bộ phụ trách phòng.

* Giai đoạn tiến hành phân tích

 Sưu tầm, kiểm tra tài liệu

Tài liệu phục vụ phân tích tình hình tài chính được phòng Kế toán Tài chính tổng hợp tại Hội sở chính PGBank thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

- Các báo cáo tài chính, bảng cân đối vốn kinh doanh: phòng Kế toán cung cấp

- Các tài liệu kế hoạch kinh doanh

- Các tài liệu tình hình tín dụng: phòng Quản lý rủi ro và các Chi nhánh đưa lên

hệ thống nội bộ PGBank, các nhân viên phân tích có thể vào hệ thống để lấy số liệu.

- Các tài liệu về tình hình nguồn vốn: Khối nguồn vốn cung cấp.

- Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chế độ liên quan đến hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng: tra cứu trên hệ thống PGBank

- Ngoài ra còn sử dụng thêm các số liệu tham chiếu từ các NHTMCP khác.

Tuy nhiên, tài liệu đã được sử dụng để phân tích tài chính tại PGBank chủ yếu là báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) để phân tích sơ bộ kết quả thực hiện chỉ tiêu. Ngoài ra còn sử dụng bảng cân đối các

45

tài khoản để thêm các thông tin chi tiết đồng thời dựa vào các tài liệu, thông tin do các Khối,phòng ban chức năng cung cấp để phân tích một cách đầy đủ, chi tiết về nguyên nhân và nhân tố làm ảnh hưởng tới kết quả thực hiện chỉ tiêu.

Do có nhiều nguồn tài liệu nên cần phải kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trước khi sử dụng. Số liệu phân tích mới chỉ dừng lại phân tích tổng quan các chỉ tiêu cơ bản, chưa đi sâu phân tích được các mặt, các khía cạnh đa chiều và chi tiết cho từng đối tượng khách hàng, từng vùng miền; chưa hiệu quả theo từng khách hàng, từng loại sản phẩm dịch vụ… Việc phân bổ chi phí chi tiết đến từng bộ phận phòng ban chưa có chính xác, do đó việc đánh giá kết quả kinh doanh từng bộ phận chưa được chính xác, cần thiết gấp rút phải nâng cấp hệ thống, chương trình phân tích chuyên biệt.

 Tiến hành phân tích

Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, cán bộ phụ trách phân tích tiến hành tính toán so sánh các chỉ tiêu phân tích tương ứng, theo các nội dung phân tích được lựa chọn.

Với việc ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa hoạt động Ngân hàng, PGBank đã xây dựng một chương trình báo cáo tài chính để khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu Ngân hàng, từ đó tính toán và so sánh một số chỉ tiêu phân tích cơ bản. Chương trình này phần nào hỗ trợ cho phân tích tình hình tài chính tại PGBank. Tuy nhiên, chương trình phân tích báo cáo tài chính chưa thực sự hoạt động ổn định, mới tính toán được kết quả và so sánh một số chỉ tiêu phân tích cơ bản trên phạm vi toàn hệ thống và từng đơn vị thành viên, như các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốn, dư nợ tín dụng. Do đó, cán bộ phân tích chỉ sử dụng chương trình phân tích khi cần báo cáo nhanh các chỉ tiêu phân tích cơ bản. Với các chỉ tiêu có cách tính phức tạp, số liệu chi tiết, cán bộ phân tích phải thực hiện thủ công.

Sau khi có được kết quả so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc thể hiện dưới bảng phân tích tổng hợp. Từ bảng đó, cán bộ phân tích rút ra từng nhận xét đối với từng nội dung phân tích.

46

Như vậy, việc phân tích tình hình tài chính tại PGBank mới chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân chia, để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu bộ phận, chưa đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích. * Giai đoạn kết thúc phân tích

 Lập báo cáo phân tích

Phòng Kế toán Tài chính của PGBank tiến hành lập báo cáo phân tích đối với các kỳ phân tích định kỳ 6 tháng hoặc một năm trên phạm vi toàn hệ thống PGBank. Với các kỳ phân tích theo định kỳ tháng hoặc theo các Khối, phòng ban thông thường chỉ tính toán và báo cáo các chỉ tiêu chính.

Báo cáo phân tích tình hình tài chính định kỳ 6 tháng hoặc một năm trên phạm vi toàn hệ thống thường tập trung chủ yếu vào phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và chỉ tiêu lợi nhuận, ít đề cập đến các nội dung khác do hạn chế về mặt hệ thống chương trình phân tích. Nhiều khi báo cáo đi quá chi tiết vào việc phân tích thu nhập và chi phí. Mặc dù báo cáo phân tích phần nào đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích nhưng chưa tính toán mức độ ảnh hưởng cụ thể. Do đó, các ý kiến đề xuất nhằm phát huy các mặt mạnh, khắc phục những tồn tại thiếu sót để khai thác sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực của Ngân hàng còn ở dạng chung chung, chưa cụ thể.

 Báo cáo kết quả phân tích

Kết quả phân tích chủ yếu được báo cáo định kỳ cho Ban Giám đốc của PGBank hoặc công bố các chỉ tiêu chính tại các cuộc họp giao ban hàng tháng, 6 tháng và cuối năm, chưa thực hiện công bố rộng rãi cho cán bộ, công nhân viên. Do đó, cán bộ nhân viên của Ngân hàng khó nắm bắt được tình hình tài chính một cách toàn diện cũng như những điển hình tiên tiến và những tồn tại, thiếu sót của từng bộ phận để từ đó có chương trình làm việc cụ thể, thiết thực, hướng tới lợi ích chung của toàn hệ thống PGBank. Như vậy kết quả phân tích tình hình tài chính của PGBank chưa thực sự phục vụ đủ cho công tác quản lý vĩ mô của Ngân hàng.

47

Hồ sơ phân tích do phòng Kế toán Tài chính lưu trữ. Tuy nhiên việc sắp xếp và lưu trữ hồ sơ còn do từng cá nhân được giao nhiệm vụ phân tích thực hiện, chưa sắp xếp, lưu trữ hồ sơ một cách nhất quán và có hệ thống.

2.2.3. Phương pháp và nguyên tắc phân tích tài chính tại NHTMCP Xăng dầu Petrolimex Petrolimex

Hiện nay phương pháp phân tích chủ yếu được PGBank sử dụng trong phân tích tình hình tài chính là phương pháp so sánh, phương pháp phân chia và phương pháp tỷ lệ.

+ Phương pháp so sánh được sử dụng để:

- So sánh kết quả thực tế với kế hoạch, định mức để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, định mức về các chỉ tiêu tài chính có lập kế hoạch hoặc xây dựng được định mức.

- So sánh kết quả kỳ này với kỳ trước hoặc các kỳ trước nữa để đánh giá sự biến động của kết quả kỳ này so với các kỳ trước nữa của các chỉ tiêu phân tích.

PGBank sử dụng phương pháp so sánh rất rộng rãi cả về số tương đối và số tuyệt đối thông qua lập bảng so sánh các chỉ tiêu của kỳ này với kỳ trước với hầu hết các chỉ tiêu. Kỹ thuật phân tích theo chiều dọc và chiều ngang đều được sử dụng.

+ Phương pháp phân chia: PGBank đã sử dụng phương pháp phân chia để phân chia các chỉ tiêu kinh tế theo các tiêu thức: yếu tố cấu thành, theo thời gian, theo ngành nghề kinh tế và loại hình doanh nghiệp (với chỉ tiêu dư nợ tín dụng).

+ Phương pháp tỷ lệ: PGBank sử dụng phương pháp tỷ lệ để biểu hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, như tính toán tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản, tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng của từng loại dư nợ trong tổng dư nợ…

+ Phương pháp Dupont hầu như chưa được PGBank sử dụng để phân tích mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính.

Các báo cáo tài chính của NH được lập theo chế độ kế toán Việt Nam, niên độ tài chính bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào 31/12 năm dương lịch. Đơn

48

vị tính trong các báo cáo tài chính là triệu đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do NHNN Việt Nam công bố vào ngày lập báo cáo.

2.2.4. Một số nội dung phân tích tài chính chủ yếu của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex Petrolimex

2.2.4.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Quy mô vốn tăng mạnh, cơ cấu vốn khá đa dạng và an toàn

Sau hơn 3 năm tái cơ cấu, tính đến 30/09/2011, tổng nguồn vốn đã lên mức 23.653 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần so với thời điểm trước khi chuyển đổi – một mức tăng ấn tượng so với tốc độ trung bình của toàn hệ thống.

Biểu đồ 2.3: Quy mô vốn huy động của PG Bank qua các năm

(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)

Nói chung, cơ cấu vốn của PG Bank khá đa dạng và an toàn. PG Bank đã tận dụng được nhiều nguồn vốn trong nước khác nhau nhằm bảo đảm sự chủ động về nguồn vốn. Bên cạnh các khoản tiền gửi truyền thống huy động từ dân cư, các TCKT cũng như các TCTD khác, PG Bank không ngừng thử nghiệm và đã triển khai thành công các sản phẩm huy động mới phù hợp với nhu cầu đa dạng

49

của khách hàng, đồng thời khai thác được các thế mạnh của ngân hàng điển hình như phát hành kỳ phiếu thông qua hệ thống Petrolimex, phát hành thẻ Flexicard - thẻ đa năng kết hợp đầy đủ hai tính năng ghi nợ và trả trước và là thẻ thanh toán xăng dầu đầu tiên tại Việt Nam. Hiện tại, vốn trong nước chiếm 100% tổng vốn huy động của PG Bank. Tuy nhiên, PG Bank đang triển khai các kế hoạch nhằm tận dụng các nguồn vốn ngoài nước một cách hiệu quả.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của PG Bank qua các năm

(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)

Tính đến 30/09/2011, nguồn vốn huy động từ thị trường 1 đã lên đến 12.784 tỷ đồng, chiếm 54% tổng nguồn trong khi huy động từ thị trường 2 là 6.946 tỷ đồng, chiếm 29% tổng nguồn.

50

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu huy động theo sản phẩm tại ngày 30/09/2011

(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)

+ Phân loại theo đối tượng huy động

Tiền gửi từ các TCKT luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động của PG Bank nhưng đã có xu hướng giảm dần. Năm 2008, tỷ trọng khoản mục này chiếm đến 99,9% tổng huy động tương đương 2.199 tỷ đồng, nhưng đã giảm xuống 64% (4.418 tỷ đồng) vào năm 2009, 56% (5.979 tỷ đồng) cuối năm 2010, và đạt 44% (5.590 tỷ đồng) cuối quý 3/2011.

Mặt khác, PG Bank đã tích cực khai thác tiền gửi huy động từ dân cư - đối tượng đầy tiềm năng - thông qua việc áp dụng các hình thức huy động hấp dẫn và phát hành thẻ Flexicard. Huy động vốn từ dân cư đã tăng rất nhanh trong năm 2010 và 9 tháng đầu năm 2011. Tiền gửi từ dân cư năm 2008 chỉ đạt 319 triệu đồng nhưng đã tăng lên đến 4.726 tỷ đồng, chiếm hơn 44% tổng huy động vào cuối năm 2010. Trong 9 tháng đầu năm 2011, với nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, PG Bank thu hút một lượng dân cư khá lớn đến gửi tiền, góp phần đẩy khoản mục này tăng lên mức 7.195 tỷ đồng, tương đương 56% tổng huy động.

51

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu huy động theo đối tượng tại thời điểm 30/09/2011

(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)

+ Vốn huy động từ Chính phủ và TCTD khác

Năm 2009, nguồn vốn huy động từ thị trường 2 đã tăng mạnh từ mức 2.146 tỷ đồng lên 7.446 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2011, hoạt động kinh doanh mở rộng, lượng tiền huy động từ thị trường này cũng tăng lên đến 7.446 tỷ đồng, nhưng vẫn duy trì ở mức hợp lý 31% tổng nguồn vốn.

Bảng 2.8: Cơ cấu nợ chính phủ và các tổ chức tín dụng khác của PG Bank ĐVT: tỷ đồng

Năm 2009 2010 9/2011

Nợ Chính phủ 181 - 400

Tiền gửi và vay TCTD khác 1.965 3.229 6.946

(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)

Việc cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm dần tỷ trọng của lượng tiền gửi từ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (Trang 52)