Thứ nhất:
Để nâng cao chất lượng công tác phân tích kinh doanh và phân tích tài chính của NHTM thì NHNN cần phải có một hệ thống chỉ tiêu phân tích mẫu có tính hướng dẫn, đồng thời tạo điều kiện, tiền đề vào cuối mỗi năm có thể tính toán và công bố cho các NHTM các trị số của các chỉ tiêu mang tính trung bình toàn hệ thống ngân hàng, làm cơ sở cho các NHTM tính toán so sánh phân tích và đánh giá.
Thứ hai:
Ngân hàng Nhà nước cần sửa đổi Mẫu báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng (Biểu số: F03/TCTD) ban hành kèm theo Quyết định số 1145/2002/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 10 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ở các chỉ tiêu sau:
+ Lãi từ kinh doanh ngoại hối thay bằng Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối + Lỗ từ kinh doanh ngoại hối thay bằng Chi phí từ kinh doanh ngoại hối
Việc sửa đổi này sẽ giúp cho các NHTM thuận tiện hơn trong việc lấy số liệu để phân tích tài chính nói riêng và phản ánh tính chất Báo cáo kết quả kinh doanh một cách đúng đắn, khoa học hơn.
3.3.2. Đề xuất với Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex
Thứ nhất:
Ban lãnh đạo PGBank cần thực sự coi trọng công tác phân tích tài chính, coi hoạt động này là một công cụ phục vụ cho công tác quản lý và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục không chỉ dừng lại ở việc phân tích theo kỳ, theo quý và phục vụ cho công tác báo cáo.
Thứ hai:
Ban lãnh đạo Ngân hàng cần thường xuyên cử cán bộ đi bồi dưỡng kiên thức về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực phân tích tài chính để đáp ứng cho công tác phân tích tài chính.
90
Thứ ba:
Ban lãnh đạo Ngân hàng cần xây dựng phần mềm phân tích tài chính áp dụng cho toàn hệ thống, làm như vậy sẽ giảm thiểu được các tác nghiệp thủ công vừa cập nhật thông tin thường xuyên đáp ứng nhu cầu quản trị ngân hàng một cách nhanh nhất.
91 KẾT LUẬN
Hệ thống các NHTM Việt nam đã và đang có sự biến đổi không ngừng, quá trình cạnh tranh lành mạnh đang diễn ra quyết liệt để phát triển. Vì vậy đã phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó hoàn thiện công tác phân tích tài chính là một vấn đề đặt ra đối với các NHTM nói chung và PGBank nói riêng.
Dựa trên nền tảng lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung và lý luận phân tích tài chính đối với NHTM nói riêng, công tác phân tích tài chính tại PGBank đã được nghiên cứu xem xét, thông qua đó nêu rõ những ưu điểm, nhược điểm của công tác phân tích tài chính cùng các nguyên nhân tạo ra chúng, để từ đó giúp các nhà quản trị ngân hàng có được những định hướng hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Với mục đích góp phần nâng cao công tâc phân tích tài chính NHTM nói chung và PGBank nói riêng. Các chỉ tiêu của công tác phân tích tài chính NHTM được hệ thống hóa bằng hệ thống các nhóm chỉ tiêu sau đây:
Nhóm 1: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu qui mô và khả năng hoạt động của nguồn vốn
Nhóm 2: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu qui mô và khả năng hoạt động của Tài sản
Nhóm 3: Các chỉ tiêu phẩn ánh cơ cấu, qui mô và mối liên hệ giữa thu nhập – chi phí
Nhóm 4: Các chỉ tiêu về khả năng an toàn và khả năng sinh lời
Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để PGBank xây dựng chính sách, giải pháp và quyết sách thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Khi có một hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích phù hợp, PGBank phải tiến hành xây dựng một phần mềm phân tích tài chính hoàn chỉnh. Có như vậy PGBank mới có thẻ thực hiện việc phân tích thường xuyên và số liệu được cập nhật đảm bảo chính xác hơn.
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andre,B. (1993) Phân tích tài chính dành cho chủ ngân hàng , Viện khoa học
ngân hàng
2. David, B. (1994) Phân tích thị trường tài chính, Nxb Khoa học kỹ thuật
3. Lưu Thị Hương (2005) Tài chính doanh nghiệp, Khoa Ngân hàng tài chính,
Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
4. Peter, S.R. (2001) Quản trị NHTM, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
5. PGBank (2011), Bản cáo bạch
6. PGBank (2011), Báo cáo tài chính kế toán
7. PGBank (2011), Báo cáo thường niên
8. Nguyễn Hữu Tài (2007) Giáo trình lý thuyết tài chính – Tiền tệ, Trường Đại