Mặc dù trong các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của PGBank đã có tính toán và phân tích các chỉ số có mối liên hệ với nhau về khả năng sinh lời của NH, tuy nhiên, việc phân tích mối quan hệ nhân quả giữa chúng chưa thực sự được chú trọng và chưa thành hệ thống. Hay nói cách khác, việc sử dụng phương pháp Dupont mới chỉ là tự phát, tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng vào từng thời điểm
86
nhất định chứ chưa được áp dụng một cách bài bản. Vì phương pháp Dupont có ưu điểm khắc phục được nhược điểm của phương pháp tỉ lệ là chỉ ra được mối dây liên hệ nhân quả giữa các thành phần tạo nên một chỉ số cơ bản, do đó PGBank nên bổ sung việc áp dụng phương pháp này trong phân tích tài chính bằng cách hệ thống hoá lại các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau cũng như phân tích chi tiết hơn một số chỉ tiêu cơ bản thành hàm số của các chỉ tiêu khác. Ví dụ, hai chỉ số quan trọng nhất là ROE và ROA có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Xuất phát từ công thức tính ROE, ta có:
Thu nhập sau thuế Tổng tài sản
ROE = x = ROA x EM
Tổng tài sản VCSH
Trong đó, ROA lại có thể phân tích thành:
Thu nhập sau thuế Tổng DT hoạt động – Tổng CP hoạt động – Thuế TN
ROA = =
Tổng tài sản Tổng tài sản
Tổng DT hoạt động Tổng CP hoạt động Thuế TN
= - - =AU–ER-TAX
Tổng tài sản Tổng tài sản Tổng tài sản
Suy ra: ROE = ROA x EM = (AU-ER-TAX) x EM
Như vậy, bằng cách tách ROA và ROE thành hàm số của các chỉ số thành phần, có thể thấy được nguyên nhân tăng, giảm 2 chỉ tiêu này qua các năm. Nếu NH kiểm soát tốt chi phí, đẩy được chỉ số ER xuống thấp hơn chỉ số AU, bằng việc sử dụng hiệu quả tài sản kết hợp với kiểm soát tốt chi phí, nên ROA của Techcombank đã tăng lên rất nhanh. Đối với ROE, có thể thấy rằng việc ROA tăng lên đã kéo theo ROE tăng lên. Số nhân vốn có xu hướng giảm cho thấy khả năng an toàn của vốn tự có tăng lên, do việc bổ sung liên tục vốn tự có của NH. Và mặc dù vốn tự có tăng lên, nhưng do hiệu quả sử dụng tài sản tăng, chi phí giảm, làm cho thu nhập thuần của NH tăng lên nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, do đó, làm cho ROE tăng lên. Chỉ số TAX tăng lên qua các năm chứng
87
tỏ mức tăng của lợi nhuận trước thuế, là yếu tố làm ROE tăng.
Tiếp tục sử dụng phương pháp Dupont, có thể phân tích sâu hơn nữa đến các chỉ số chi tiết hơn bằng cách lại tách nhỏ những chỉ số thành phần của ROA và ROE. Chẳng hạn, chỉ số ER có thể được phân tích tiếp như sau :
Tổng CP hoạt động (chi phí trả lãi+chi phí ngoài lãi+DPRR TD)
ER = =
Tổng tài sản Tổng tài sản
Chi phí trả lãi Chi phí ngoài lãi DPRR TD
= + +
Tổng tài sản Tổng tài sản Tổng tài sản
Bằng cách phân tích này, lại có thể nhìn sâu hơn vào nguyên nhân gây ra tăng, giảm chi phí hoạt động của NH. Có thể thấy nếu các chỉ số thành phần càng cao thì làm cho ER càng lớn. Do đó, để làm giảm ER, NH cần phải cố gắng giảm chi phí trả lãi, chi phí ngoài lãi hoặc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.