Ngân hàng thực hiện quản lý thanh khoản như sau:
- Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý nguồn vốn tập trung.
- Thanh khoản được quản lý hàng ngày, theo chiến lược của Hội đồng quản trị, chính sách và các quy định về giới hạn thanh khoản của ALCO.
56 Ngân hàng.
- Quản lý thanh khoản được thực hiện thông qua các quy định, quy trình, thiết lập và kiểm soát hạn mức thanh khoản.
- Quản lý thanh khoản dựa trên 2 phương pháp: kết hợp phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và động.
- Quản lý thanh khoản bao gồm các biện pháp, kế hoạch thực hiện trong trường hợp dư thừa, thiếu hụt và khủng hoảng thanh khoản.
Bộ phận phân tích thanh khoản là phòng Quản lý rủi ro thị trường, báo cáo phân tích thanh khoản ALCO thường được lập định kỳ theo quý và báo cáo nhanh hàng ngày. Các tỷ lệ sử dụng trong báo cáo:
Bảng 2.10: Các tỷ lệ trong phân tích thanh khoản của PGBank
Chỉ tiêu Tỷ lệ 2011 Tỷ lệ 2010 Quy định
Tỷ lệ chi trả ngày tiếp theo (quy đổi ra VNĐ) 21,36% 19,08% >=15%
Tỷ lệ chi trả trong 7 ngày tiếp theo đồng VND 0,79 1,01 >=1
Tỷ lệ chi trả trong 7 ngày tiếp theo đồng USD 0,55 0,57 >=1
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) (quy đổi ra VNĐ) 16,71% 20,64% >=9%
Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (quy đổi ra VNĐ)
22,07% 20,20% <30%
(Nguồn: Báo cáo ALCO quý 4 năm 2010 và năm 2011)
Tỷ lệ chi trả ngày tiếp theo năm 2011 tăng lên 21,36%, hơn 2,28% so với năm 2010, thể hiện khả năng thanh toán ngay của PGBank khá cao, so với quy định là 6,36% cùng với việc giảm hệ số CAR nhưng vẫn duy trì ở mức hợp lý, cụ thể: Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 do NHNN ban hành quy định hệ số an toàn vốn (CAR) tối thiểu là 9% và Tiêu chuẩn Basel 2 quy định tối thiểu 8%; hệ số CAR của PGBank năm 2009 là 13%, 2010 là 21% và đến tháng 9 năm 2011 là 16%. Việc giảm hệ số CAR nhưng vẫn duy trì ở mức hợp lý, đã thể hiện hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao nhưng an toàn vốn vẫn được đảm bảo.
57