Từ năm 2011, chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đƣợc định hƣớng tiếp tục thắt chặt. Trong đó, tổng phƣơng tiện thanh toán dự kiến sẽ tăng khoảng 14-16%, tín dụng tăng trƣởng khoảng 15-17%. Việc kiểm soát mức tăng trƣởng tín dụng thấp này đƣợc kì vọng sẽ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô qua việc kiềm chế lạm phát.
Trên bình diện kinh tế thế giới, kết quả của vấn đề khủng hoảng nợ công là việc thắt chặt chi tiêu của Chính phủ và ngƣời dân các nƣớc, dẫn tới tổng cầu giảm, có thể dẫn tới suy thoái và giảm phát ở một số nƣớc phát triển. Bên cạnh đó, việc hạ bậc xếp hạng tín nhiệm các quốc gia sẽ gây hiệu ứng tâm lí lo sợ rủi ro lan tỏa trong giới đầu tƣ trên các thị trƣờng tài chính thế giới khiến các dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FII) thu hẹp, đặc biệt rút khỏi các thị trƣờng vốn mới nổi có độ rủi ro cao. Tình hình này sẽ dẫn tới tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chững lại, trong khi nhu cầu nhập khẩu vẫn tăng cao. Dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đăng kí và giải ngân nhiều khả năng sẽ giảm (thực tế, FDI đăng kí trong năm 2011 đã giảm khoảng 20%). Dòng FII đầu tƣ vào thị trƣờng niêm yết thứ cấp nhiều khả năng sẽ bị thu hẹp, tuy nhiên sẽ tìm đến thị trƣờng sơ cấp theo tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc.
71
Trong năm 2012, sẽ có những xáo trộn trong hệ thống kinh tế khi yêu cầu về nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế đang trở nên rất cấp bách để có thể giữ vững ổn định chính trị-xã hội. Tái cấu trúc nền kinh tế qua các giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, tăng hiệu quả đầu tƣ công, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính, về bản chất sẽ giúp nâng cao sản lƣợng tiềm năng, cải thiện tổng cung, trong khi tổng cầu luôn có xu hƣớng tăng với tốc độ cao nhƣ đặc trƣng của một nền kinh tế mới nổi. Ngay cả khi duy trì các chính sách thắt chặt và kiểm soát tốt tỷ giá, rủi ro lạm phát vẫn còn cao khi những áp lực từ yêu cầu về tự do hóa giá cả theo tín hiệu thị trƣờng ngày càng lớn, chƣa kể đến các cú sốc cung khó dự đoán về thiên tai, giá lƣơng thực và hàng hóa năng lƣợng thế giới. Mặc dù gần đây, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nƣớc xem xét giảm lãi suất, tuy nhiên, thực tế lãi suất khó giảm mạnh, bởi còn nhiều yếu tố hiện hữu có thể khiến lạm phát không thể giảm nhanh nhƣ cầu tiêu dùng thời vụ, kì vọng khả năng tăng giá điện, điều chỉnh lƣơng tối thiếu... Mặc khác, về học thuật, Thomas J.Sargent - ngƣời đồng nhận giải Nobel Kinh tế năm 2011 - đã chứng minh rằng kỳ vọng của công chúng cũng nhƣ hiểu biết của Ngân hàng Trung ƣơng về lạm phát đều đƣợc hình thành một cách dần dần, điều đó giải thích vì sao lạm phát lại mất nhiều thời gian để giảm.
Tăng trƣởng tín dụng âm, đầu tƣ vào sản xuất giảm, không ít doanh nghiệp đã đóng cửa hay ngừng hoạt động. Song, điều quan trọng là môi trƣờng vĩ mô ổn định, đây cũng là kết quả của mục tiêu ƣu tiên, nỗ lực ổn định nền kinh tế của Chính phủ Việt Nam hiện nay, để hƣớng đến sự tăng trƣởng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam đã nỗ lực hạ lãi suất để các doanh nghiệp tiếp cận vốn. Đây là điều mà các nhà đầu tƣ dài hạn và doanh nghiệp rất quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian tới nguồn cung tiền đầu tƣ cho ngành BĐS và xây dựng vẫn rất khó khăn. Chừng nào hệ thống ngân hàng cơ bản ổn định, tái cấu trúc hoàn chỉnh thì chừng đó mới mong dòng vốn tái đổ vào bất động sản. Hay nói cách
72
khác, ngân hàng vốn đƣợc xem nhƣ một quả tim trong cơ thể, nên chỉ khi tái cơ cấu thành công thì mới có một quả tim khỏe mạnh, có thể bơm máu đi nuôi cơ thể đƣợc. Hiện tại, các doanh nghiệp xây dựng đang phải thu hẹp quy mô vốn vay, tìm những hƣớng đi mới hoặc ổn định SXKD để chờ thời cơ mới khi nền kinh tế khôi phục trở lại.