các làng nghề
Các làng nghề hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất thủ công với năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, để có thể phát triển theo hướng bền vững các làng nghề cần tích cực hơn nữa trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới các thiết bị kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm. Mỗi làng nghề dựa vào năng lực và trình độ của mình lựa chọn những thiết bị công nghệ phù hợp.
+ Cần vận dụng các thiết bị kỹ thuật tiên tiến, tăng cường mức độ đầu tư. Cần áp dụng những thành quả khoa học kỹ thuật mới nhất để sản xuất.
+ Phát triển làng nghề bền vững càng cần nhận diện và khắc phục triệt để những điều bất cập tại đa số cơ sở sản xuất là tình trạng yếu kém về trình độ quản lý, chuyên môn ngoại thương, ngoại ngữ, tin học, sự “thờ ơ” với thương mại điện tử, xa lạ với hoạt động quảng bá, tiếp thị... Mỗi đơn vị, cá nhân cần ý thức rằng, phát triển làng nghề còn đồng nghĩa với việc bảo đảm
đời sống, tạo tiệc làm, bảo đảm an sinh - trật tự xã hội ở nông thôn. Để có thể làm được điều này, các làng nghề cần tích cực mạnh dạn vay vốn, tận dụng nguồn vốn kích cầu hỗ trợ của nhà nước hiện nay để có thể đầu tư phát triển sản xuất. Ngoài ra có thể huy động vốn thông qua hình thức hỗ trợ nhau giữa các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp làng nghề, đó cũng là hình thức liên kết hơn giữa các cơ sở trong làng nghề. Bản thân các cơ sở sản xuất ở làng nghề phải biết liên kết lại với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh ở ngay trong làng.
Mỗi đơn vị cần không ngừng nâng cao trình độ quản lý, công nghệ, nhất là vận dụng và phát huy nghề truyền thống, không ngừng sáng tạo trong các công đoạn sản xuất cũng như tạo ra sản phẩm mới...
+ Các làng nghề thông qua vay, huy động vốn hay liên kết lại để có thể thành lập các doanh nghiệp làng nghề. Một khi quy mô được mở rộng sẽ có điều kiện đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, tránh tình trạng nhà xưởng sản xuất gắn liền với nhà ở như hiện nay, vừa có thể tập trung cho sản xuất, lại vừa có thể xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường.
+ Trong trường hợp các cơ sở sản xuất còn lúng túng khi lựa chọn công nghệ sản xuất thì cần phải nhờ các nhà khoa học, các đơn vị có kinh nghiệm tư vấn, lựa chọn cho chính xác. Đồng thời, cần lưu ý quy trình trong vận hành, sử dụng thiết bị máy móc, hướng dẫn người lao động sử dụng công nghệ mới.
Một yếu tố mới sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu về áp dụng công nghệ là sử dụng công nghệ xanh. Danh từ “công nghệ” (technology) dùng để chỉ sự áp dụng các kiến thức khoa học vào trong thực tế của đời sống. Công nghệ xanh là một khái niệm mới của con người trước nguy cơ ô nhiễm toàn cầu. Đây là một nỗi ưu tư lớn của những nhà làm khoa học chân chính nhằm mục đích cổ suý việc tạo dựng và tiêu dùng năng lượng qua chiều hướng phát thải
phế thải không độc hại hay ít độc hại hạn chế được vấn nạn hâm nóng toàn cầu hiện tại. Từ suy nghĩ đó, họ luôn luôn nghĩ đến phương cách, quy trình mới, sáng tạo và cải tiến các công nghệ cũ trở thành công nghệ xanh để bảo vệ môi trường chung cho thế giới.
Mục tiêu của chiều hướng giải quyết vần đề qua khái niệm công nghệ xanh gồm nhiều lãnh vực căn bản liệt kê như sau:
- Phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường, không làm tổn hại đền nguồn tài nguyên thiên nhiên hay ảnh hưởng nguy hại đến những thế hệ tương lai.
- Tạo dựng một chu trình kín trong sản xuất, nghĩa là phế phẩm của một quy trình sẽ là nguyên liệu của một quy trình sản xuất khác.
- Giảm thiểu tối đa phế thải độc hại và tăng cường khả năng tái tạo sản phẩm cũ thành nguyên liệu mới.
- Trong nông nghiệp, sáng tạo công nghệ mới thay vì sử dụng phân bón và hoá chất.
- Một trong những lãnh vực quan trọng nhất cần phải nêu ra là lãnh vực năng lượng. Công nghệ xanh đòi hỏi cần phải sử dụng năng lượng hợp lý hoặc giảm thiểu hầu bảo vệ mội trường thiên nhiên.
- Hóa học xanh c ũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc giải quyết công nghệ xanh.
Các làng nghề được tiếp cận, ứng dụng công nghệ xanh tạo ra các sản phẩm xanh là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Các sản phẩm xanh là các sản phẩm của công nghiệp xanh, được chế tạo bằng cách giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào như sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, tiết kiệm và bảo đảm bền vững nguồn nước, tái sử dụng rác thải công nghiệp. Môi trường bền vững bao gồm các ngành công nghiệp liên quan đến bảo đảm bền vững cho khí quyển,
nguồn nước và đất đai, bao gồm cả việc kiểm soát phát thải khí, xử lý nước và nước thải công nghiệp bảo đảm nguồn nước bền vững cho con người, quản lý và cải tạo đất đai, sử dụng và xử lý thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón hữu cơ (ít phân hóa học) và an toàn môi trường trong nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải sản...