2.2.1.1. Sự phát triển về lượng
Hà Tĩnh là một tỉnh nhỏ về quy mô, yếu kém về kinh tế so với nhiều tỉnh khác, vì vậy sự phát triển các làng nghề tại đây cũng không thật mạnh mẽ như các địa phương đó. Tuy vậy, tại đây lại có một số làng nghề lâu đời và nổi tiếng khắp cả nước như làng mộc Thái Yên có lịch sử 500 năm, làng đúc đồng Đức Lâm khoảng 200 năm, làng rèn Trung Lương trên dưới 100 năm… Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, nhiều làng nghề ở đây đã bị mai một đi (như làng rèn Trung Lương, làng đan Kỳ Thư), một số làng nghề chỉ tồn tại trong một số hộ gia đình với quy mô nhỏ bé và thị trường hạn hẹp, khó tiêu thụ (như làng nón Phù Việt, làng nón Tiên Điền…).
Hiện tại, Hà Tĩnh có khoảng 44 làng nghề trong đó có 30 làng nghề truyền thống, hoạt động tập trung vào 4 nhóm nghề chính gồm:
Nhóm 1: Chế biến nông lâm thủy sản gồm: chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản, chế biến thủy, hải sản.
Nhóm 2: Thủ công mỹ nghệ gồm: dệt, may, thêu, mây tre đan, chiếu cói, đồ gốm sứ, đồ mộc.
Nhóm 3: Cơ khí, kim khí, điện tử gồm: đóng và sửa chữa tàu thuyền, rèn đúc. Nhóm 4: Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng gồm: khai thác đá, cát, sỏi, nung vôi, làm gạch ngói.
Ngoài ra, Hà Tĩnh còn du nhập thêm nhiều làng nghề mới, và có tốc độ phát triển nhanh, như nghề sản xuất vật liệu xây dựng ở Thị xã Hồng Lĩnh, Kỳ Anh, Đức Thọ, làng Cu Đơ Đại Nài… tuy nhiên số làng đạt tiêu chí quy định chưa đáng kể.
Bảng 2.1. Số lƣợng và cơ cấu làng nghề theo nhóm ngành năm 2012
Tiêu chí Tổng số
làng nghề
Làng nghề truyền
thống
Cơ cấu làng nghề theo nhóm ngành Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Toàn tỉnh 44 30 11 25 3 5 Trong đó: Thành phố 2 1 1 1 Hồng Lĩnh 3 2 2 1 Vũ Quang 3 2 2 1 Kỳ Anh 3 2 1 1 1 Cẩm Xuyên 2 1 1 1 Hương Sơn 4 3 3 1 Hương Khê 3 1 1 2 Nghi Xuân 4 3 2 2 Thạch Hà 8 7 2 5 1 Can Lộc 3 1 3 Đức Thọ 7 6 2 4 1 Lộc Hà 2 1 1 1
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh năm 2012
Các làng nghề truyền thống chiếm phần lớn trong tổng số làng nghề tại Hà Tĩnh, cho thấy truyền thống sản xuất lâu đời của nhân dân Hà Tĩnh. Trong
tổng số các làng nghề ở Hà Tĩnh, số lượng các làng nghề chủ yếu tập trung ở nhóm 2: nhóm các làng nghề thủ công mỹ nghệ, sau đó là nhóm 1: nhóm nghề chế biến nông lâm thủy sản, nhóm 3: nhóm cơ khí, kim khí, điện tử và nhóm 4: nhóm công nghiệp khai khoáng và SX VLXD chiếm ít hơn. Các nhóm nghề được phân bổ cụ thể tại các huyện như sau:
Nhóm 1: Chế biến nông lâm thủy sản gồm: chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản, chế biến thủy, hải sản.
Các ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống chủ yếu là bún bánh, miến, rượu, kẹo các loại. Một số làng nghề đã nổi tiếng cả trong và ngoài tỉnh như Cu đơ Cầu Phủ, Bánh gai Cầu khống Đức Yên, làng bún Yên Hồ, làng bún bánh Gia Phố… Nghề chế biến nông sản thường tận dụng bã thải sau chế biến để phục vụ chăn nuôi, vì vậy thu nhập của người lao động tương đối khá. Chế biến thủy hải sản tập trung ở vùng ven biển, với sản phẩm chủ yếu là nước mắm, ruốc, mực khô, mực và cá ướp đông lạnh. Đây là nghề có nhiều triển vọng mở rộng và phát triển nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân dân có kinh nghiệm sản xuất, thị trường tiêu thụ rộng. Chế biến hải sản là nghề có truyền thống lâu đời ở các địa phương như Kỳ Ninh, Kỳ Lợi (Kỳ Anh); Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên); Thạch Hải (Thạch Hà); Thạch Kim (Lộc Hà); Cương Gián, Xuân Hội (Nghi Xuân). Hình thức tổ chức phần lớn là cá thể, một số nơi thành lập HTX như ở Kỳ Ninh, Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH như ở Cẩm Nhượng… Hàng năm sản xuất khoảng 4 triệu lít nước mắm, 200 tấn mực khô, 500 tấn mực và cá ướp đông, 1000 tấn sản phẩm khác. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là cá thể, một số nơi thành lập Hợp tác xã ở Kỳ Ninh. Doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH như ở Cẩm Nhượng. Đặc biệt có doanh nghiệp chế biến nước mắm Bà Thắm ở Cẩm Nhượng đã nổi tiếng khắp cả nước. Các cơ sở chế biến thủy hải sản thường
gây ô nhiễm môi trường, việc quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm khó khăn.
Nhóm 2: Thủ công mỹ nghệ gồm: dệt, may, thêu, mây tre đan, chiếu cói, đồ gốm sứ, đồ mộc.
Sản xuất đồ gỗ là nghề có tính truyền thống, được du nhập vào Hà Tĩnh từ hàng trăm năm nay. Sản phẩm đồ gỗ hiện nay chủ yếu là đồ gia dụng như cánh cửa, giường, tủ, bàn ghế, trang trí nội thất và đóng tàu thuyền.
Sản xuất đồ gỗ phát triển ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở một số làng nghề truyền thống và có quy mô lớn như: Thái Yên, Trường Sơn, Đức Thịnh, Đức Đồng (Đức Thọ); Phố Châu, Sơn Long (Hương Sơn); Yên Lộc (Can Lộc); Thị trấn Hương Khê (Hương Khê); Cẩm Quang (Cẩm Xuyên); Thị trấn Kỳ Anh, Kỳ Tân (Kỳ Anh); Xuân Phổ (Nghi Xuân)… Sản phẩm đồ gỗ có thị trường tiêu thụ mạnh và rộng khắp, kể cả thị trường xuất khẩu. Nhu cầu của khách hàng đa dạng về chủng loại, mẫu mã từ hàng rẻ tiền, đơn giản đến hàng cao cấp, hàng mỹ nghệ.
Thời gian qua các làng mộc như Thái Yên, Trường Sơn đã đầu tư về máy móc thiết bị, thay đổi công nghệ và mẫu mã, chuyển sang sản xuất hàng cao cấp, sản phẩm tiện, chạm khắc, khảm trai… cho nên đã mở rộng được thị trường tiêu thụ ra các tỉnh bạn. Tuy nhiên phần lớn máy móc thiết bị vẫn cũ kỹ, lạc hậu do đó sản phẩm chưa cạnh tranh được với các làng mộc nổi tiếng ở miền bắc như làng Đông Kỵ (Bắc Ninh)
Hình thức sản xuất chủ yếu là cá thể, phân tán theo từng hộ gia đình là chính. Số doanh nghiệp tư nhân được thành lập còn ít và hoạt động hiệu quả kinh tế chưa cao. Nghề mây tre đan là nghề truyền thống ở tỉnh Hà Tĩnh. Số lượng làng làm làng nghề có 17 làng với các sản phẩm mây tre đan mang tính đặc trưng của mỗi vùng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của thị trường vùng đó. Sản phẩm hàng mây tre đan ở Hà Tĩnh chủ yếu sản xuất các sản phẩm
phục vụ tại chỗ cho nhân dân đại phương mà phần lớn là nông thôn như thúng, mủng, rổ, rá, gàu, dè cót, chõng tre, dụng cụ đánh bắt thủy sản… Hàng mây tre đan có những ưu điểm như: nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương và giá rẻ, lao động chủ yếu là tận dụng và không đòi hỏi tay nghề cao, vốn đầu tư ít và hầu như không gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, hạn chế của nó lại là sức mua của nông dân thấp, là vật rẻ tiền mau hỏng nên giá bán thấp, thu nhập của người lao động không cao. Vì thế sản xuất hàng mây tre đan chỉ là nghề phụ và tổ chức theo hình thức cá thể.
Một số địa phương được sự giúp đỡ của Nhà nước, các tổ chức phi Chính phủ như ở Hương Đại, Đức Giang (Vũ Quang), Hương Bình (Hương Khê), đã tiến hành đào tạo lao động làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
Nón lá là một sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Hà Tĩnh nói riêng. Nón Bài thơ, nón Ba Giang đã từng đi vào câu ca, điệu ví trữ tình, lưu truyền trong dân gian và đi vào lịch sử. Sản phẩm nón lá không những được tiêu dùng trong nước mà còn là vật kỷ niệm của những người phụ nữ Phương Tây khi đến đất nước Việt Nam. Nón lá ở Hà Tĩnh là một nghề truyền thống đã được phát triển ở các địa phương như Kỳ Thư (Kỳ Anh), Cẩm Hà (Cẩm Xuyên), Phù Việt (Thạch Hà), Gia Phố (Hương Khê) và một số địa phương khác. Sản phẩm nón lá đa dạng và phong phú về chủng loại, phẩm cấp phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Khó khăn hiện nay là vùng nguyên liệu bị thu hẹp do xây dựng các công trình thủy lợi cho nên sản lượng lá nón tại chỗ hàng năm giảm, nguyên liệu làm nón cao cấp phải mua ở ngoài tỉnh nên giá thành rất cao, thu nhập của người lao động thấp, chủ yếu là lấy công làm lãi.
Hà Tĩnh hiên nay chỉ có 2 làng nghề làm nghề dệt chiếu cói là làng Nam Sơn (Thị trấn Nghèn, Can Lộc) và làng Hồng Lam (Xuân Giang, Nghi Xuân).
Nhóm 3: Cơ khí, kim khí, điện tử gồm: đóng và sửa chữa tàu thuyền, rèn đúc.
Sản xuất hàng kim khí tập trung chủ yếu ở làng Trung Lương và Đức Thuận (Thị xã Hồng Lĩnh). Hình thức sản xuất chủ yếu là cá thể, sản xuất các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như lưỡi cày, bừa, dụng cụ cầm tay. Mấy năm nay một số cơ sở đúc gang đã sản xuất được các chi tiết máy cơ khí theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước như máy luyện quặng, máy bơm nước, máy xay xát lúa… đạt chất lượng tốt, được khách hàng tín nhiệm.
Ngoài làng rèn Trung Lương có quy mô lớn thì ở các thị trấn, thị tứ trong tỉnh cũng có các cơ sở làm nghề rèn nhưng chủ yếu là phân tán, quy mô nhỏ. Một số có nguồn gốc xuất xứ từ làng nghề Trung Lương đã di cư từ nhiều đời trước.
Nhóm 4: Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng gồm: khai thác đá, cát, sỏi, nung vôi, làm gạch ngói.
Sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm khai thác Đá, Cát, Sỏi và gạch ngói phục vụ nhân dân, thực hiện chương trình kiên cố hóa nhà ở, kênh mương, giao thông nông thôn của Đảng và Nhà nước. Nghề này tập trung ở những vùng có điều kiện thiên nhiên ưu đãi như khai thác đá Granít ở vùng Kỳ Anh, núi Hồng Lĩnh, núi Nam Giới, Cát sỏi ở Kẻ Gỗ, Nam Kỳ Anh, Sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, ven Hồng Lĩnh… gạch ngói ở Thuận Lộc, Đức Giang, Kỳ Hoa, Cầu Họ. Phần lớn là mỏ lộ thiên, dễ khai thác bằng thủ công.
Số lượng sản phẩm của các làng nghề theo từng nhóm nghề tăng qua các năm, một số ngành nghề chính có số lượng sản phẩm tăng ổn định có thể kể đến như bảng số liệu:
Bảng 2.2. Sản phẩm của một số làng nghề ở Hà Tĩnh Nhóm làng nghề ĐVT Năm 2008 2009 2010 2011 2012 CB nước mắm Lít 8.100 8.500 8.800 9.100 9.200 CB thủy sản Tấn 3.500.000 3.840.000 4.160.000 4.300.000 4.800.000 CB gỗ m3 13.000 14.200 15.100 15.900 16.300
Mây tre đan Sản phẩm 750.000 970.500 1.150.000 1.380.000 1.450.000 Đúc rèn Sản phẩm 1.485.000 1.500.000 1.580.000 1.760.000 1.870.000 Thêu ren m3 28.000 29.500 29.800 31.000 32.460 Chiếu cói m2 359.000 410.000 487.000 530.000 550.000 CB lương thực, thực phẩm Tấn 550.000 590.000 620.000 650.000 690.000
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh
Số lượng sản phẩm của các làng nghề ở Hà Tĩnh trong những năm qua luôn tăng lên. Có thể thấy ở bảng 2.2 theo các nghề chủ yếu. Tất cả các mặt hàng đều tăng lên qua các năm. Trong đó, đối với nhóm làng nghề chế biến thủy sản, chế biến nước mắm ở làng nghề Kỳ Ninh hàng năm tăng lên, từ 8100 lít năm 2008 lên đến 9200 lít năm 2012. Còn lại các sản phẩm khác chủ yếu là của các làng nghề Cẩm Nhượng, Xuân Hội, Thạch Kim... Trong các sản phẩm chế biến gỗ thì số lượng sản phẩm chủ yếu là của làng nghề Thái Yên, làng nghề Trường Sơn… Như vậy, nhìn vào bảng số liệu chúng ta cũng thấy được rằng số lượng sản phẩm sản xuất ra từ các làng nghề trong những năm qua vẫn luôn được duy trì và tăng trưởng, mặc dù có một số loại sản phẩm mức độ tăng trưởng sản phẩm là chưa cao.
2.2.1.2. Sự phát triển về chất
Làng nghề ở Hà Tĩnh hiện nay, bao gồm nhiều hình thức tổ chức kinh doanh nhưng phổ biến là kinh tế hộ gia đình. Hộ kinh tế gia dình có nhiều hạn
chế về vốn và lao động nên đổi mới công nghệ khó khăn, hạn chế mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, trong các năm qua, nhờ sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan, ban ngành và địa phương, cơ cấu về vốn và lao động tại các làng nghề đã có những khởi sắc đáng kể. Từ đó tạo ra sự tăng trưởng về giá trị sản xuất, doanh thu.
Cơ cấu vốn theo nhóm ngành tại các làng nghề ở Hà Tĩnh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Cơ cấu vốn theo nhóm ngành
Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012
Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Tổng số vốn 190.026 100 281.639 100 367.242 100 - Nhóm 1 49.406 26 70.409 25 99.155 27 - Nhóm 2 104.514 55 157.157 56 201.983 55 - Nhóm 3 15.202 8 19.714 7 25.706 7 - Nhóm 4 20.904 11 34.359 12 40.398 11 Nguồn: Cục Thống kê Hà Tĩnh
Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng về quy mô vốn đầu tư tại các làng nghề qua các năm. Năm 2010 tổng số vốn đầu tư tại các làng nghề tăng 91.613 triệu đồng so với năm 2008, và năm 2012 tăng 85.603 triệu đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, sự đầu tư thêm về vốn có giảm xuống, điều này một phần do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng quy mô vốn tại các làng nghề. Tỷ trọng vốn đầu tư tập trung chủ yếu ở nhóm 2: nhóm các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, điều này có thể dễ dàng nhận thấy do số làng nghề hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ chiếm phần lớn trong tổng số các làng nghề. Mỗi nhóm nghề đều có sự gia tăng về quy mô vốn đầu tư, điều này là tín hiệu khả thi để phát triển đồng đều các nhóm nghề.
Bên cạnh sự mở rộng quy mô về vốn, các làng nghề đã góp phần tích cực trong vấn đề xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, giảm thiểu tối đa số lượng lao động nông nhàn. Sự gia tăng về cơ cấu lao động trong các nhóm ngành qua các năm cho thấy sự phát triển mở rộng của các làng nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp. Số lượng lao động tại các làng nghề tính cả lao động chuyên và lao động kiêm nhiệm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo nhóm ngành
Đơn vị tính: Số lao động, %
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012
Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Tổng số lao động 18.638 100 20.053 100 22.124 100 - Nhóm 1 5.659 30 5.614 28 6.415 29 - Nhóm 2 8.623 46 9.224 46 9.955 45 - Nhóm 3 1.304 7 1.203 6 1.327 6 - Nhóm 4 3.052 17 4.012 20 4.427 20 Nguồn: Cục Thống kê Hà Tĩnh
Qua bảng số liệu 2.4 ta có thể nhận thấy các làng nghề đã giải quyết được việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Sự gia tăng về số lượng lao động cao và ổn định cho thấy tiềm năng to lớn về phát triển làng nghề. Đây là thông số quan trọng để xác định sự phát triển các làng nghề theo hướng bền vững. Các lao động tăng thêm tại các làng nghề chứng tỏ các làng nghề ngày càng lớn mạnh, các lao động nông thôn tin tưởng vào sự phát triển các làng nghề và có thể sống dựa vào nghề. Lao động thuộc nhóm 2: nhóm thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ trọng lớn và ổn định trong tổng số các nhóm nghề thể hiện sức sống mạnh mẽ của các nghành thủ công mỹ nghệ, khả năng phát
triển và vươn xa của nhóm nghề này. Tỷ trọng lao động trong nhóm 4: nhóm công nghiệp khai khoáng và SX VLXD tăng lên điều này phản ánh quá trình