Tăng cường kiểm soát tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên và ô

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững (Trang 100)

và ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hiện nay, ở Hà Tĩnh các làng nghề phát triển manh mún, rời rạc, nên việc sử dụng tài nguyên, nguyên nhiên liệu còn tự phát, gây lãng phí. Tỉnh cần có biện pháp chặt chẽ tăng cường kiểm soát tình trạng sử dụng tài nguyên tại các làng nghề. Trước hết, cần tăng cường tuyên truyền cho người dân trong khu vực làng nghề về vấn đề sử dụng lãng phí tài nguyên, và ý thức bảo vệ môi trường. Bản thân mỗi người làm nghề cũng cần ý thức tự giác tiết kiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, cũng cần phải có biện pháp để xử lý ô nhiễm môi trường.

Đối với các làng nghề chế biến gỗ, đồ mộc, lo ngại nhất là ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi, chính vì thế các làng nghề cần phải nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương, tham gia vào thực hiện quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề, tách xưởng sản xuất, chế biến ra xa nhà ở, tạo thành một khu sản xuất tập trung. Để thực hiện biện pháp này cần phải có thêm thời gian để giải phóng mặt bằng, có sự quy hoạch đất đai của chính quyền địa phương... Đồng thời, mỗi một người lao động trong làng nghề cũng cần phải trang bị các dụng cụ, trang phục bảo hộ lao động đầy đủ, để giảm bớt ảnh hưởng của ô nhiễm bụi, tiếng ồn... Còn các phế liệu thừa từ gỗ, có thể đem bán rẻ, hay đem cho dân cư vùng khác làm chất đốt, vừa tạo môi trường sạch sẽ hơn lại mang lại lợi ích cho dân cư sống ở vùng lân cận.

Đối với các làng nghề rèn đúc, kim khí, làng nghề chế biến hải sản, làng nghề vật liệu xây dựng… thì cần phải có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, biện pháp xử lý chất thải… bằng việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải đồng bộ trong làng nghề, đồng thời cần có hệ thống thu gom chất thải rắn của làng nghề. Ngoài ra, cần nâng cấp nhà xưởng, dụng cụ lao động để đảm bảo về ánh sáng và độ thoáng khí.

Như vậy, để có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, phải chịu bỏ vốn tự đầu tư. Tuy nhiên, việc thực hiện được điều này là rất khó khăn nên cần phải có sự tác động mạnh mẽ từ cơ quan quản lý, có sự quy hoạch, hỗ trợ một cách cụ thể và có các chế tài quy định đối với việc trang bị thiết bị xử lý chất thải đối với hộ sản xuất, kinh doanh trong làng nghề.

Phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:

- Tỉnh Hà Tĩnh và các chính quyền địa phương cần có biện pháp khuyến khích các cơ sở sản xuất trong các làng nghề đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại hơn theo phương châm: kết hợp công nghệ tiên tiến với công nghệ thủ công cổ truyền nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đề ra chính sách khuyến khích phát triển làng nghề kết hợp công nghệ truyền thống với các kỹ thuật mới hiện đại thích hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng nghề, từng sản phẩm.

- Cần nâng cao năng lực cho các cơ quan tư vấn giúp các cơ sở sản xuất, làng nghề xây dựng dự án đầu tư chiều sâu và phát triển sản xuất theo công nghệ mới, sản phẩm mới. Tập trung đi sâu nghiên cứu ngành nào nghề nào, khâu sản xuất nào, công đoạn nào áp dụng công nghệ thủ công hay máy móc và sau khi có quy trình công nghệ hợp lý sẽ phổ cập cho mọi cơ sở nhằm ổn định chất lượng sản phẩm.

- Tỉnh cũng cần có chính sách và biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái khi phát triển làng nghề. Cần quan tâm đúng mức đến công tác vệ sinh, môi trường ở các làng nghề cũng như là ở vùng nông thôn. Sử dụng nguồn vốn đầu tư cho phát triển hệ thống vệ sinh môi trường ở nông thôn, đặc biệt là khu vực làng nghề, cụm tiểu thủ công nghiệp một cách có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về thực trạng phát triển của các làng nghề ở Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

1. Cả về lý luận và thực tiễn thế giới và Việt Nam đã chứng minh vai trò to lớn của các làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc khôi phục và phát triển làng nghề được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là một nội dung quan trọng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động nông thôn. Đồng thời, sự phát triển các làng nghề cũng đóng vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của quốc gia cũng như của địa phương.

2. Tại Hà Tĩnh các làng nghề hình thành và phát triển theo địa bàn dân cư tập trung, gắn với một làng, xã nhất định và lưu truyền qua bao thế hệ tạo thành những làng nghề truyền thống. Trải qua bao biến cố lịch sử, những biến động của xã hội và cơ chế thị trường đã có tác động không nhỏ đến nền kinh tế nói chung, sự phát triển của hệ thống làng nghề nói riêng.

3. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, một số làng nghề đã nhạy bén trong việc đầu tư thiết bị công nghệ, cải tiến mẫu mã, thay đổi mặt hàng để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Số lượng làng nghề mới ngày càng tăng cả quy mô sản xuất, số lượng lao động, tay nghề và chủng loại sản phẩm, dịch vụ nông thôn, góp phần rất lớn vào phục vụ tiêu dùng cho nhân dân trong và ngoài tỉnh.

4. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng các làng nghề trung bình khoảng 16%/năm, chiếm trên 11,97% trong GDP, chiếm gần 20% giá trị sản lượng ngành nông nghiệp - nông thôn. Các làng nghề phát triển cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện một bước Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần

xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, văn minh kết hợp với bảo tồn và làm giàu bản sắc văn hóa của nông thôn Hà Tĩnh và tạo điều kiện thuận lợi đưa ngành du lịch phát triển. Các làng nghề phát triển và mở rộng cũng làm giảm áp lực về việc làm, phá thế thuần nông và thế độc canh trong nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội ở nông thôn. Hàng năm thu hút trên 42 ngàn lao động có việc làm.

5. Dù đã đạt được những thành tựu nhất định song nhìn chung sự phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh còn có những hạn chế. Thể hiện: quy mô các làng nghề còn nhỏ bé, kỹ thuật sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh sản phẩm làng nghề thấp, do đó, thị trường tiêu thụ còn nhỏ hẹp. Vì vậy, thu nhập bình quân của lao động làng nghề vẫn còn khiêm tốn, tình trạng đói nghèo còn phổ biến. Đặc biệt, môi trường tại các làng nghề còn ô nhiễm nặng, việc khai thác tài nguyên cho sản xuất còn kém hiệu quả. Thậm chí, một số làng nghề truyền thống đã không tìm được thị trường, bị mai một dần, theo đó là bản sắc văn hóa của địa phương cũng bị mai một theo.

6. Để đưa các làng nghề tại Hà Tĩnh phát triển theo hướng bền vững, các cấp chính quyền cũng như bản thân các làng nghề, hộ nghề phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó, cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu như: Hoàn thiện quy hoạch phát triển theo hướng gắn quy hoạch không gian các làng nghề với bảo vệ môi trường; Tăng cường trang bị máy móc kỹ thuật, công nghệ hiện đại cho các làng nghề, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ xanh; Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong các làng nghề; Đa dạng hóa loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đi đôi với lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp, hiệu quả; Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tạo thu nhập cao và ổn định cho người lao động; Tăng cường kiểm soát tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đinh Văn Ân (2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế xã hội tốc độ nhanh, bền vững và chất lượng cao ở Việt Nam - NXB Thống Kê, Hà Nội 2.Bộ công nghiệp (1996), Hội thảo quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, Hà Nội.

3.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 116/2006/TT- BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn

4.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của quy định về bảo vệ môi trường làng nghề

5.Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học - kỹ thuật

6.Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn

7.Chính phủ (2012), Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công

8.Cục thống kê Hà Tĩnh (2008), Niên giám thống kê Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh 9.Trần Văn Chử (2005), Kinh tế học phát triển, NXB lý luận chính trị Hà Nội 10. Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh (2000), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ 15

11.Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh (2006), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ 16

12.Nguyễn Văn Hiến (2012) “Phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” Thời báo Phát triển và Hội nhập Số 4, trang 39-42

13.Lê Hồng Kế và cộng sự (2006), Phân tích những tác động của chính sách đô thị hóa với phát triển theo hướng bền vững ở Việt Nam - NXB Lao động - xã hội, Hà Nội

14.Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội

15.Nguyễn Trường Sơn(2012), Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển theo hướng bền vững tại một số làng nghề truyền thống đồng bằng Bắc Bộ KTPT Số 176, trang 53-64

16.Sở công thương Hà Tĩnh (2008,2009,2010,2011,2012), Báo cáo thực trạng và định hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh

17.Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh (2008,2009,2010,2011,2012), Báo cáo thực trạng và định hướng phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến, kinh doanh nông lâm sản tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh

18.Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh (2008), Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Hà Tĩnh đến năm 2020, Hà Tĩnh.

19.Sở Tài nguyên môi trường Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010,2011,2012), Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Tĩnh

20.Nguyễn Hữu Tăng (2003), Bảo vệ môi trường và phát triển theo hướng bền vững ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

21.Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2009), Báo cáo thực trạng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Ninh; Phương hướng, giải pháp và cơ chế chính sách phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH đến năm 2015, tầm nhìn 2020.

22.Tổ chức dự án VIE 01/021, Kỷ yếu hội nghị phát triển theo hướng bền vững toàn quốc lần thứ hai, Nxb lao động xã hội, Hà Nội

23.UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quyết định số 59/2012/QĐ-UBND, Quyết định ban hành quy định trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

24.UBND tỉnh Bắc Ninh (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.

25.UBND tỉnh Bắc Ninh(2005), Quyết định số 128/2005/QĐ-UB ngày 10/10/2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh về Ban hành quy chế quản lý khu cụng nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

26.UBND tỉnh Bắc Ninh(2008), Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 9/4/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh

27.UBND tỉnh Hải Dương (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020.

28.Ủy ban nhân dân Hà Tĩnh (2009), Nghị quyết về Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2009-2020, Hà Tĩnh 29.Vũ Quốc Tuấn chủ biên, Nguyễn Vi Khải, Bùi Văn Vượng(2010), Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển, NXB Hà nội 30.Viện Kinh tế Việt Nam(2005), Làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH

31.Bùi Văn Vượng (2002), Đề án phục hồi làng nghề truyền thống Việt Nam,

NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

32. www.hatinh.gov.vn (Báo điện tử Hà Tĩnh)

33. www.ducthohatinh.gov.vn (Báo điện tử huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh)

34. www.tmmt.gov.vn (Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ

công thương)

35. www.hrpc.com.vn (Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phát triển các làng

nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam) 36. www.enidc.com.vn/

37. www.vnexpress.net/

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)