Thứ nhất, các làng nghề tại Hà Tĩnh đã tìm tòi cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, bước đầu tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.
Chính sách khoa học công nghệ đã tạo điều kiện cho các làng nghề Hà Tĩnh đổi mới, gắn liền với hiện đại hóa ở từng công đoạn. Các làng nghề Hà Tĩnh đã đẩy nhanh cơ giới hóa, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất. Các làng nghề chế biến lương thực phẩm, đã chế tạo máy sấy bột, thái cắt sợi miến, bánh phở, năng suất lao động tăng lên nhiều lần. Lắp đặt dây chuyền sản xuất kẹo cu đơ, đóng gói trong chân không để giữ độ giòn cho kẹo tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Các doanh nghiệp, hộ sản xuất đã bước đầu có ý thức trong cải tiến công nghệ để sử dụng nguyên liệu hiệu quả. Giảm tiêu hao, chủ động tìm kiếm nguyên liệu mới.
Thứ hai, các làng nghề đã thúc đẩy ngành nghề nông thôn phát triển tạo ra một khối lượng hàng hóa đáng kể, đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa
phương và tăng kim ngạch xuất khẩu. Gia tăng giá trị sản lượng làng nghề, giá trị công nghiệp, thu hút nhiều lao động tham gia vào các làng nghề.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất trong làng nghề đã kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo uy tín cao trên thị trường trong nước. Thu hút nhiều lao động, giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn.
Thứ tư, phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh đã góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Đời sống người dân được cải thiện, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.