2.3.2.1. Hạn chế
- Tốc độ tăng trưởng của làng nghề chưa cao, chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, chưa đảm bảo phát triển bền vững.
- Nhà nước đã có chủ trương về khôi phục và phát triển làng nghề và ngành nghề thủ công truyền thống, nhưng mấy năm nay cơ chế chính sách vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp các ngành nên sự chuyển biến về chất của các làng nghề vẫn chưa thực sự rõ nét. Một số doanh nghiệp khi thực hiện chủ trương của Nhà nước lại gặp khó khăn trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa như vốn, thị trường…
- Nguồn vốn vừa được coi là hạn chế về kinh tế, vừa được coi là nguyên nhân gây ra những hạn chế của làng nghề tại Hà Tĩnh. Mặc dù UBND tỉnh đã đưa ra những văn bản, quyết định hỗ trợ lãi suất vay vốn, các gói hỗ trợ phát triển đối với các làng nghề tuy nhiên khả năng tiếp cận và số vốn vay được còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, mở rộng, đầu tư của các làng nghề. Vốn của các cơ sở sản xuất chủ yếu là tự có hoặc chiếm dụng lẫn nhau qua các khâu trung gian. Nguồn vốn tín dụng ít được tiếp cận vì thủ tục rườm rà, các cơ sở sản xuất phần lớn hộ gia đình, không có tư cách pháp nhân
cho nên không vay được vốn với số lượng lớn, vì vậy không đủ điều kiện để phát triển sản xuất. Trong thời gian qua, mặc dù thuộc diện nằm trong gói kích cầu của chính phủ, được vay vốn ưu đãi nhưng lượng vốn mà các làng nghề thực sự được tiếp cận vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu
- Cơ sở vật chất như máy móc thiết bị nói chung vẫn còn nghèo nàn, cũ kỹ, lạc hậu. Nhà xưởng chủ yếu là tạm bợ, xây dựng liền kề với nhà ở cho nên chất lượng sản phẩm còn thấp, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Công tác vệ sinh, môi trường ở nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Các cơ sở sản xuất, các làng nghề ở nông thôn hầu hết chưa quan tâm đúng mức trong việc xử lý môi trường. 100% làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn, đặc biệt là các cơ sở sản xuất gạch ngói, các làng nghề chế biến hải sản, các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất bia, nước ngọt tư nhân...
- Thu nhập của một số làng nghề vẫn chưa đảm bảo, phần nhiều vẫn là tận dụng thời gian nông nhàn, lấy công làm lãi, chưa chú trọng đầu tư phát triển làng nghề một cách bền vững.
- Đội ngũ nghệ nhân tại các làng nghề chủ yếu là những người cao tuổi, sức khỏe yếu. Các nghệ nhân đã nhiệt tình tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, đào tạo nghề nhưng chưa được quan tâm thích đáng. Gặp nhiều rào cản trên con đường cống hiến cho sáng tạo nghệ thuật và mưu sinh nghề nghiệp.
- Các hiệp hội làng nghề hoạt động còn hạn chế. Tác động hướng dẫn, trợ giúp trực tiếp của các hội đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề chưa cao. Quan hệ trao đổi thông tin của hiệp hội với các thành viên chưa thường xuyên.
- Trong các làng nghề thì người lao động và người quản lý sản xuất kinh doanh ít được đào tạo chuyên môn. Các nghề phi nông nghiệp chủ yếu dựa vào kỹ năng lao động tự học và truyền nghề theo hình thức phi chính thức.
- Thị trường tiêu thụ phần lớn là trong tỉnh. Một số sản phẩm đã được xuất bán ra ngoài tỉnh nhưng khối lượng chưa nhiều và theo đơn đặt hàng. Thị trường xuất khẩu rộng lớn nhưng sản phẩm từ làng nghề của Hà Tĩnh chưa tiếp cận được nhiều vì mẫu mã chưa phù hợp. Hàng thủ công mỹ nghệ đã được chú trọng, tìm kiếm được thị trường nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tạo đà cho sự phát triển.
- Suy thoái môi trường do phát triển công nghiệp nhưng thiếu đầu tư vào bảo vệ môi trường đã và đang có ảnh hưởng xấu tới đời sống và sức khỏe của nhân dân trong vùng nghề.
- Những người lao động trong các làng nghề hầu hết không được hưởng quyền lợi cơ bản mà Luật lao động quy định.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là:
- Các làng nghề phát triển trong điều kiện tỉnh Hà Tĩnh còn nghèo, điểm xuất phát thấp, nguồn lực của nhân dân và của tỉnh còn hạn hẹp, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư cho phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu: Giai đoạn 2008- 2012 tổng vốn đầu tư là 5.284 tỷ đồng, tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn so với GDP đến năm 2007 chỉ đạt 17,3% (cả nước đạt 41%), từ năm 2008 đến năm 2012 tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn so với đầu tư toàn xã hội giảm, năm 2008 chiếm 55% đầu tư toàn xã hội, thì đến năm 2012 chỉ chiếm 40% đầu tư toàn xã hội. Đầu tư cho nông thôn thấp thì vốn đầu tư cho các làng nghề tương ứng cũng bị thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu.
- Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành, của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự phát huy mạnh mẽ và làm chỗ dựa cho các làng nghề trong việc cung cấp nguyên liệu, hỗ trợ vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Vì thế nguyên liệu tại chỗ của tỉnh chưa đủ đáp ứng theo yêu cầu, chất lượng hầu hết của các loại nguyên
liệu trong tỉnh còn chưa cao do đó hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, các làng nghề ở Hà Tĩnh vẫn chưa thành lập hiệp hội làng nghề ở địa phương để có thể phối hợp hoạt động và tham gia vào hiệp hội làng nghề Việt Nam.
- Nhìn chung hệ thống chính sách của Tỉnh vẫn chưa đủ mạnh, nội dung của một số chính sách chưa hợp lý nhưng chậm được sửa đổi; phần lớn các chính sách chỉ mới khuyến khích phát triển một số mục tiêu đơn lẻ, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp để kích thích phát triển. Còn thiếu nhiều chính sách như: khuyến khích sản xuất tập trung hàng hoá lớn, đào tạo nghề cho lao động, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển làng nghề, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp làng nghề…
- Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch làm chưa đồng bộ và còn nhiều yếu kém: Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn còn nhiều bất cập, chất lượng chưa cao, thiếu tầm chiến lược và cũng đang chỉ dừng lại ở quy hoạch chung cấp tỉnh, đối với huyện, xã thì hầu như chưa có quy hoạch, nên nhìn chung đang phát triển tự phát, thiếu bền vững; nhiều bất hợp lý về không gian, không phát huy khai thác được tối đa các tiềm năng lợi thế của từng địa phương và thậm chí còn gây hạn chế cho phát triển trong tương lai. Nhìn chung sau khi các quy hoạch đã được phê duyệt, các cấp, các ngành chưa xây dựng được chương trình hành động cụ thể và thiếu sự quan tâm đầu tư nguồn lực để chỉ đạo thực hiện các mục tiêu quy hoạch đề ra.
- Nguồn nguyên liệu cho hoạt động của các làng nghề và các nghề tiểu thủ công nghiệp ngày càng bị thu hẹp và khan hiếm dần, chính vì thế cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu ngày càng gay gắt. Nhiều làng nghề phải thu mua nguyên liệu ở các vùng khác làm tăng giá thành sản phẩm, nhiều khi lại không chọn được nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng.
- Phần lớn các làng nghề còn thiếu nhiều thông tin về thị trường, không kịp thời thu thập được các thông tin mới nhất về số lượng nhu cầu, giá cả thị trường và nhu cầu về mẫu mã sản phẩm hàng hóa nên đã dẫn đến hiện tượng như người sản xuất bị động, bị ép giá và các sản phẩm làm ra phải thông qua khâu trung gian để tiêu thụ. Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu công nghiệp còn xa lạ với nhiều chủ sản xuất. Công tác quảng cáo, tiếp thị chưa được quan tâm đúng mức.
Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH HÀ TĨNH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 3.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hƣớng bền vững đến năm 2020 3.1.1. Mục tiêu
Trên cơ sở thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, các làng nghề Hà Tĩnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020:
- Tốc độ phát triển làng nghề 14 - 16%/năm. Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống đang dần bị mai một và có khả năng khôi phục, phát triển. Phát triển các làng nghề gắn với du lịch, bao gồm: những làng có nghề, có tiềm năng phát triển du lịch, có vị trí cảnh quan thích hợp liên kết với các tuyến du lịch.
- Phát triển 5 làng nghề mới, bao gồm những làng nghề phát triển lan tỏa từ các làng nghề truyền thống, hoặc những làng nghề hình thành do hoạt động gia công cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
- Mỗi năm tạo việc làm cho 17.000 lao động chuyên và 25.000 lao động kiêm nhiệm tại các làng nghề. Thu nhập bình quân của mỗi lao động chuyên phấn đấu đạt 120 triệu đồng/năm, và mỗi lao động kiêm đạt 75 triệu đồng/năm.
- Các làng nghề phấn đấu mục tiêu đóng góp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm.
- Phấn đấu 70% các hộ nghề đều có thiết bị xử lý rác thải hợp vệ sinh môi trường.
3.1.2. Định hướng phát triển
Thứ nhất, khôi phục, phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn, các làng nghề truyền thống kết hợp du nhập các nghề mới theo cơ chế thị trường,
bảo đảm phát triển theo hướng bền vững, giữ gìn tốt vệ sinh môi trường nông thôn, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Có sự liên kết thành hệ thống sản xuất để đáp ứng đơn hàng lớn hoặc giao hàng đúng hạn, dịch vụ phân phối sản phẩm hoàn chỉnh. Giảm giá thành, quan tâm khâu bao bì, đóng gói, dịch vụ nâng giá trị gia tăng của làng nghề
Thứ hai, phát triển những làng nghề có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, thị trường tiêu thụ ổn định, sản phẩm có khả năng xuất khẩu và thu hút được nhiều lao động tham gia, góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn. Tạo liên kết, hợp tác tốt với các vùng cung cấp nguyên liệu. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan, tạo thành vùng công nghiệp. Khuyến khích các làng có nghề đạt tiêu chuẩn đăng ký công nhận là làng nghề để UBND tỉnh và các hiệp hội có sự hỗ trợ, đầu tư phát triển. Đặc biệt, phải tạo các sản phẩm có tính độc đáo, phù hợp thị hiếu, có tính hiện đại, vừa có tính trang trí, vừa có giá trị sử dụng.
Thứ ba, phát triển làng nghề gắn mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội, môi trường sinh thái, phát triển du lịch và giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc và quê hương Hà Tĩnh. Sự phát triển hài hòa là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững các làng nghề, trong đó chú trọng đến sự hiểu biết về văn hóa và nhu cầu thẩm mỹ thị trường của khách hàng.
Thứ tư, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để tổ chức, cá nhân huy động các nguồn lực xã hội triển khai các hoạt động trợ giúp, tư vấn, thông tin, tiếp thị, đào tạo nghề, khuyến công, nghiên cứu công nghệ, kiểu dáng, mẫu mã cho phát triển các làng nghề.
Thứ năm, đưa các làng nghề hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Muốn vậy, trước hết cần xây dựng và phát triển thương hiệu, uy tín của làng nghề,
chú trọng đào tạo trình độ người lao động vừa theo hướng truyền nghề vừa theo hướng công nghiệp. Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ xảo thủ công. Quản trị doanh nghiệp tốt, đặc biệt về Marketing, tài chính hiệu quả. Đổi mới công nghệ cho phù hợp đặc điểm làng nghề nhưng vẫn tối đa hóa công đoạn tạo ra tính độc đáo, tinh tế của sản phẩm. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đáp ứng các yêu cầu về trách nhiệm xã hội và môi trường trong các làng nghề
3.2. Một số giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển các làng nghề theo hƣớng bền vững ở Hà Tĩnh đến năm 2020 hƣớng bền vững ở Hà Tĩnh đến năm 2020
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển theo hướng gắn quy hoạch không gian làng nghề với bảo vệ môi trường không gian làng nghề với bảo vệ môi trường
Quy hoạch làng nghề là quá trình sắp xếp, bố trí các làng nghề vào một không gian nhất định nhằm đạt được các mục tiêu của kế hoạch đề ra.
Quy hoạch phát triển theo hướng gắn quy hoạch không gian làng nghề với bảo vệ môi trường là sự tập trung chú trọng vấn đề môi trường sinh thái trong quá trình quy hoạch phát triển làng nghề. Đây được coi là giải pháp quan trọng mang tính lâu dài trên lộ trình phát triển các làng nghề theo hướng bền vững. Giải pháp này đòi hỏi sự đầu tư lớn, tâm huyết của các nhà khoa học và sự phối hợp đồng bộ của nhiều ban, ngành và các hộ sản xuất trong làng nghề.
Hiện nay, sự phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh còn manh mún, không tập trung, việc đầu tư trang thiết bị xử lý rác thải, bảo vệ môi trường sinh thái còn hạn chế. Vậy nên, trong những năm tiếp theo Hà Tĩnh cần hoàn thiện quy hoạch phát triển theo hướng gắn quy hoạch không gian làng nghề với bảo vệ môi trường.
Trước hết phải đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của các làng nghề phù hợp với quan điểm của Đảng ta về Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn. Quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề ở nông thôn ở địa phương phải gắn với quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn của cả nước và gắn với quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn. Thông qua thực trạng về các làng nghề của tỉnh, của địa phương, các ngành chức năng, các địa phương tính toán năng lực sản xuất, năng lực của mỗi làng nghề. Trên cơ sở đó xác định chính xác số lượng, chất lượng, quy mô của từng làng nghề làm căn cứ cho kế hoạch 5 năm, 10 năm. Làm tốt công tác quy hoạch vùng, xây dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chú trọng nghiên cứu, thực hiện quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. chính quyền địa phương cần đẩy mạnh thực hiện quy hoạch khu sản xuất tách riêng khu dân cư và áp dụng các giải pháp xử lý chất thải và cải thiện môi trường lao động. Đồng thời, xây dựng quy chế làm việc, quy chế vệ sinh môi trường chung trong làng nghề; lập quỹ bảo vệ môi trường; phổ biến và khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ và các giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm để cải thiện môi trường lao động, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng lao động trong các làng nghề truyền