Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững (Trang 34)

về khía cạnh môi trường.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề theo hướng bền vững. bền vững.

1.2.4.1 Quy hoạch phát triển làng nghề

Quy hoạch làng nghề là quá trình sắp xếp, bố trí các làng nghề vào một không gian nhất định nhằm đạt được các mục tiêu của kế hoạch đề ra.

Việc quy hoạch phát triền làng nghề của các địa phương sẽ tạo nên sự phát triển làng nghề một cách có hệ thống, có định hướng và có sự hỗ trợ của địa phương, hỗ trợ cả về nguồn vốn cũng như là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại khu vực có làng nghề hoạt động. Việc quy hoạch mặt bằng tập trung sản xuất sẽ góp phần giải quyết được vấn đề môi trường, đưa ra được các biện pháp bảo vệ môi trường cũng như xử lý ô nhiễm môi trường một cách có hệ thống. Quy hoạch phát triển làng nghề sẽ định hướng phát triển, khôi phục, phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn, các làng nghề truyền thống và thực hiện chính sách “mỗi làng một nghề” của nhà nước. Việc quy hoạch phát triển làng nghề cũng sẽ tạo điều kiện phát triển các ngành nghề có lợi thế về nguyên

liệu tại chỗ, có thị trường tiêu thụ ổn định, và thông qua đó sẽ gắn kết các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường với nhau.

Sự phát triển của hệ thống đô thị tạo nên một nền văn minh đô thị, quy mô và chức năng đô thị, không gian quy hoạch và kiến trúc của đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị, kinh tế đô thị… Sự phát triển của hệ thống đô thị có vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như địa phương, vùng lãnh thổ, và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Quá trình đô thị hóa cũng có những tác động ngược chiều đối với sự tồn tại phát triển của hệ thống các làng nghề. Trước hết, về mặt tích cực, quá trình đô thị hóa sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn, góp phần làm tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống của dân cư ở làng nghề cũng như vùng lân cận. Khu vực thành thị chính là những đối tượng có thu nhập cao hơn, qua đây sẽ có điều kiện tăng tiêu dùng những sản phẩm từ làng nghề phù hợp, đặc biệt là những sản phẩm mang đậm dấu ấn thủ công mỹ nghệ, có tính trang trí, lụa tơ tằm, sản phẩm thêu ren, thảm len... và từ đó tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa cũng sẽ tạo điều kiện cho người dân vùng làng nghề nâng cao dân trí, trình độ để có thể tiếp cận một cách tốt hơn với sự phát triển của khoa học công nghệ mới, từ đó họ có thể biết cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động của mỗi cơ sở làng nghề.

Tuy nhiên, ngoài tác động tích cực thì quá trình đô thị hóa cũng mang lại không ít những tác động không tốt cho mỗi làng nghề. Trước hết, quá trình đô thị hóa sẽ đi đôi với sự thu hẹp các diện tích đất nông nghiệp, đất trồng nguyên liệu cũng như là đất đai phục vụ nhà xưởng gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của làng nghề. Đô thị hóa nhanh chóng cũng sẽ tác động đến lối sống cũng như cách nhìn nhận của người làm nghề, họ sẽ có những thay

đổi trong phong cách làm sao để phù hợp với hoàn cảnh mới. Như vậy, quá trình đô thị hóa ngoài những ảnh hưởng mang tính tích cực thì cũng cần phải chú ý đến những ảnh hưởng xấu của nó để có thể có những biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo cho sự phát triển của mỗi làng nghề mang tính bền vững.

Bên cạnh quá trình đô thị hóa thì sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng cũng là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển theo hướng bền vững của làng nghề. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng mà quan trọng nhất là hệ thống giao thông ngày càng phát triển và được hoàn thiện thì sẽ tạo điều kiện cho mỗi làng nghề có thể mở rộng quy mô sản xuất.

Ngoài hệ thống giao thông ở khu vực làng nghề thì hệ thống điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện ứng dụng các loại máy móc thiết bị hiện đại vào hoạt động sản xuất, góp phần làm tăng năng suất lao động cũng như là nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, chống ô nhiễm môi trường… Hệ thống thông tin liên lạc đặc biệt là trong thời điểm bùng nổ Internet như hiện nay cũng sẽ giúp cho các hộ sản xuất nhanh chóng cập nhật các thông tin cần thiết cũng như là có thể tìm kiếm những nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình, đồng thời qua đó cũng có thể thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm, giới thiệu một cách rõ hơn về làng nghề mình để sản phẩm của làng nghề được mọi nơi, mọi đối tượng biết đến.

1.2.4.2. Nguồn vốn sản xuất

Nguồn vốn cho phát triển sản xuất cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Trong điều kiện phát triển như ngày nay thì nguồn vốn cũng chính là điều kiện cần thiết không thể thiếu cho các làng nghề.

Ngày nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi nên kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản

xuất ngày càng gia tăng. Cuộc điều tra do tổ chức ILO và SIDA thực hiện cho thấy có 65,7% ý kiến ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là nguyên nhân quan trọng nhất cản trở hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo số liệu nghiên cứu của CIEM thì hệ thống tài chính chính thức chỉ đáp ứng được 25,6% nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp dân doanh. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc mở rộng quy mô và ứng dụng công nghệ hiện đại trong các làng nghề.

Trước đây, quy mô của các làng nghề thường nhỏ bé, và quy mô vốn của các hộ kinh doanh ở đây cũng rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có của gia đình hay của bà con họ hàng. Vì vậy rất khó khăn cho các hộ gia đình trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Hầu hết các hộ sản xuất, các doanh nghiệp làng nghề đều có quy mô nhỏ và vừa, lại thuộc vào thành phần kinh tế dân doanh nên khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, khi các hộ sản xuất nông nghiệp với vốn đầu tư không lớn thì có xu hướng chuyển sang sản xuất làng nghề nhiều hơn, tức là vừa làm nông nghiệp vừa có thể tham gia đầu tư để làm nghề hay cung cấp dịch vụ phục vụ làng nghề, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Việc này sẽ kéo theo việc gia nhập ngày càng nhiều hơn số hộ gia đình và số lao động vào làng nghề.

Như vậy, để có thể phát triển các làng nghề theo hướng bền vững thì đòi hỏi phải đảm bảo được nguồn lực đầu vào về số lượng cũng như chất lượng, và phải mang tính ổn định lâu dài. Nếu nguồn lực đầu vào không ổn định, không đủ mạnh thì đó là yếu tố gây nên sự không bền vững của sự phát triển làng nghề.

1.2.4.3. Trình độ của đội ngũ lao động

Nói đến nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất thì không thể không nói đến nguồn lao động, đó là nguồn lực đầu vào không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế của tất cả các ngành, lĩnh vực chứ không riêng gì

hoạt động sản xuất của làng nghề. Nếu đội ngũ lao động tham gia sản xuất tại các làng nghề ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất ổn định và phát triển. Trên thực tế, để có thể sáng tạo ra được những sản phẩm có sự tinh xảo thì ngoài khả năng bẩm sinh, người lao động cũng cần phải được đào tạo một thời gian dài sau quá trình học việc và đôi khi cũng có thể có đối tượng không đủ kiên nhẫn để theo đuổi công việc đến cùng. Hơn nữa công việc của các làng nghề lại mang nặng đặc trưng là thực hiện phương thức đào tạo theo dạng truyền nghề, những kỹ năng bí quyết nghề nghiệp nhiều khi họ chỉ truyền lại cho một số ít người đáng tin cậy trong gia đình. Chính vì vậy, điều này làm cho số lượng các thợ cả, nghệ nhân mới ngày càng bị thu hẹp trong khi đội ngũ nghệ nhân cũ tuổi tác càng cao, sức khỏe càng giảm sút. Như vậy, những tinh hoa của làng nghề ngày càng bị mai một dần.

Thời đại ngày nay, khi làng nghề cũng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì ngoài kỹ năng, bí quyết riêng của người thợ, sự phát triển của làng nghề cũng đòi hỏi người sản xuất, đặc biệt là các chủ hộ cũng phải trau dồi cho mình những kiến thức, thông tin nhất định về lĩnh vực kinh doanh, quản lý sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm cũng như là công việc quảng bá, marketing cho sản phẩm…

Như vậy, nguồn lực lao động tham gia vào các làng nghề nếu ổn định về số lượng và đảm bảo về chất lượng thì sẽ góp phần không nhỏ giúp cho làng nghề hạn chế được những biến động, đảm bảo sự ổn định về sản phẩm, từ đó mà có thể tác động đến sự phát triển theo hướng bền vững của làng nghề.

1.2.4.4. Nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của làng nghề. Khối lượng, chủng loại, phẩm cấp của nguyên liệu và khoảng cách từ nơi cung cấp nguồn

nguyên liệu đến nơi sản xuất đều đóng vai trò quan trọng, chính vì thế nguồn nguyên liệu đầu vào thường được các làng nghề rất chú trọng.

Từ những ngày đầu hình thành, mỗi làng nghề đều có nguồn nguyên liệu tương đối sẵn có và gần với nơi sản xuất. Tuy nhiên, do quá trình khai thác trong thời gian dài, dần dần những nguồn nguyên liệu sẵn có này cũng đến lúc cạn kiệt và trong đó có những nguồn nguyên liệu lại không thể tái tạo được như đất sét, đá… vì thế các làng nghề phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào từ các địa phương khác.

Tuy ngày nay càng có thêm nhiều làng nghề mới xuất hiện ở các địa phương nhưng nói chung sản phẩm từ các làng nghề đều mang tính truyền thống, nguồn nguyên liệu đầu vào của các làng nghề để tạo ra sản phẩm chủ yếu bắt nguồn từ thiên nhiên và điều kiện thuận lợi của địa phương đối với việc khai thác nguồn tài nguyên đó.

Nếu nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của làng nghề luôn ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho sự hoạt động của làng nghề được thông suốt, người sản xuất không bị phân tán tư tưởng của mình vì nguồn nguyên liệu mà có thể tập trung cho hoạt động sản xuất sản phẩm của mình. Một số nguồn nguyên liệu làng nghề có thể tái tạo, do đó vấn đề ở đây là cần phải chú trọng trong công tác khai thác nguồn nguyên liệu và thực hiện các biện pháp để nguồn nguyên liệu đó được đảm bảo lâu dài.

Quá trình khai thác nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của làng nghề cũng ảnh hưởng đến sự phát triển theo hướng bền vững của làng nghề. Việc khai thác nguyên liệu, đặc biệt là nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên cũng sẽ gây nên những tác động đến môi trường, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Đơn cử như việc khai thác nguyên liệu là đất sét, đá… sẽ tác động đến cảnh quan môi trường, nếu việc khai thác kéo dài thì sẽ làm cạn kiệt tài nguyên đồng thời gây nên sự hủy hoại môi trường thiên nhiên. Đối với

nguồn nguyên liệu như gỗ thì nếu việc khai thác một cách bừa bãi, không có quy hoạch và không chú trọng đến việc tái tạo thì sẽ gián tiếp tác động đến điều kiện tự nhiên, và gây ra lũ lụt, sạt lở hay xói mòn… chính những tác động đó cũng là gây nên sự thiếu bền vững về môi trường.

1.2.4.5. Trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất

Trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm đó. Và như vậy trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, không chỉ của làng nghề mà là bất kỳ ngành nghề nào.

Lao động trong các làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống, là lao động sáng tạo kỳ diệu của những nghệ nhân và thợ nghề. Không giống sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt theo công nghệ dây chuyền. Mỗi sản phẩm của làng nghề được coi là tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng phong cách riêng, nét sáng tạo, trình độ tay nghề của người làm ra chúng. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa phải đảm bảo có giá trị sử dụng nhưng cũng có tính nghệ thuật cao. Do đó, chúng phải kết hợp giữa kỹ thuật thủ công truyền thống với kỹ năng tinh xảo.

Từ trước đến nay, các làng nghề thông thường là sử dụng các thiết bị thủ công, công nghệ sản xuất sản phẩm nhiều khi còn bị lỗi thời, theo kiểu truyền từ đời xưa để lại nên không có sự đổi mới. Điều này dẫn đến tình trạng các làng nghề cũng chỉ sản xuất với một số lượng nhất định, chất lượng sản phẩm cũng không đồng đều làm ảnh hưởng đến sự phát triển theo hướng bền vững của làng nghề, và làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các làng nghề trên thị trường. Do đó, các làng nghề cần phải có những biện pháp cải tiến công nghệ kỹ thuật, không ngừng đổi mới máy móc thiết bị sản xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển một cách bền vững. Công nghệ hiện đại không thể

thay thế tất cả các khâu trong quy trình sản xuất sản phẩm của làng nghề, vì có những khâu quan trọng, quyết định thẩm mỹ của sản phẩm, nét tinh tế, riêng có của từng sản phẩm cần làm hoàn toàn bằng thủ công. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại có thể thay thế một số khâu trong sản xuất, nhằm tiết kiệm thời gian, công sức cho người lao động. Sự kết hợp đan xen và hợp lý mới là hướng đi đúng đắn trong phát triển trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất của các làng nghề trong tiến trình phát triển bền vững.

1.2.4.6. Khuôn khổ pháp luật, chính sách quản lý, hỗ trợ của nhà nước, địa phương

Khuôn khổ pháp luật, chính sách quản lý, hỗ trợ của nhà nước, địa phương là nhân tố không thể thiếu được để đảm bảo cho sự phát triển các làng nghề theo hướng bền vững. Đó là nhân tố không thể thiếu được để đảm bảo cho sự phát triển của bất kỳ hoạt động kinh tế nào trên đất nước. Yếu tố này thể hiện ở chỗ nó có đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế hay không, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các thành phần kinh tế như thế nào. Một sự thay đổi chính sách, pháp luật sẽ tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của làng nghề.

Mặt khác do các chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cũng như là việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cũng phần nào làm cho các sản phẩm của làng nghề có thêm điều kiện phát

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)