1.2.3.1 Nhóm tiêu chí về kinh tế.
Có thể đánh giá sự phát triển bền vững các làng nghề về mặt kinh tế qua các tiêu chí sau.
a. Tốc độ tăng trưởng.
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của các làng nghề nhanh hay chậm. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa phần giá trị sản lượng tăng thêm của năm sau so với năm trước. Công thức tính:
Chỉ số này càng cao chứng tỏ sự phát triển các làng nghề càng nhanh và ngược lại. Các làng nghề phát triển có bền vững hay không thì trước hết phải xét xem trong quá trình phát triển, các làng nghề đạt được mức tăng trưởng cao hay thấp, có đạt được chỉ tiêu đề ra hay không hay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đạt được mức lợi nhuận là bao nhiêu. Đó chính là sự tăng lên không ngừng qua các năm về số lượng và giá trị sản phẩm của mỗi làng nghề. Có như vậy mới thể hiện được rằng số lượng sản phẩm từ làng nghề vẫn đang được duy trì và phát triển.
b. Tỷ lệ thu nhập từ ngành nghề so với tỷ lệ thu nhập của làng ( hay hộ) Giá trị sản lượng năm sau – Giá trị sản lượng năm trước
Giá trị sản lượng năm trước
Chỉ số này cho biết thu nhập từ ngành nghề chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng thu nhập của làng (hay hộ gia đình).
Công thức tính:
Thu nhập từ ngành nghề Tổng thu nhập
Chỉ số này càng cao chứng tỏ thu nhập từ ngành nghề chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của làng ( hay hộ gia đình). Chỉ số này tăng qua các năm thể hiện sự phát triển của ngành nghề tạo ra thu nhập cao và ổn định, khả năng phát triển của ngành nghề ngày càng mạnh mẽ trong tương lai. Ngành nghề có xu hướng trở thành ngành nghề chính, thiết yếu của làng ( hay hộ gia đình).
1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về văn hóa - xã hội
a. Tỷ lệ lao động làng nghề trong tổng số lao động xã hội
Chỉ số này cho biết số lượng lao động làng nghề chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng số lao động trong xã hội. Đối với từng làng nghề, chỉ số này được tính là số lao động tham gia hoạt động sản xuất trong các cơ sở sản xuất so với tổng số lao động trong làng nghề.
Công thức tính:
Số lao động làng nghề Tổng số lao động xã hội
Chỉ số này càng cao chứng tỏ lao động làng nghề chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Chỉ số này tăng qua các năm chứng tỏ sự phát triển lớn mạnh về số lượng lao động làng nghề. Điều này cũng thể hiện sự phát triển làng nghề đã tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động, gián tiếp thể hiện sự phát triển về quy mô làng nghề.
Tỷ lệ lao động làng nghề = x 100%
b. Thu nhập bình quân của người lao động trong các làng nghề
Thu nhập của lao động làm việc trong làng nghề cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ phát triển bền vững của làng nghề. Thu nhập là yếu tố quan trọng để người lao động xác định lựa chọn nghề và sống nhờ vào nghề đó. Nếu mức thu nhập bình quân của người lao động đủ đảm bảo trang trải cho những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của người lao động cũng như gia đình họ, đồng thời mức thu nhập đó nếu cao hơn mức thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì người lao động sẽ chọn làm việc ở làng nghề và gắn bó hơn với nghề đó. Thu nhập bình quân của người lao động trong các làng nghề tăng lên qua các năm chứng tỏ làng nghề ngày càng phát triển, thị trường được đảm bảo. Người lao động có thể an tâm gắn bó với nghề, làng nghề.
c. Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của địa phương là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống, tiêu dùng của dân cư. Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là yếu tố quan trọng quá trình phát triển các làng nghề theo hướng bền vững. Làng nghề là một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn hóa dân tộc, là nơi lưu giữ truyền thống một cách cụ thể nhất. Bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện qua các sản phẩm thủ công, nó thể hiện giá trị thẩm mỹ trước, sau đó mới đến giá trị kinh tế, kỹ thuật. Trong quá trình hội nhập hiện nay, người ta coi sản phẩm của làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống là di sản văn hóa vật thể của dân tộc trên thế giới. Vì vậy phát triển làng nghề chính là gìn giữ văn hóa vật thể cho đất nước, nhân loại. Đây là chỉ tiêu định tính nhưng quan trọng để phát triển các làng nghề theo hướng bền vững về văn văn hóa.
1.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về môi trường
a. Tỷ lệ làng nghề ( hay hộ nghề) sử dụng nguyên liệu và công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường
Chỉ tiêu này là chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ phát triển bền vững của làng nghề (hộ nghề) về môi trường. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ giữa số làng nghề (số hộ nghề) sử dụng nguyên liệu và công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường với tổng số làng nghề trên cả nước (tổng số hộ nghề trong làng nghề).
Công thức tính:
Tỷ lệ LN sử dụng nguyên liệu và CNSX đạt tiêu chuẩn môi trường
Số LN sử dụng nguyên liệu và CNSX đạt tiêu chuẩn môi trường
Tổng số làng nghề
Chỉ số này càng cao chứng tỏ số làng nghề ( hộ nghề) sử dụng nguyên liệu và công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường càng cao. Điều này, đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững cho các làng nghề (hộ nghề) này, và sự phát triển chung cho các làng nghề (hộ nghề) trên cả nước. Chỉ số này tăng qua các năm chứng tỏ sự phát triển có quy hoạch, có ý thức của các làng nghề trong vấn đề sử dụng nguyên liệu và công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường. Chỉ số này tăng ổn định đảm bảo sự phát triển bền vững cho các làng nghề trong tương lai.
b. Tỷ lệ hộ sản xuất làng nghề có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường
Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển bền vững các làng nghề về môi trường. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ giữa số hộ sản xuất làng nghề có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường với tổng số hộ sản xuất làng nghề.
x 100% =
Công thức tính:
Tỷ lệ hộ SX LN có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường
Số hộ SX LN có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường
Tổng số hộ SX LN
Chỉ số này càng cao chứng tỏ số hộ sản xuất làng nghề có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường càng cao. Điều này đảm bảo môi trường làng nghề không bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi sự phát triển nhanh chóng của làng nghề. Chỉ số này tăng qua các năm chứng tỏ càng nhiều hộ sản xuất làng nghề quan tâm, đầu tư hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Chỉ