Kinh nghiệm phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở các địa

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững (Trang 42)

hoạt động của các làng nghề cũng mang lại những tác động tích cực góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các làng nghề. Nếu chính quyền địa phương có sự quan tâm đúng mực, ưu tiên cho sự phát triển của làng nghề thì các làng nghề sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề theo hƣớng bền vững của một số địa phƣơng và bài học cho các làng nghề ở Hà Tĩnh

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở các địa phương địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Hải Dương là tỉnh vốn có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như nghề mộc Cúc Bồ, gỗ Đồng Giao, vàng bạc Châu Khê, bánh đậu xanh Hải Dương…, nhưng qua các thời kỳ của lịch sử, một số nghề đã bị mai một. Thực hiện chính sách đổi mới, Hải Dương đang có những bước tiến nhanh chóng trong việc khôi phục làng nghề, du nhập nghề mới là bước đi cần thiết trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

Trong tổng số 61 làng nghề đã được công nhận, số làng nghề phát triển trên cơ sở các nghề truyền thống đã có chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể nhóm làng nghề phát triển trên cơ sở các nghề truyền thống đã có gồm 42 làng, chiếm tỷ trọng 68,9% trong tổng số làng nghề được công nhận. Số lượng làng nghề phát triển trên cơ sở du nhập mới là 19 làng, chiếm tỷ trọng 31,1%, trong đó nhóm ngành nghề du nhập mới chủ yếu là nghề: sản xuất VLXD, sấy, sơ chế nông sản, mây giang xiên, thêu tranh, ghép trúc, thêu ren.v.v.

Kết quả giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) tại các làng nghề năm 2011 đạt 2.290 tỷ đồng; tăng gấp 3,7 lần so với kết quả thực hiện của năm 2004. Tính chung cả giai đoạn 2004 - 2011, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 20,4%/năm. Tuy nhiên, mức độ tăng của giai đoạn 2008 - 2011 có dấu hiệu chậm, kết quả giá trị theo số tuyệt đối tăng không nhiều. Kết quả sản xuất tại các làng nghề đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng công nghiệp chung toàn tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp của các làng nghề thường xuyên chiếm tỷ trọng từ 8 đến 15% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và thể hiện vị trí vai trò quan trọng trong phần giá trị sản xuất công nghiệp của riêng khu vực tiểu thủ công nghiệp, với tỷ trọng thường xuyên chiếm từ 39 - 54,8% trong tổng số giá trị sản xuất của khu vực tiểu thủ công nghiệp. Nhìn chung, thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay của các làng nghề Hải Dương chủ yếu vẫn là tại chỗ, nhỏ lẻ và phân tán. Kết quả khảo sát tại 61 làng nghề trong tỉnh cho thấy, thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm làng nghề hiện nay là thị trường nội địa, chiếm tỷ trọng khoảng 90%; phần còn lại (khoảng 10%) được xuất khẩu ra nước ngoài thông qua các doanh nghiệp ở Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng số hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp trong 61 làng nghề trong tỉnh hiện tại là: 14.795 hộ, trong đó số hộ chuyên là: 9.868 hộ (chiếm tỷ lệ 66,7%), số hộ không chuyên là: 4.927 hộ (chiếm tỷ lệ 33,3%). Theo kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh; mức thu nhập bình quân của người lao động trong các làng nghề hiện phổ biến khoảng 3.000.000- 7.000.000 đồng/tháng. Mức thu nhập này cao hơn nhiều so với thu nhập từ làm ruộng lúa, đặc biệt là vùng đất hẹp người đông như tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, thực tế hiện nay còn nhiều ngành nghề nông thôn, nhất là trong các làng nghề còn có mức thu nhập không đồng đều giữa các ngành nghề.

Để đảm bảo được “đầu ra” cho sản phẩm làng nghề, Hải Dương đã xác định trước hết phải củng cố, nâng cao cho được chất lượng, mẫu mã trong mỗi sản phẩm làng nghề. Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ của một số làng nghề ở Hải Dương là do những người làm nghề ở đây đã nhanh chóng bắt kịp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. Họ đã hoạt động theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường đó là luôn luôn quan tâm tới lợi ích của người tiêu dùng, họ đã làm tốt công tác marketing trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Để có “thị trường đầu ra” ổn định cho sản phẩm, hàng năm thông qua Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh đã dành một phần kinh phí nghiên cứu phục vụ cho sản xuất và đặc biệt là kinh phí để chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hoá.

Mặt khác, để người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất, Hải Dương chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp có những biện pháp cụ thể giúp đỡ nông dân. Các ngành tài chính và thuế đang dần từng bước đưa ra những quy định hợp pháp về chứng từ, hoá đơn để giúp cho các hộ làm nghề nhập thiết bị nước ngoài đầu tư vào sản xuất theo các dự án vay vốn tín dụng ưu đãi.

Hiện nay, Hải Dương đang xúc tiến xây dựng các trung tâm hỗ trợ tư vấn cho các làng nghề và tiến tới hoà nhập với các hội làng nghề để huy động các nguồn lực ngoài Nhà nước vào sự phát triển của làng nghề. Đồng thời có quy hoạch để phát triển làng nghề trong toàn tỉnh tới từng huyện, thị,… nhằm hoàn thiện hơn kết cấu hạ tầng cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, giảm dần bất bình đẳng và khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.

Xử lý ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề được quan tâm lớn ở Hải Dương. Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp xử lý môi trường làng nghề" do Sở Khoa học và Công nghệ triển

khai trong 2 năm 2010 và 2011, qua 10 làng nghề ở 6 xã thực hiện thí điểm, bước đầu đã góp phần tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân, đồng thời đã hình thành được một số điển hình về bảo vệ môi trường.

1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Bắc Ninh

Làng nghề ở Bắc Ninh hình thành và phát triển từ lâu đời, hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu. Làng nghề được xác định là một nguồn tiềm năng, thế mạnh, tạo ra nhiều việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của sự phát triển làng nghề, từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách khuyến khích khu vực sản xuất này phát triển. Đặc biệt, năm 1998, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TƯ về phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong tổng số 125 xã, phường, thị trấn của tỉnh Bắc Ninh, hiện nay, có 35 xã có làng nghề truyền thống, gồm 62 làng nghề (trong đó, có 53 làng nghề TTCN) tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong, và Tiên Du (3 huyện này có 38 làng nghề, chiếm 61,29%). Trong số đó, có 20 làng nghề phát triển tốt, chiếm 32%; gồm các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt, thép, đồng, giấy, dệt... Có 26 làng nghề làng nghề hoạt động cầm chừng không phát triển được, chiếm 42%, bao gồm những làng nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp như chế biến từ gạo (mì, bún, bánh, nấu rượu...), nuôi trồng, chế biến tơ tằm, mộc dân dụng... Và có 16 làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề, chiếm 26%. Giá trị sản xuất của các làng nghề trong tỉnh đạt 260 tỷ đồng, chiếm gần 3/4 tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh.

Đặc điểm chung của lực lượng lao động trong các làng nghề là tận dụng triệt để lao động trong và ngoài độ tuổi, phân công theo hướng chuyên môn hoá

từng khâu, từng công đoạn của quá trình sản xuất. Hàng loạt các hệ thống dịch vụ được phát triển đồng bộ như thu gom, vận chuyển nguyên liệu. Bên cạnh đó, còn các lực lượng lao động hoạt động trong khâu bán hàng hoặc trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng cao ở các làng nghề. Ở những làng nghề sản xuất phát triển mạnh, ngoài việc tận dụng lao động tại địa phương còn thu nhận thêm lao động ở các làng xã bên cạnh và các tỉnh ngoài như Thái Nguyên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên...

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)