Hoàn thiện quy hoạch phát triển theo hướng gắn quy hoạch không

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững (Trang 86)

không gian làng nghề với bảo vệ môi trường

Quy hoạch làng nghề là quá trình sắp xếp, bố trí các làng nghề vào một không gian nhất định nhằm đạt được các mục tiêu của kế hoạch đề ra.

Quy hoạch phát triển theo hướng gắn quy hoạch không gian làng nghề với bảo vệ môi trường là sự tập trung chú trọng vấn đề môi trường sinh thái trong quá trình quy hoạch phát triển làng nghề. Đây được coi là giải pháp quan trọng mang tính lâu dài trên lộ trình phát triển các làng nghề theo hướng bền vững. Giải pháp này đòi hỏi sự đầu tư lớn, tâm huyết của các nhà khoa học và sự phối hợp đồng bộ của nhiều ban, ngành và các hộ sản xuất trong làng nghề.

Hiện nay, sự phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh còn manh mún, không tập trung, việc đầu tư trang thiết bị xử lý rác thải, bảo vệ môi trường sinh thái còn hạn chế. Vậy nên, trong những năm tiếp theo Hà Tĩnh cần hoàn thiện quy hoạch phát triển theo hướng gắn quy hoạch không gian làng nghề với bảo vệ môi trường.

Trước hết phải đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của các làng nghề phù hợp với quan điểm của Đảng ta về Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông

nghiệp nông thôn. Quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề ở nông thôn ở địa phương phải gắn với quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn của cả nước và gắn với quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn. Thông qua thực trạng về các làng nghề của tỉnh, của địa phương, các ngành chức năng, các địa phương tính toán năng lực sản xuất, năng lực của mỗi làng nghề. Trên cơ sở đó xác định chính xác số lượng, chất lượng, quy mô của từng làng nghề làm căn cứ cho kế hoạch 5 năm, 10 năm. Làm tốt công tác quy hoạch vùng, xây dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chú trọng nghiên cứu, thực hiện quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. chính quyền địa phương cần đẩy mạnh thực hiện quy hoạch khu sản xuất tách riêng khu dân cư và áp dụng các giải pháp xử lý chất thải và cải thiện môi trường lao động. Đồng thời, xây dựng quy chế làm việc, quy chế vệ sinh môi trường chung trong làng nghề; lập quỹ bảo vệ môi trường; phổ biến và khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ và các giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm để cải thiện môi trường lao động, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng lao động trong các làng nghề truyền thống. Tăng cường các chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề, kết hợp các chính sách bảo vệ môi trường với các chính sách phát triển nông thôn nhằm đảm bảo phát triển theo hướng bền vững. Cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp tập trung, các nghiên cứu sức khỏe môi trường cũng như nghiên cứu ứng dụng các giải pháp xử lý chất thải tại các làng nghề.

Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho các làng nghề. Cơ sở hạ tầng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững môi trường làng nghề trên địa bàn. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn và làng nghề nói riêng là một biện pháp cần thiết trong giai đoạn hiện nay và chủ yếu tập trung vào những vấn đề như:

- Tập trung phát triển hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thoát nước… - Về hệ thống giao thông vừa xây dựng, vừa cải tạo bảo dưỡng hệ thống giao thông hiện có. Nâng cấp tuyên đường liên huyện, liên xã nối vào các làng nghề

- Quy hoạch xây dựng cơ sở nhà xưởng. Có kế hoạch di dời các ngành nghề gây ô nhiễm ra khỏi cộng đồng dân cư.

- Phát triển mạng lưới cung cấp điện. Có biện pháp cung cấp điện đến tận hộ sử dụng, giảm bớt các khâu trung gian.

- Phát triển hệ thống thông tin liên lạc. Tạo điều kiện cho làng nghề được tiếp cận internet, dịch vụ truyền số liệu…

Tỉnh cần có biện pháp nghiên cứu, hoặc đặt hàng các trung tâm khoa học chuyển giao công nghệ thích hợp và cải tiến công nghệ sản xuất phù hợp từng loại hình sản xuất để hạn chế ô nhiễm môi trường. Giúp các làng nghề thực hiện vệ sinh, cung cấp nước sạch, cải tạo hệ thống thoát nước, giảm tiếng ồn, tẩy rửa hóa chất độc hại… Khuyến khích các làng nghề nghiên cứu đa dạng hóa nguồn nguyên liệu.

Đổi mới trang thiết bị cho làng nghề nhằm giảm nhẹ ô nhiễm môi trường. Chuyển giao và cải tiến công nghệ là biện pháp hết sức quan trọng và cơ bản của mỗi làng nghề và đơn vị sản xuất kinh doanh.

Các dự án khôi phục làng nghề truyền thống và phát triển các làng nghề mới của các địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến xã quan tâm chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn hơn nữa

về mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ... Đối với làng đã có nghề, xây dựng kế hoạch, dự án để thúc đẩy phát triển, nhân rộng ra nhiều hộ trong làng. Đối với làng chưa có nghề, lập dự án phát triển, tìm hiểu thị trường, liên doanh liên kết với các cơ sở nghề, đào tạo tay nghề, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tiếp thị, lựa chọn hộ có đủ điều kiện để phát triển nghề, dần thành lập các cơ sở sản xuất mới ở địa phương; phát triển các hình thức hợp tác, loại hình kinh tế và tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với mỗi vùng, địa phương nhằm tạo điều kiện cho kinh tế hộ ở làng nghề phát triển ổn định, bền vững.

Cần tập trung chỉ đạo phát triển những làng nghề mà tỉnh có thế mạnh và đang được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận như: mây tre đan xuất khẩu, chế biến nông hải sản, đồ mộc cao cấp.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)