IV. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN
4.1.1.18 Sử dụng thuốc trị bện hở các trại sản xuất cá cảnh
Bảng 4.18a trình bày kết quả khảo sát các loại thuốc, hóa chất sử dụng trị bệnh tại các trại cá cảnh khảo sát. Qua khảo sát, một số loại hóa chất, thuốc được sử dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh trên cá gồm thuốc tím, formol, đồng sunfat, muối, malachite green, hóa chất khử trùng trong thủy sản (BKC, iodine), các loại kháng sinh. Một số loài thảo dược được sử dụng nhưng không phổ biến (5 loại). Hai bệnh lý được sử dụng nhiều loại thuốc, hóa chất nhất là nhiễm nấm (22 loại) và đường ruột (16 loại). Bệnh lý sử dụng nhiều loại thuốc phổ biến tiếp theo gồm nhiễm ký sinh trùng, sưng mang, ghẻ lở, thối mang. Tần suất xuất hiện các hiện tượng bệnh lý nêu trên là rất cao, tối đa 80 - 100%, trung bình 30 - 40%. Các bệnh lý ít phổ biến, tần suất xuất hiện bệnh tối đa thấp hơn 30%, thường không được điều trị hay điều trị theo kinh nghiệm dân gian, tính hiệu quả không xác định.
Bảng 4.18a. Sử dụng thuốc trị bệnh ở các trại sản xuất cá cảnh
TT Bệnh /
Triệu chứng
Tần suất / vụ
nuôi (%) Thuốc điều trị
(% trại sử dụng) TB Min Max
01 Nấm 39,2 10 100
tetracycline (37,7%), muối (34%), thuốc tím (13,2%), formol (11,3%), oxytetracycline (3,8%), abocin (3,8%), đồng sunfat (1,9%), malachite green (1,9%), tinidazole (1,9%), amoxicillin
(1,9%), bensol (1,9%), cephalexin (1,9%),
spiramycin (1,9%), methylene blue (1,9%), metronidazole (1,9%), sera costapur-malachite (1,9%), iodine (1,9%), cỏ bắc (1,9%), lá bàng (1,9%), lá sả (1,9%). 02 Ký sinh trùng (mỏ neo, móc) 35 10 100 .
Đồng sunfat (25%), Sanmolt F (12,5%), muối (12,5%), dixteres (12,5%), cây sầu đâu (12,5%), thuốc tím (12,5%). vôi (12,5%) 03 Đường ruột, sình bụng, phân trắng. 26,9 5 100 Metronidazol (26,9%), tetracycline (11,5%),
malachite (7,7%), , formol (3,8%), benfort (3,8%),
neopeptine-men (3,8%), vôi (3,8%),
Sulfamethoxazole / Trimethoprim (3,8%),
chloramphenicol (3,8%), muối (3,8%), verotech
(3,8%), ampi-SF (3,8%), cefalexin (3,8%),
amoxicillin (3,8%), tinidazole (3,8%), men vi sinh (3,8%).
04 Tuột nhớt 13,3 10 20 Muối (66,7%), thuốc tím (33,3%), formol (33,3%)
05 Loét miệng 50 20 80 Tetra (25%), phiderol (25%)
06 Ghẻ, lở
mình 30 5 100
Muối (31,6%), tetra (26,3%), thuốc tím (10,5%), bensol (5,3%), đồng sunfat (5,3%), vôi (5,3%), lá bàng (5,3%)
07 Sưng mang 27,5 5 70 Formol (33,3%), vôi (16,7%), malachite green
(16,7%), thuốc tím (16,7%), cephalexcin (16,7%)
08 Thối mang 36,7 10 80 Thuốc tím (50%), muối (33,3%), iodine (16,7%),
tolomin (16,7%), bensol (16,7%), formol (16,7%)
09 Đốm đuôi 32 5 60 Oxytetracycline + muối (100%)
10 Cháy đuôi 16,7 10 20 Tetracycline (33,3%)
11 Đỏ mỏ, đuôi 35 20 50 BKC (50%) 12 Nổ mắt 30 30 30 Vôi bột (100%) 13 Đầu đỏ 3 3 3 Thuốc tím (100%) 14 Da cám 20 20 20 Nhánh ổi (100%)
15 Phù đầu 20 20 20 BKC (100%) 16 Phù bụng 5 5 5 17 Nổ mình 10 10 10 18 Trắng mình 15 15 15 Không điều trị 19 Xù vảy 5 5 5 20 Hở mang 3 3 3 21 Sâu lông 30 30 30
Phân tích đánh giá rủi ro
Bảng 4.18b trình bày kết quả phân tích rủi ro về sử dụng thuốc, hóa chất trị bệnh ở
trại sản xuất cá cảnh.
Bảng 4.18b Phân tích đánh giá rủi ro về sử dụng thuốc, hóa chất trị bệnh
Mã GP Thực trạng Đánh giá rủi ro Giải pháp
GP25 Việc sử dụng thuốc hóa chất trị bệnh ở các trại cá cảnh rất đa dạng, phổ biến là các loại kháng sinh, thuốc tím, formol, đồng sunfat, muối, malachite green, BKC, iodine...
Khó có thể chuẩn hóa loại thuốc trị bệnh theo loài và quy trình sản xuất cá cảnh, vì tính đa dạng trong kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật.
Ghi nhận tính đặc thù trong sử dụng thuốc hóa chất trị bệnh ở cá cảnh khác với cá thịt, đề xuất cơ quan quản lý và tư vấn kỹ thuật hỗ trợ xây dựng danh mục các loại thuốc trị bệnh có thể sử dụng cho các trại cá cảnh. GP26 Có 21 bệnh và triệu chứng bệnh được ghi nhận ở các trại cá cảnh Bệnh trên hệ thống sản xuất cá cảnh phức tạp hơn nhiều so với các hệ thống thủy sản đơn loài khác.
Cần cập nhật các bệnh và triệu chứng bệnh trên cá cảnh để đề xuất cơ quan quản lý và tư vấn kỹ thuật hỗ trợ tài liệu quy trình phòng trị bệnh hiệu quả.