IV. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN
4.1.3 Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý ngành cá cảnh
Cơ sở pháp lý để xây dựng quy phạm GMP cá cảnh dựa trên các luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quyết định… đã được tổng quan ở mục 2.2, bao gồm: (1) Luật thủy sản; (2) Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP; (3) Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP); (4) Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN về nuôi trồng theo hướng bền vững; (5) Pháp lệnh thú y; (6) Nghị định số 33/2005/NĐ-CP và Nghị định số 119/2008/NĐ-CP về thi hành Pháp lệnh thú y; (7) Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11; (8) Nghị định số 53/2012/NĐ-CP và Nghị định 14/2009/NĐ-CP về lĩnh vực thủy sản; (9) Quyết định số 15/2006/QĐ-BTS và Thông tư số 57/2011/TT-BNNPTNT về xuất nhập khẩu hàng thủy sản; (10) Các thông tư số 88/2011, 03/2012, 15/2009 và 62/2008; (11) Các quy chuẩn chất lượng nước 08:2008/BTNMT, 09:2008/BTNMT, 10:2008/BTNMT.
Thực tiễn quản lý ngành sản xuất cá cảnh đã được tổng quan ở Mục 2.3, bao gồm: (1) Hiện trạng ngành cá cảnh TP.HCM; (2) Chương trình phát triển cá cảnh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2015; (3) Chương trình Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015.
4.1.4 Nghiên cứu tính tƣơng thích của quy phạm VietGAP thủy sản cho ngành cá cảnh cảnh
Qua quá trình khảo sát đánh giá khả năng áp dụng 67 tiêu chí VietGAP thủy sản (VG01-VG67) ở 18 trại sản xuất cá cảnh ở Tp.HCM đã cho kết quả (Bảng 4.26) như sau:
- Đối với các yêu cầu chung của VietGAP bao gồm yêu cầu pháp lý, yêu cầu về hồ sơ ghi chép và truy xuất nguồn gốc: Trong 18 trại khảo sát chỉ có 3 trại (tỷ lệ 16,7%) có giấy phép đăng ký kinh doanh, 13 trại (tỷ lệ 72,2%) nằm trong vùng quy hoạch phát triển nuôi cá cảnh của Uỷ ban Nhân dân Thành phố. Các yêu cầu về hồ sơ ghi chép và truy xuất nguồn gốc các trại chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa hoàn chỉnh.
- Đối với các tiêu chuẩn VietGAP về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm: Trong 11 nội dung của VietGAP về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm các trại chỉ
đạt yêu cầu 3 tiêu chuẩn, một phần do đây là lĩnh vực đặc thù cá cảnh. Đối với tiêu chuẩn về việc sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học chỉ có 11 trại (61,1%) không sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất kinh doanh. Các tiêu chuẩn khác các trại chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa hoàn chỉnh.
- Đối với các tiêu chuẩn VietGAP về quản lý sức khỏe động vật thủy sản: Các trại đạt yêu cầu 7 trong tổng số 15 tiêu chuẩn. Đối với các tiêu chuẩn cụ thể về kế hoạch quản lý sức khỏe động vật thủy sản và chất lượng con giống thả nuôi chỉ có 1 trại (5,6%) sản xuất cá chép nhật đạt yêu cầu. Trong tổng số 18 trại khảo sát, chỉ 13 trại (72,2%) đạt yêu cầu không sử dụng hormon, kháng sinh để kích thích tăng trưởng hay phòng bệnh cho cá trong suốt quá trình nuôi. Có 2 trại (11,1%) đạt yêu cầu có hồ sơ lưu giữ về việc mua và sử dụng thuốc thú y hợp pháp. Chỉ 1 trại (5,6%) đạt yêu cầu có thực hiện ghi chép hằng ngày đối với các dấu hiệu ĐVTS nuôi bị stress hoặc bị bệnh.
Bảng 4.26 Điểm tổng kết của các cơ sở cá cảnh theo tiêu chí đánh giá VietGAP thủy sản
Mã trại Điểm số Tổng cộng Mục 1 VG1-VG9 Mục 2 VG10-VG20 Mục 3 VG21-VG35 Mục 4 VG36-VG47 Mục 5 VG48-VG67 08 16,5 16 27 20 34 113,5 16 14,5 16 24 21 34 109,5 17 9,5 15 22,5 21 14,5 82,5 11 13,5 13 20,5 20 14,5 81,5 10 8,5 13,5 20,5 17 17 76,5 01 8,5 13,5 20,5 16 17 75,5 03 8,5 13,5 20,5 16 17 75,5 12 8,5 13,5 20,5 16 17 75,5 04 8,5 11,5 20,5 17 17 74,5 09 8,5 13,5 20,5 17 14,5 74 13 8,5 13,5 18,5 16 17 73,5 07 8,5 11,5 20,5 15 17 72,5 14 8,5 13,5 20,5 15 14,5 72 02 8,5 11,5 20,5 16 14,5 71 05 6,5 11,5 20,5 15 17 70,5 06 6,5 11,5 18,5 17 17 70,5
15 6,5 13,5 18,5 15 14,5 68
18 6,5 11,5 20,5 15 14,5 68
(Ghi chú: Mã trại 01=Vũ Phát Tài; 02=Phú Xuân; 03= Nguyễn Văn Hoa; 04= Nguyễn Văn
Tùng; 05= Thành Nghĩa; 06= Hùng Linh; 07= Huỳnh Bá Thịnh; 08=Hải Thanh; 09= Lê Đình Thanh; 10= Trần Quang Thiện; 11=Châu Tống; 12= Huỳnh Phúc Hậu; 13= Phạm Điền Trang; 14= Sáu Sánh; 15= Út Nam Cao; 16= Saigon Aquarium; 17=Ba Sanh; 18=Ba Phép).
- Về việc bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn VietGAP: Các trại đạt yêu cầu 7 trong tổng số 12 tiêu chuẩn. Đối với yêu cầu về sử dụng nước và xả thải chỉ 4 trại (22,2%) đạt yêu cầu có xử l
hiện chưa hoàn chỉnh.
- Đối với nhóm các tiêu chuẩn VietGAP về khía cạnh kinh tế - xã hội: Đa phần các trại chưa quan tâm, chỉ 2 trại (11,1%) có thực hiện các yêu cầu về hợp đồng lao động và tiền lương, an toàn lao động và đảm bảo điều kiện làm việc cho lao động làm thuê theo đúng quy định.
Về điểm số đánh giá cho các trại qua 67 nội dung VietGAP, có 2 trại (11,1%) đạt trên 100 điểm đó là Haithanh Koi Farm và Saigon Aquarium Corp. Trong đó, trại Haithanh Koi Farm đạt tổng điểm cao nhất (113,5 điểm) với tổng cộng 52 nội dung đạt yêu cầu (tỷ lệ 77,6%). Saigon Aquarium Corp đạt tổng cộng 109,5 điểm với tỷ lệ đạt yêu cầu là 70,1%. Nhóm 2 trại Châu Tống và Ba Sanh Koi được 81,5 - 82,5 điểm, đạt 40,3% yêu cầu của VietGAP. Tiếp đến là nhóm các trại đạt từ 70 - 80 điểm, nhóm này đạt từ 35,8% - 40,3% yêu cầu của VietGAP, có 12 trại gồm Vũ Phát Tài, Phú Xuân, Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Văn Tùng, Thành Nghĩa, Hùng Linh, Huỳnh Bá Thịnh, Lê Đình Thanh, Trần Quang Thiện, Huỳnh Phúc Hậu, Phạm Điền Trang và trại Sáu Sánh. Nhóm 2 trại còn lại (Út Nam Cao và trại Ba Phép) cùng được 68 điểm, đạt 32,8% yêu cầu VietGAP.
Đánh giá chung: Quy phạm VietGAP thủy sản chưa phù hợp với đặc thù của ngành cá cảnh, cần có hướng dẫn quy phạm riêng căn cứ trên tính chất và điều kiện sản xuất đặc thù của ngành cá cảnh.
4.1.5 Xây dựng dự thảo quy phạm GMP cá cảnh
Cơ sở xây dựng dự thảo quy phạm là kết quả tổng hợp của các bước: (1) Nghiên cứu thực trạng các hệ thống và quy trình sản xuất cá cảnh ở 72 cơ sở cá cảnh chính tại TP.HCM; (2) Nghiên cứu các rào cản thương mại, kỹ thuật của ngành cá cảnh; (3) Nghiên cứu cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học kỹ thuật trong xây dựng quy phạm; (4) Nghiên cứu tính tương thích của quy phạm VietGAP thủy sản cho ngành cá cảnh.
Dự thảo quy phạm GMP cá cảnh đã được trình bày ở Hội thảo cộng đồng (Sở NN- PTNT, 14-9-2012) và ở Báo cáo giám định giữa kỳ (Sở KHCN TP.HCM, 20-11-2012).
Nội dung chính của dự thảo bao gồm: (1) Những quy định chung; (2) Nội dung quy phạm; (3) Hướng dẫn chi tiết; (4) Biểu mẫu ghi chép; (5) Bộ tiêu chí đánh giá quy phạm.
Những quy định chung (1 trang) gồm phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ (GMP, trại cá cảnh, sản xuất cá cảnh).
Nội dung dự thảo quy phạm (8 trang) gồm:
(a) Các yêu cầu chung: 9 tiêu chuẩn thuộc 3 nội dung gồm yêu cầu pháp lý, hồ sơ ghi chép và truy xuất nguồn gốc;
(b) Quản lý môi trường và nguồn lợi: 10 tiêu chuẩn thuộc 3 nội dung bao gồm quản lý nguồn nước, quản lý chất thải và mội trường, quản lý nguồn lợi và đa dạng sinh học;
(c) Quản lý lao động và quan hệ cộng đồng: 12 tiêu chuẩn thuộc 5 nội dung bao gồm lực lượng lao động ở trại, hợp đồng lao động và tiền lương, chế độ và điều kiện làm việc, quan hệ lao động, quan hệ cộng đồng;
(d) Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật: 7 tiêu chuẩn thuộc 3 nội dung bao gồm quản lý hệ thống ao bể, bố trí công trình, quản lý trang thiết bị;
(e) Quản lý quy trình sản xuất: 17 tiêu chuẩn thuộc 5 nội dung bao gồm loài cá và quy trình sản xuất, quản lý sản xuất cá bột, quản lý ương cá con, quản lý nuôi cá trưởng thành, quản lý trữ dưỡng cá ngắn hạn;
(f) Quản lý sức khỏe và dịch bệnh: 11 tiêu chuẩn thuộc 3 nội dung bao gồm kế hoạch quản lý sức khỏe cá, quản lý con giống, thức ăn, thuốc và hóa chất, kiểm soát và quản lý dịch bệnh.
Phần Hướng dẫn chi tiết và Biểu mẫu ghi chép gồm 33 biểu mẫu, kèm theo hướng dẫn chi tiết cách ghi các biểu mẫu.
Phần Bộ tiêu chí đánh giá quy phạm gồm 2 mức độ: có, không và yêu cầu điều chỉnh.
4.2 Xây dựng hoàn thiện quy phạm GMP cá cảnh