IV. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN
CHƢƠNG III HƢỚNG DẪN CHI TIẾT
Tiêu chuẩn
Hƣớng dẫn thực hiện
1 Các yêu cầu chung
1.1 Yêu cầu pháp lý
1.1.1 Hồ sơ chứng minh gồm:
- Biểu số 2 liệt kê: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao đất
hoặc Hợp đồng cho thuê đất hợp pháp;
- Biểu số 2 liệt kê giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp),
hoặc văn bản theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
1.1.2 Hồ sơ chứng minh là thông tin chung của cơ sở cá cảnh kèm theo tọa độ địa lý theo
Biểu số 1: các tọa độ phải chính xác đến hai chữ số thập phân của đơn vị phút để
xác định kinh độ và vĩ độ; Tọa độ là tâm của cơ sở (nếu cơ sở <1ha) hoặc các góc của cơ sở (nếu cơ sở >1ha).
1.1.3 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 2 ghi nhận văn bản / bản đồ vùng quy hoạch sản xuất
cá cảnh; hoặc văn bản xác nhận khu vực nuôi là hợp pháp của UBND phường/xã.
1.2 Hồ sơ truy xuất nguồn gốc
1.2.1 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 1 vẽ sơ đồ tổng thể hệ thống ao bể và các hạng mục
công trình ở cơ sở (hệ thống cấp thoát nước, nhà làm việc, nhà kho, khu vệ sinh…). Đồng thời cơ sở phải đánh dấu biển báo thực địa đối với từng ao bể và các hạng mục công trình như đã thể hiện trên sơ dồ.
1.2.2 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 19 ghi nhậnhồ sơ nhập/xuất cá: loài và kiểu hình, mã
số ao bể, nơi nhập/xuất, ngày nhập/xuất, số lượng, vận chuyển đóng gói. Hoạt động di chuyển ao bể của cá có thể truy xuất dựa theo mã số quy trình của loài sản xuất.
2 Quản lý môi trƣờng và nguồn lợi
2.1 Quản lý nguồn nƣớc cấp
sở. Các nguồn nước cấp phù hợp và hiệu quả bao gồm nước sông, kênh thủy lợi, nước giếng, nước mưa, nước thủy cục… Minh chứng sơ đồ bố trí bể chứa nước cấp
ở Biểu số 1.
2.1.2 Hồ sơ chứng minh gồm:
- Biểu số 13 ghi nhận tần suất và kết quả kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước cấp.
Tùy theo đặc điểm nguồn nước cấp và loài cá sản xuất, có thể kiểm tra các chỉ tiêu: ôxy hòa tan, pH, độ kiềm, độ trong, nhiệt độ, độ mặn, ammonia, nitrit… Tần suất kiểm tra tùy theo yêu cầu sản xuất. Cơ sở có thể kiểm tra định kỳ thêm chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh cho cá cảnh.
- Biểu số 2 liệt kê biện pháp xử lý nước cấp phù hợp cho yêu cầu sản xuất ở cơ sở,
bao gồm chỉ tiêu và tần suất kiểm tra, biện pháp kỹ thuật xử lý.
2.2 Quản lý nguồn thải ra môi trƣờng
2.2.1 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 14 theo dõi sức khỏe cá và biến động môi trường tại
cơ sở để đảm bảo nước thải không gây ô nhiễm môi trường xung quanh và không ảnh hưởng đến sức khỏe động vật thủy sản. Nếu có cá chết, bệnh hay có sử dụng thuốc, hóa chất để điều trị, nước thải cần được xử lý riêng ở bể chứa nước thải.
Minh chứng sơ đồ bố trí bể chứa nước thải ở Biểu số 1.
2.2.2 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 2 ghi nhận cơ sở cá cảnh có đăng ký hay thuê thu
gom (và phân loại) chất thải trong sản xuất và sinh hoạt. Cơ sở phải dọn sạch rác và chất thải khu vực sản xuất, nhà kho, có đủ số lượng nhà vệ sinh tự hoại dựa theo số lượng lao động ở cơ sở.
2.3 Quản lý nguồn lợi và nguồn gen
2.3.1 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 3 xác nhận người lao động ở cơ sở hiểu và có ý thức
kiểm soát không cho cá cảnh thoát ra môi trường (nguyên nhân trực tiếp); đồng thời xác nhận các biện pháp xử lý của cơ sở cá cảnh có thể kiểm soát được mối nguy gián tiếp (bằng cách bố trí lưới chặn hệ thống kênh mương thoát nước ra môi trường ngoài và kiểm soát khả năng ngập tràn ao bể khi mưa bão…).
2.3.2 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 19 xác định rõ nguồn gốc đàn cá bố mẹ và chế độ lưu
giữ riêng để giữ nguồn gen thuần; và Biểu số 3 ghi nhận cam kết của chủ cơ sở về
vấn đề không tiến hành lai khác loài với các loài cá bản địa.
2.3.3 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 3 xác nhận cơ sở cá cảnh đã tuân thủ quy chế quản lý
của Nhà nước về việc nhập nội các loài cá ngoại lai. Các loài cá ngoại lai nhập nội phải thuộc danh mục các loài cá được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Bộ NN-PTNT. Các loài chưa có trong danh mục phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu.
3 Quản lý lao động và quan hệ cộng đồng
3.1 Lao động, hợp đồng và tiền lƣơng
3.1.1 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 4 xếp loại lao động có chuyên môn và lao động phổ
thông qua kinh nghiệm sản xuất, hoặc qua bằng cấp, hoặc qua chứng chỉ chứng nhận đã được đào tạo chuyên môn.
3.1.2 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 2 đính kèm hợp đồng lao động với tất cả người lao
động thuê mướn có trả lương ở trại, trong đó ghi rõ thoả thuận tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
3.1.3 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 4 liệt kê mức thanh toán lương hàng tháng với tất cả lao động thuê mướn có trả lương ở trại, với mức lương theo đúng trong hợp đồng lao động và không thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định. Phương thức trả lương bằng tiền mặt hoặc theo cách tiện lợi nhất cho người lao động.
3.2 Chế độ và điều kiện làm việc
3.2.1 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 4 minh chứng người lao động thuê mướn đủ 15 tuổi
trở lên, và Biểu số 3 xác nhận ý kiến của người lao động thuê mướn 15-18 tuổi
(nếu có) được hưởng các chế độ: được đi học nếu muốn; làm việc không quá 8 giờ/ngày; công việc nhẹ không nguy hiểm tính mạng.
3.2.2 Hồ sơ chứng minh gồm:
- Biểu số 2 đính kèm các hợp đồng lao động thể hiện rõ các chế độ, điều kiện sinh
hoạt và làm việc của người lao động thuê mướn ở cơ sở cá cảnh phải tuân theo luật lao động: (1) thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày; (2) thời gian làm việc ngoài giờ không vượt quá 200 giờ/năm, và được trả lương cao hơn quy định; (3) điều kiện sinh hoạt và làm việc phải đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người lao động; (4) cơ sở cá cảnh phải có biện pháp giải quyết các mối nguy và sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất.
- Biểu số 4: Xác nhận ý kiến của người lao động thuê mướn về thực thi nội dung
này.
3.3 Quan hệ lao động và cộng đồng
3.3.1 Hồ sơ chứng minh bao gồm:
- Biểu số 2 đính kèmcác hợp đồng lao động thể hiện rõ điều khoản về quan hệ lao
động như: chủ cơ sở phải tôn trọng nhân phẩm người lao động, không phân biệt đối xử và cho phép người lao động tham gia các tổ chức hay thỏa ước bảo vệ quyền lợi họ.
- Biểu số 4: theo dõi các ý kiến đóng góp của người lao động thu từ hộp thư góp ý
hay các cuộc họp định kỳ, có hướng giải quyết và phản hồi thỏa đáng từng trường hợp.
3.3.2 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 4 ghi nhận các ý kiến đóng góp của cộng đồng xung
quanh tiếp thu từ các cuộc họp tổ dân phố định kỳ. Chủ cơ sở phải có hướng giải quyết thỏa đáng từng trường hợp.
4 Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật
4.1 Quản lý hệ thống ao bể
4.1.1 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 5 liệt kê số lượng và quy cách (mã số, diện tích, độ
sâu, nguồn nước cấp) các loại: Ao (hay giai vèo trong ao), Bể xi măng (hay bể bạt, lu, vại) và Bể kiếng (hay chai, hũ). Khi cơ sở cá cảnh có các dạng ao bể đặc biệt (lu, vại, chai, hũ…) cần tham khảo với cán bộ chuyên môn bể đảm bảo sự phù hợp về mặt sinh học và kỹ thuật cho đối tượng sản xuất.
4.1.2 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 1 thể hiện sơ đồ bố trí phân biệt các hệ thống ao bể áp
dụng và không áp dụng quy phạm (nếu có).
4.2 Bố trí công trình
4.2.1 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 1 thể hiện sơ đồ bố trí cơ sở cá cảnh, trong đó xác
đường giao thông và các công trình phụ khác (khu vệ sinh, chốt bảo vệ, hệ thống điện nước, hàng rào…) đi kèm với hệ thống ao bể của trại.
4.2.2 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 1 thể hiện sơ đồ bố trí phân biệt khu vực cách ly, cần
đảm bảo việc bố trí hợp lý và đúng kỹ thuật (không gây ngập tràn, ô nhiễm chéo).
4.3 Quản lý trang thiết bị
4.3.1 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 6 liệt kê loại và số lượng các trang thiết bị như xô,
vợt cá, vợt thức ăn, ống hút và cấp nước, sục khí và vòi sục, thiết bị lọc, thiết bị đo chất lượng nước và các thiết bị chuyên biệt khác tùy theo loài sản xuất (máy lạnh, máy sưởi…).
4.3.2 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 6 với mã đánh dấu trang thiết bị và minh chứng việc
dùng riêng các trang thiết bị cho các ao bể khác nhau, với số lượng cụ thể. Liệt kê xác nhận việc khử trùng trang thiết bị trước và sau sử dụng. Có thể dùng chung các trang thiết bị có tần xuất sử dụng thấp nhưng phải khử trùng trang thiết bị trước và sau khi dùng.
5 Quản lý quy trình sản xuất
5.1 Loài cá và quy trình sản xuất
5.1.1 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 7 liệt kê các loài cá áp dụng quy phạm và quy trình
sản xuất đăng ký cho loài cá đó như sản xuất cá bột, ương cá con, nuôi cá trưởng thành, trữ dưỡng hay thuần dưỡng.
5.1.2 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 7 liệt kê tất cả các kiểu hình và quy trình sản xuất
hiện có ở cơ sở liên quan đến loài cá áp dụng quy phạm. Minh chứng qua Biểu số 3
xác nhận chủ cơ sở đã đăng ký đầy đủ (loài cá, kiểu hình, quy trình sản xuất) so với thực tế sản xuất ở cơ sở.
5.1.3 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 8 liệt kê các loài cá hay kiểu hình do có đặc điểm
sinh học, sinh sản tương tự nhau nên có thể dùng chung quy trình sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật.
5.2 Quản lý sản xuất cá bột (nếu cơ sở áp dụng)
5.2.1 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 2 liệt kê đính kèm tài liệu mô tả quy trình kỹ thuật
sản xuất loài cá bột đăng ký tham gia quy phạm. Quy trình cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất. Nội dung quy trình gồm các phần: nuôi vỗ cá bố mẹ; kích thích cá sinh sản; quản lý ấp trứng hay đẻ con.
5.2.2 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 9 liệt kê thông tin chung của mỗi đợt sản xuất cá bột
bao gồm mã số đợt, các mốc thời gian của các giai đoạn nuôi vỗ, kích thích sinh sản, ấp trứng hay đẻ con, mã số ao bể sử dụng tương ứng và các trang thiết bị phục vụ sản xuất.
5.2.3 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 9 liệt kê thông tin về đợt nuôi vỗ cá bố mẹ gồm: mã
số đợt nuôi vỗ, mã số ao bể và đợt nhập cá, thời gian nuôi vỗ, tuổi và kích thước cá bố mẹ, mật độ, tỷ lệ đực cái và thức ăn nuôi vỗ.
5.2.4 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 9 liệt kê thông tin của từng đợt kích thích cá sinh sản
(nguồn cá, hình thức và tác nhân kích thích sinh sản, kết quả), đẻ con (tỷ lệ sống) hay ấp trứng (tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống).
5.3 Quản lý ƣơng cá bột lên cá giống (nếu cơ sở áp dụng)
ương loài cá đăng ký tham gia quy phạm. Quy trình cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất. Nội dung quy trình gồm các phần: ương cá bột lên cá hương, ương cá hương lên cá giống.
5.3.2 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 10 liệt kê thông tin chung của mỗi đợt ương cá bột
lên cá giống bao gồm mã số đợt, các mốc thời gian, mã số ao bể và đợt nhập cá và trang thiết bị phục vụ sản xuất.
5.3.3 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 10 liệt kê các thông số kỹ thuật ương cá bột lên cá
hương (gồm mã số đợt ương, nguồn cá, mật độ ương, thức ăn và cho ăn, tỷ lệ sống và cỡ cá ương); và các thông số kỹ thuật ương cá hương lên cá giống (gồm mã số đợt ương, nguồn cá, mật độ ương, thức ăn và cho ăn, tỷ lệ sống và cỡ cá ương).
5.4 Quản lý nuôi cá trƣởng thành (nếu cơ sở áp dụng)
5.4.1 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 2 liệt kê đính kèm tài liệu mô tả quy trình kỹ thuật
nuôi loài cá đăng ký tham gia quy phạm. Quy trình cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất. Nội dung quy trình gồm từ khâu chuẩn bị ao bể, thả giống, chăm sóc, cho ăn đến thu hoạch.
5.4.2 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 11 liệt kê thông tin chung của mỗi đợt nuôi cá trưởng
thành bao gồm mã số đợt, các mốc thời gian, chuyển đổi ao bể nếu có, mã số ao bể và trang thiết bị phục vụ sản xuất.
5.4.3 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 11 liệt kê các thông số kỹ thuật nuôi cá trưởng thành
gồm mã số đợt nuôi, nguồn cá, mật độ thả, thức ăn và cho ăn, tỷ lệ sống, sản lượng và cỡ cá thu hoạch.
5.5 Quản lý trữ dƣỡng và thuần dƣỡng cá cảnh (nếu cơ sở áp dụng)
5.5.1 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 2 đính kèm hồ sơ truy xuất nguồn gốc hợp lệ từ cơ sở
bán cá có áp dụng quy phạm GMP; và Biểu số 17 theo dõi hoạt động cách ly cá
nhập và xuất ra khỏi cơ sở.
5.5.2 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 3 xác nhận cơ sở đã đăng ký loài cá tự nhiên bản địa
không thuộc danh mục cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn, cấm xuất khẩu
hay xuất khẩu có điều kiện do Bộ NN-PTNT quy định.; và Biểu số 2 đính kèm tài
liệu mô tả quy trình kỹ thuật thuần dưỡng loài cá tự nhiên đăng ký tham gia quy phạm. Quy trình cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất. Nội dung quy trình gồm từ khâu chuẩn bị ao bể, thả cá, chăm sóc, cho ăn đến thu hoạch.
5.5.3 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 12 liệt kê thông tin chung của mỗi đợt thuần dưỡng
cá tự nhiên bao gồm mã số đợt, các mốc thời gian, chuyển đổi ao bể nếu có, mã số ao bể, trang thiết bị, nguồn cá, mật độ thả, thức ăn và cho ăn, tỷ lệ sống, số lượng cá thuần dưỡng.
6 Quản lý sức khỏe và dịch bệnh
6.1 Kế hoạch quản lý sức khỏe cá
6.1.1 Hồ sơ chứng minh là Biểu số 2 liệt kê đính kèm tài liệu quản lý sức khỏe các loài
cá cảnh áp dụng quy phạm. Nội dung kế hoạch bao gồm: (1) biện pháp phòng bệnh (quản lý chất lượng nước, cơ sở vật chất kỹ thuật, con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất…); (2) phát hiện bệnh (thống kê các bệnh đã xảy ra, kiểm tra phát hiện bệnh); (3) biện pháp chữa trị và khống chế dịch bệnh (cách ly, chữa trị, đối phó bùng phát
dịch, sử dụng thuốc và hóa chất).
6.1.2 Hồ sơ chứng minh là:
- Biểu số 13 theo dõi định kỳ các chỉ tiêu chất lượng nước cho các đợt sản xuất (các
chỉ tiêu theo dõi tùy đặc điểm sinh học của loài cá sản xuất, như: nhiệt độ, độ trong, ôxy hòa tan, pH, độ kiềm, ammonia, nitrit, độ mặn…). Tần suất đo của các chỉ tiêu chất lượng nước ở cơ sở tùy thuộc vào đặc điểm nguồn nước cấp sử dụng và được quy định cụ thể trong tài liệu quản lý sức khỏe cá ở cơ sở.
- Biểu số 2 liệt kê đính kèm tài liệu quản lý sức khỏe trong đó trình bày các biến