Hệ thống các câu hỏi bài học giúp học sinh có sự định hƣớng cụ thể trong việc học

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức phần máy điện chương dòng điện xoay chiều sách giáo khoa Vật lý lớp 12 nâng cao trung học phổ thông (Trang 52)

qua đó hoàn thành mục tiêu của bài học.

- Các câu hỏi bài học gây đƣợc sự hứng thú cho học sinh làm cho học sinh tích cực hơn trong việc tìm tòi thảo luận, tranh luận xoay chung quanh các chủ đề cụ thể.

* Các câu hỏi nội dung: 1. Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy

phát điện xoay chiều? Qua đó thiết kế mô hình máy phát điện xoay chiều sao cho có công suất lớn và đảm bảo an toàn?

2. Dòng điện xoay chiều ba pha là gì? người ta tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha và mắc các mạch điện ba pha như thế nào? tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha và mắc các mạch điện ba pha như thế nào?

3. Từ trường quay là gì nêu cách tạo ra từ trường quay? Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ không đồng bộ trường quay? Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha? Qua đó thiết kế động cơ không đồng bộ một pha.

4. Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy biến áp?Qua đó thiết kế máy biến áp có hiệu suất cao nhất? máy biến áp?Qua đó thiết kế máy biến áp có hiệu suất cao nhất?

5. Làm thế nào để giảm hao phí điện năng khi tải điện và nêu vai trò của máy biến thế trong việc truyền tải điện năng đi xa? tải điện và nêu vai trò của máy biến thế trong việc truyền tải điện năng đi xa?

- 53 -

- Các câu hỏi nội dung bài học luôn có câu trả lời cụ thể đó cũng chính là các kết luận chính của bài học.

- Là những câu hỏi hỗ trợ trực tiếp về nội dung và mục tiêu bài học. Đó là những câu hỏi yêu cầu ngƣời học trả lời dựa trên thực tế bài học. Các câu hỏi nội dung hầu hết chú trọng vào sự kiện hơn là giải thích sự kiện đó và thƣờng có câu trả lời rõ ràng.

- Các câu hỏi nội dung bài học giúp học sinh có sự định hƣớng cụ thể nhằm đạt đƣợc các yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học.

2.3.2. Lựa chọn dựa án.

Giáo viên sẽ gợi ý và đƣa ra một số dự án sau đó giao cho từng nhóm học sinh thực hiện các dự án. Để thành lập các dự án trƣớc hết giáo viên cần xác định rõ ràng các vấn đề sau:

- Ai sẽ là ngƣời thực hiện các dự án đó ? (Học sinh đóng vai trò là gì trong các dự án đó?)

- Ai là ngƣời cần các kiến thức về các máy điện? (Học sinh sẽ nói cho ai nghe?) - Các kiến thức về máy điện sẽ đƣợc sử dụng ở đâu? (Dự án sẽ triển khai ở đâu?) - Đối tƣợng cần nghiên cứu là gì?(Xác định các nội dung kiến thức về máy điện cần xây dựng?)

- Đƣa ra dự án:

+ Tên của dự án, + Mục tiêu của dự án,

+ Điều kiện thực hiện dự án,

+ Giải pháp thực hiện dự án, (Giải pháp)

+ Công việc chính cần thực hiện (thực hiện giải pháp), + Địa điểm thực hiện dự án,

+ Kết quả dự án thu đƣợc.

Từ bộ câu hỏi định hướng giáo viên sẽ đề xuất một số ý tưởng dự án:

1. Hiện nay giá nhiên liệu trên thế giới liên tục tăng. Ở nƣớc ta thuỷ điện là cách làm ra điện thông dụng nhất, một số dự án lớn về xây dựng các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện tiến hành rất chậm chạp, tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và

- 54 -

đô thị hoá xảy ra rất nhanh nên tình trạng thiếu điện dùng trong sinh hoạt và sản xuất là điều tất yếu. Vì vậy tiến hành thiết kế lắp đặt các nhà máy thuỷ điện mini ở vùng cao và các nhà máy phong điện với công xuất nhỏ ỏ vùng hải đảo là giải pháp hữu hiệu và khả thi, làm giảm tình trạng thiếu điện nhƣ hiện nay.

Dự án: Nghiên cứu thiết kế và lắp đặt các máy phát điện vừa và nhỏ chạy bằng sức nước và sức gió tại các vùng chưa có điện lưới quốc gia

2. Động cơ điện xoay chiều có hiệu suất cao hơn các động cơ điện một chiều. Một đặc điểm của dòng điện xoay chiều là có thể tạo ra từ trƣờng quay đó là điều kịên cần thiết để chế tạo các động cơ không đồng bộ. Hiện nay trong sản xuất yêu cầu đặt ra cần phải có những động cơ điện có công suất lớn nhƣng hiệu suất phải cao vì vậy nghiên cứu thiết kế các động cơ điện không đồng bộ xoay chiều một pha và ba pha có công suất đa dạng và có hiệu suất cao là một dự án rất có ý nghĩa và khả thi.

Dự án: Nghiên cứu thiết kế các loại động cơ không đồng bộ hoạt động dựa trên từ trường quay của dòng điện xoay chiều.

3. Hiện nay hệ thống truyền tải điện từ nhà máy về nơi tiêu thụ điện có hiệu suất rất thấp do hệ thống dây dẫn rất cũ, không đảm bảo chất lƣợng và thông số kĩ thuật. Vì vậy điện năng bị hao hụt rất nhiều cả về điện áp và công suất. Mặt khác việc chế tạo và lắp đặt các máy biến áp phù hợp có thể khắc phục đƣợc tình trạng này. Qua thực tế đó ta thấy việc nghiên cứu chế tạo và lắp đặt các máy biến áp trên hệ thống truyền dẫn điện năng là việc bắt buộc phải làm.

Dự án: Nâng cấp và lắp dặt các máy biến áp trong hệ thống điện lưới ở Hải Phòng nhằm làm giảm hao phí điện năng khắc phục tình trạng thiếu điện hiện nay của Thành phố.

2.3.3. Mục tiêu của các dự án.

Thông qua việc thực hiện các dự án học sinh cần :

 Nêu đƣợc nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của: máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha; của động cơ không đồng bộ ba pha và một pha; của máy biến áp.

- 55 -

 Tìm hiểu đƣợc sự khác nhau cơ bản về nguyên tắc cấu tạo với cấu tạo của các máy điện trong thực tế qua đó đánh giá việc khắc phục các nhƣợc điểm của sơ đồ nguyên tắc.

 Học sinh biết đƣợc vai trò khác nhau của các máy điện trong thực tế qua đó biết cách vận hành và sử dụng đúng các loại máy điện sao cho an toàn hiệu quả và tiết kiệm điện.

 Học sinh tìm hiểu các loại máy điện hiện có sẵn trên thị trƣờng và thiết kế các mô hình máy điện qua đó rèn luyện kĩ năng thực hành.

 Học sinh biết cách tìm hiểu và sƣu tầm các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập.

 Học sinh biết cách tổ chức và tham gia hoạt động nhóm thảo luận trình bày ý kiến trƣớc tập thể, tạo tâm lí tự tin phấn khởi trong học tập.

2.3.4. Phương pháp lập sơ đồ tư duy

Một trong những năng lực cần hình thành ở học sinh trong dạy học dự án đó là năng lực giải quyết vấn đề. Trƣớc một dự án cần thực hiện, học sinh phải hình dung đƣợc các công việc cần thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Để giúp học sinh có thể đề xuất các giải pháp, một trong những công cụ quan trọng đó là sơ đồ tƣ duy.

Phƣơng pháp lập sơ đồ tƣ duy (Mindmap) là phƣơng pháp tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh, màu sắc của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lƣợc đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo một trình tự nhất định, chẳng hạn nhƣ trình tự biến cố xuất hiện của câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phƣơng pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não, đó là khả năng liên kết và tƣởng tƣợng.

Sơ đồ tƣ duy là công cụ tổ chức tƣ duy nền tảng. Với phƣơng pháp này, ngƣời ta có thể chuyển tải thông tin vào bộ não, rồi sau đó đƣa thông tin ra một cách vô cùng dễ dàng. Sơ đồ tƣ duy là công cụ tổ chức, sắp xếp thông tin, tƣ duy; là phƣơng pháp ghi chép đầy sáng tạo và có hiệu quả cao.

- 56 -

Hình 2.1 Lược đồ tư duy

Trong dạy học dự án, sơ đồ tƣ duy giúp học sinh nhƣ thế nào?

- Nhìn thấy “bức tranh toàn thể” của các vấn đề cần giải quyết trong dự án - Suy nghĩ một cách sáng tạo hơn

- Tiết kiệm thời gian

- Giải quyết các vấn đề trúng mục tiêu của nhiệm vụ đề ra - Tập trung vào các vấn đề chính yếu

- Tổ chức và phân loại suy nghĩ của học sinh - Ghi nhớ tốt hơn

- Học nhanh hơn và hiệu quả hơn

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức phần máy điện chương dòng điện xoay chiều sách giáo khoa Vật lý lớp 12 nâng cao trung học phổ thông (Trang 52)