bài học. Đó là những câu hỏi yêu cầu ngƣời học trả lời dựa trên thực tế bài học. Các câu hỏi nội dung hầu hết chú trọng vào sự kiện hơn là giải thích sự kiện đó và thƣờng có câu trả lời rõ ràng.
Ví dụ: Máy phát điện xoay chiều có những bộ phận nào?
* Thiết kế dự án
Trƣớc một nội dung dự định thực hiện một dự án, giáo viên cần phải nghiêm túc trả lời các câu hỏi:
- Trong thực tế những ai cần những kiến thức này (ngƣời học đóng vai là các nhà tƣ vấn để tƣ vấn về vấn đề thực tế)
- Chọn ra một đối tƣợng cụ thể (lựa chọn nội dung kiến thức cần vận dụng hoặc cần xây dựng).
- Đƣa ra dự án (ngƣời học đóng vai là các nhà lập dự án) gồm: Mục tiêu của dự án, giải pháp thực hiện dự án, công việc chính cần thực hiện (thực hiện giải pháp), địa điểm thực hiện dự án, kết quả dự án thu đƣợc.
- 38 -
Từ ý tƣởng dự án và nội dung kiến thức cần học (cần vận dụng), ngƣời học thiết kế ba bài tập gồm: bài trình diễn đa phƣơng tiện, một áp phích hay tờ rơi, một trang web, để làm sao cho khi thực hiện xong một dự án nhƣ thế chắc chắn ngƣời học trả lời tốt bộ câu hỏi định hƣớng.
* Thiết kế tài liệu hỗ trợ giáo viên và người học
Giáo viên chuẩn bị những hỗ trợ cần thiết cho ngƣời học trong quá trình thực hiện các bài tập đƣợc giao:
- Các bài tập mẫu, nội dung bài học, các nguồn tài liệu tham khảo khác, các mẫu phiếu phân công công việc trong nhóm, các mẫu phiếu đánh giá từng sản phẩm...
- Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ giáo viên: Để đảm bảo cho sự định hƣớng đạt hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải dự kiến trƣớc đƣợc quá trình thực hiện, kết quả đạt đƣợc, nghĩa là phải thiết kế được sơ đồ tiến trình hình thành kiến thức của dự án.
* Chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án
Để tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện dự án cần có sự tuyên truyền, thông báo rộng rãi để tập hợp mọi ngƣời tham dự. Đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, kinh phí.
b. Chuẩn bị của người học
Trong việc lựa chọn dự án, ngƣời học phải hình dung ra sản phẩm, do vậy, họ bắt đầu vạch ra những kế hoạch, đƣa ra những gợi ý về cách thực hiện, phân công công việc giữa các thành viên của nhóm. Kế hoạch hoá một dự án, đó là chính xác chủ đề, xác định các mục đích và những tiêu chuẩn đƣợc sử dụng để đánh giá việc làm chủ và tiên đoán các nguồn cần nhận đƣợc để thực hiện dự án. Điều này cho phép ngƣời học mang đến những đóng góp có ý nghĩa và củng cố những kiến thức, kĩ năng và gộp nó vào trong các kiến thức, kĩ năng đã có.
B. Thực hiện dự án.
Trong pha này, dự án đƣợc định hình. Ngƣời học học bằng cách nghiên cứu, biến đổi hoặc tạo ra thông tin mới trong sự hợp tác để đi đến kết quả chung. Họ thu thập dữ liệu, tiến hành các thí nghiệm, gặp gỡ các nhân vật cần thiết, phân tích, so sánh, cân, đo, tính toán, viết, vẽ, tranh luận... Máy tính cung cấp dữ liệu cập nhật về
- 39 -
một số lớn các thông tin và các vấn đề thực tế, tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các thành viên của cùng lớp học hoặc với các lớp học khác. Tổng hợp những đóng góp là một hoạt động cần thiết của việc thực hiện dự án. Hoạt động này thƣờng thể hiện ở hai mặt: việc giới thiệu cho toàn lớp những đóng góp của nhóm nhỏ, đồng thời là dịp để thành viên này hay thành viên khác điều chỉnh bởi chính họ để có sản phẩm của tập thể, của cả lớp. Những đóng góp khác nhau sẽ đƣợc giới thiệu và mỗi đóng góp nhằm theo đuổi một câu hỏi để mang đến những sản phẩm chung.
Trong quá trình này, giáo viên tôn trọng về kế hoạch đã xây dựng và sự hợp tác giữa các cá nhân ngƣời học nhằm tạo ra một cộng đồng trong đó trung tâm là việc học tập. Giáo viên cần tạo thuận lợi cho sự trao đổi thƣờng xuyên và cởi mở giữa các thành viên, tạo sự tìm kiếm thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn bên cạnh sự chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ, mời các nhóm thƣờng xuyên đánh giá sự tiến triển của công việc và tận dụng dịp này để động viên, kích thích, và chỉnh sửa để nhằm đến đích. Những chiến lƣợc ngƣời học sử dụng cần phải trở thành đối tƣợng của sự quan sát liên tục của giáo viên. Việc định hƣớng thay đổi tuỳ theo khả năng ngƣời học và bản chất của loại hoạt động. Tuy nhiên, tác động của giáo viên cần mang đến một không khí cởi mở. Những câu hỏi về các hoạt động của nhóm, về sự chịu trách nhiệm, về phƣơng pháp nghiên cứu, về sự phân biệt giữa cái đúng và cái sai, ... sẽ dẫn đến những đề nghị hấp dẫn đối với các dự án tƣơng lai.
C. Khai thác dự án
Tất cả các dự án cần có tính liên tục. Dự án đƣợc thực hiện cần đáp ứng lợi ích về phía ngƣời học và đáp ứng các mục đích học tập đã đƣợc đánh giá là thích hợp. Việc làm chủ kiến thức, kĩ năng và thái độ đƣợc tạo nên trong quá trình liên tục thực hiện dự án. Tuy nhiên, cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Dự án đã thực hiện có cho phép một sự học tập đích thực hay không? - Trong tƣơng lai, dự án có thể thực hiện khác đƣợc không?
- Dự án tiếp theo có thể là gì?
Hoạt động đầu tiên “xem xét lại dự án” xác định đối với hai câu hỏi đầu tiên và hoạt động thứ hai “tiếp theo của dự án” trả lời đối với câu hỏi thứ ba.
- 40 -
Sản phẩm tập thể đƣợc thực hiện phản ánh những cố gắng trong học tập. Cần phải trở lại dự án để thực hiện việc tổng kết và có thể đi đến các kết luận rộng hơn. Sự trở lại này cần thực hiện sao cho phù hợp với ngƣời học và với đặc trƣng của dự án đã thực hiện. Có nhiều cách để thực hiện: thảo luận với cả lớp hoặc với nhóm nhỏ, điều tra tiếp theo để bình luận về kết quả, những áp dụng trong bối cảnh khác.
Sự trở lại cho phép các thành viên của lớp xem lại cách (cá nhân hay tập thể) mà họ đã cam kết theo đuổi trong dự án: họ đã thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi nhƣ thế nào? Đứng trƣớc một tình huống họ đã thực hiện các chiến lƣợc nào? Các phƣơng pháp nào đã đƣợc sử dụng để có thể đi đến kết quả? Họ đã đánh giá thƣờng xuyên công việc nhƣ thế nào? Họ đã kiên nhẫn ra sao?...
Sự trở lại dự án dẫn đến việc hỏi về cái đã học và về cái đã thực hiện. Nó có thể xoay quanh câu hỏi nhƣ: mục đích học tập đã đạt đƣợc hay chƣa? Trong quá trình thực hiện dự án, mối liên hệ nào đã thực hiện với sự học tập trƣớc đó? Những câu hỏi nào chƣa có câu trả lời hay mới chỉ nhận đƣợc sự trả lời chƣa thoả đáng. Dự án này có phải là dịp để tiến hành sự học tập về các kiến thức khác nhƣ lịch sử, toán học, ...? Những thiếu sót gì đã bỏ qua? Sự trở lại dự án mở làm cho học sinh tự chịu trách nhiệm, ý thức phê phán, thái độ dân chủ ... và gợi nên những câu hỏi nhƣ: dự án đã hấp dẫn ngƣời khác chƣa? Cái gì là khó khăn nhất? Có thể thực hiện công việc theo nhóm một cách chủ động nhất nhƣ thế nào?
b. Tiếp theo của dự án
Tiếp theo của dự án tạo cơ hội cho các nhóm quan tâm đến việc bổ sung thông tin liên quan đến phƣơng diện đặc biệt của dự án. Dự án đã thực hiện kích thích mong muốn tiếp tục thực hiện dự án khác.
1.3.4.5. Lợi ích và thách thức của dạy học dự án.
a. Lợi ích khi tiến hành dạy học dự án.
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của ngƣời học. - Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, sáng tạo.
- Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp.