- Cải tạo nạo vét: 69,7km kênh mương hiện có đảm bảo tưới, tiêu thoát nước trên địa bàn phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp ven đô và dân sinh.
3.1.3. Quan điểm đẩy mạnh huy động vốn phát triển nông nghiệp
Quan điểm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp được thể hiện trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 như sau:
* Phát triển nông nghiệp ven đô của huyện phải phù hợp với định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội, của Quy hoạch vùng thủ đô và quy hoạch phát triển của các ngành trên lãnh thổ
Quan điểm này đòi hỏi phải đặt sự phát triển nông nghiệp của huyện Từ Liêm trong sự phát triển chung của Thủ đô, trước hết phải đảm bảo sự phù hợp giữa
72
mục tiêu phương hướng phát triển của Từ Liêm với các mục tiêu, phương hướng phát triển của Thành phố. Việc sử dụng và phát huy nguồn lực (bao gồm cả nội lực và ngoại lực) phải đặt trong phương hướng khai thác chung của Thành phố, đảm bảo tối đa hóa lợi ích, bảo vệ môi trường sinh thái và sự phát triển, ổn định, bền vững chung của thành phố.
Theo ý tưởng của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tổ chức không gian Hà Nội được thiết kế theo mô hình chùm đô thị với đô thị trung tâm là các quận nội thành và vành đai đô thị vệ tinh gồm trên dưới 10 đô thị vệ tinh. Vì vậy việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp ven đô nói riêng phải tính đến các mối quan hệ liên vùng, các quan hệ nội vùng – tức là các mối quan hệ với các quận, huyện khác cũng như các huyện, tỉnh lân cận.
* Quá trình phát triển nông nghiệp ven đô của Từ liêm cần được đặt trong thế chủ động trước tiến trình đô thị hóa ở tốc độ cao trên toàn bộ lãnh thổ vốn là các làng xã nông thôn.
Quán triệt quan điểm này, trong quy hoạch phát triển nông nghiệp ven đô ở Từ Liêm phải tính toán một cách đầy đủ đến khả năng huyện được chuyển đổi thành quận nội thành của thành phố, với yêu cầu xây dựng thành một khu đô thị hiện đại của trung tâm thành phố. Vì vậy, để tăng tính chủ động trong quá trình phát triển, huyện cần đánh giá đầy đủ các bước đi tiềm tàng, đặc biệt là quỹ đất đai, nguồn nhân lực, xác định rõ nội dung các bước đi trong tiến trình đô thị hóa từ nay đến năm 2020 để giải quyết các vấn đề một cách phù hợp. Việc chủ động điều tiết các loại hình nông nghiệp ven đô sau này là nông nghiệp đô thị, đào tạo nguồn nhân lực, khả năng huy động vốn phát triển ….là những vấn đề to lớn cần được quan tâm đúng mức. Xác định cơ cấu kinh tế mới, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp ven đô vừa đảm bảo phát huy lợi thế so sánh của huyện vừa đảm bảo sự phát triển ổn định cho khu vực còn lại cũng như thực hiện đầy đủ chức năng và vai trò của huyện đối với thủ đô trong giai đoạn, điều kiện mới. Tăng cường công tác quản lý và huy động vốn, hình thành đồng bộ quy hoạch theo hướng văn minh với tầm nhìn dài hạn, đảm
73
bảo tốt mối quan hệ giữa đô thị hóa và giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, môi trường nhằm phát triển bền vững.
* Phát huy vai trò là đầu mối giao lưu và phát triển kinh tế phía Tây của thành phố Hà Nội, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp ven đô, tạo lập cảnh quan và môi trường sinh thái cho thủ đô văn minh, hiện đại
Quán triệt quan điểm này, trong quá trình đô thị hóa trong thời gian tới trên địa bàn huyện cần chú trọng cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, với tầm nhìn dài hạn. Với vị trí là cửa ngõ phía Tây thành phố, bên cạnh những thuận lợi sẳn có, Từ Liêm phải đối mặt với những khó khăn trở ngại không nhỏ, đặc biệt là vấn đề quy hoạch nông nghiệp nông thôn, vấn đề nước thải và môi trường. Yêu cầu phát triển nông nghiệp xanh, sạch gắn liền với việc đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải, xây dựng các hồ nước lớn, vừa có ý nghĩa cải tạo cảnh quan vừa có tác dụng cải tạo môi trường sống không chỉ cho huyện mà còn cho cả thành phố là hết sức cấp bách. Chính vì vậy, vấn đề quy hoạch nông nghiệp, nông thôn và cảnh quan môi trường của Từ Liêm cần phải được chú trọng và xuyên suốt trong quy hoạch tổng thể từ khâu xây dựng đến khâu tổ chức thực hiện.
* Phát triển nông nghiệp ven đô phải đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, giữ vững ổn định, kết hợp phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp ven đô nói riêng với an ninh quốc phòng.
Trong tiến trình đô thị hóa, Từ Liêm không chỉ phải tăng nhanh tốc độ phát triển, tăng trưởng kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng, nâng cao đời sống vật chất cho mọi tầng lớp dân cư, đẩy mạnh quá trình huy động vốn cho phát triển kinh tế mà còn phải có trách nhiệm bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của Hà Nội nói chung và Từ Liêm nói riêng. Phải tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn, kết hợp tốt giữa kinh tế và quốc phòng.
Quan điểm về huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ven đô ở Từ Liêm
Một là, huy động vốn để phát triển nông nghiệp ven đô Từ Liêm phải dựa
74
bàn, đồng thời tăng cường các quan hệ hợp tác với các địa phương khác, các tổ chức và cá nhân nước ngoài trong khuôn khổ hợp tác quốc tế
Hai là, cần tranh thủ sự hợp tác của các nhà khoa học trên địa bàn Thành
phố, trước hết trong các lĩnh vực tư vấn và đào tạo. Cần có cơ chế để huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn vào sự phát triển kinh tế chung và nông nghiệp nói riêng, trước hết là hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm môi trường, tạo việc làm… Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần chủ động đề xuất cơ chế thu hút vốn phát triển nông nghiệp ven đô trong và ngoài nước, trước hết vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cây, con giống.