Những thành công

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp Từ Liêm - Hà Nội (Trang 62)

- Bước đầu hình thành và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cơ sở tín dụng với chính quyền địa phương, các đoàn thể quần chúng, nhất là Hội nông dân trong

2.3.1. Những thành công

*Việc duy trì hoạt động nông nghiệp vùng ven đô là vô cùng cần thiết

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, đô thị hóa là một quá trình tất yếu khách quan. Đô thị hóa trong điều kiện tiền công nghiệp hóa ít gắn với các yếu tố nội tại làm động lực cho kinh tế đô thị đã làm trầm trọng thêm các khó khăn lớn của các đô thị như: Một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất

58

đất sản xuất, trở nên thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng; sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh khỏi… Đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển nhanh và bền vững của các đô thị hiện nay. Trong rất nhiều các giải pháp thì phát triển nông nghiệp đô thị được xem như một hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đô thị hoá, hướng tới xây dựng các đô thị sinh thái bền vững cho tương lai.

Thành tựu của huyện Từ Liêm trong việc huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô, tham gia vào quá trình duy trì nền nông nghiệp ven đô tại thành phố Hà Nội

Thứ nhất, Đã huy động được tổng hợp các nguồn vốn khác nhau (vốn ngân

sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn của dân cư), với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; từng bước đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về vốn đối với phát triển nền nông nghiệp ven đô ở Từ Liêm. Việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn đầu tư phát triển nông nghiệp là nét nổi bật trong chương trình huy động vốn phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay của Từ Liêm. Nếu như, những năm trước đây, vốn cho phát triển nông nghiệp chỉ trông chờ vào phần chi nhỏ giọt của ngân sách nhà nước, vào nguồn nội lực hạn hẹp của nông dân; các nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn tín dụng còn rất xa lạ đối với nông dân, tạo nên tính thụ động, xơ cứng trong quá trình huy động và sử dụng vốn... thì nay, khi việc đô thị hóa ngày càng trở nên phổ biến thì nguồn vốn doanh nghiệp, nhất là vốn tín dụng đang dần trở thành một kênh huy động vốn không thể thiếu để phát triển nông nghiệp ven đô. Việc đa dạng hóa các kênh huy động vốn một mặt đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng vốn và đạt được lượng vốn khá lớn đầu tư phát triển nông nghiệp ven đô tương đối đồng bộ từ trồng trọt các cây trồng đặc sản, chăn nuôi đến việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp... Mặt khác, chính các nguồn vốn này đã tạo nên tính năng động và sáng tạo của hộ nông dân Từ Liêm trong quá trình huy động và sử dụng vốn. Nghĩa là, để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, người nông dân phải luôn suy nghĩ xem nên huy động vốn ở

59

đâu? Mức độ đầu tư ra sao? Sử dụng vốn như thế nào để phương án kinh doanh của mình có hiệu quả, đủ sức trả cả gốc và lãi cho ngân hàng, đồng thời mình có lãi.

Thứ hai,Quá trình huy động vốn để phát triển nông nghiệp ven đô từng bước

bám sát định hướng mục tiêu, chương trình, dự án kinh tế nông nghiệp của Thành phố. Đồng thời lựa chọn được những ngành, nghề mũi nhọn để đầu tư phát triển. Đây chính là bước đột phá, tạo cơ sở vững chắc cho việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

Thứ ba, Nhiều vướng mắc về cơ chế huy động và cho vay vốn để phát triển

nông nghiệp ven đô đã được phát hiện, tập hợp và xử lý theo hướng đơn giản, phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, huy động vốn qua kênh tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm rất chú trọng mở rộng tín dụng đi liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời mở rộng tín dụng cho hộ sản xuất, các hợp tác xã bằng việc triển khai và thực hiện sâu rộng Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ, có các văn bản chỉ đạo kịp thời để tháo gỡ vướng mắc cho địa phương khi triển khai thực hiện quyết định trên...

Thứ tư, Bên cạnh các hình thức huy động vốn trực tiếp và gián tiếp như

thường thấy ở các địa phương khác ở thành phố Hà Nội, Từ Liêm còn có hình thức huy động vốn thông qua việc xây dựng các Quỹ (Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ tự giúp nhau thoát đói, nghèo), tạo nên tính phong phú, đa dạng, nhiều vẻ trong công tác huy động vốn. Đặc biệt là trong quá trình đô thị hóa gần đây đã mở ra hình thức huy động vốn rất đặc thù: tạo vốn thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Ở khía cạnh tích cực, phương thức huy động vốn qua quỹ đất đã đáp ứng được yêu cầu vốn trực tiếp, trước mắt cho quá trình phát triển kinh tế Từ Liêm nói chung, nông nghiệp ven đô nói riêng.

Như vậy có thể thấy rõ được rằng, với những thành tựu trong việc huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô tại Từ Liêm đã góp phần rất lớn vào sự phát triển nền nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung của Huyện. Các vùng trồng cây, hoa chuyên canh được hình thành: vùng trồng hoa Tây Tựu với các loại hoa có giá trị kinh tế cao, được đầu tư vốn và kỹ thuật tiên tiến đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho

60

nông dân và tái đầu tư, vùng trồng lúa Mễ Trì, cây cảnh tại Thụy Phương,… Người dân có vốn để làm nông nghiệp do đó tình trạng “bỏ đất – chuyển nghề” đã được hạn chế, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Ngoài ra, Từ Liêm đã chủ động được nguồn cung lương thực, thực phẩm đặc biệt khi số lượng người dân đô thị chuyển về Từ Liêm sinh sống ngày càng tăng lên (do sự phát triển mạnh mẽ của các Khu đô thị mới). Vấn đề ô nhiễm môi trường, cân bằng sinh thái của Huyện trong tình trạng đô thị hóa diễn ra ồ ạt cũng được cải thiện đáng kể. Ngoài ra việc phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ven đô cũng giúp Huyện Từ Liêm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2010 – 2020 (chương trình quan trọng để thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn). Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng, hiệu quả nên giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ( theo giá cố định năm 1994) năm 2011 đạt 432 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2010. Gía trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất nông nghiệp thực tế không ngừng tăng, đến nay đạt 145 triệu đồng/ ha.

Không chỉ góp phần giải quyết các vấn đề của Từ Liêm, việc phát triển nông nghiệp ven đô tại Huyện cũng góp phần rất quan trọng vào sự phát triển nông nghiệp và kinh tế chung của TP. Hà Nội (giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung lương thực, thực phẩm từ các tỉnh xa; giải quyết vấn đề việc làm cho một số lượng lớn người dân trong độ tuổi lao động; góp phần cân bằng sinh thái chung của thành phố, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…)

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp Từ Liêm - Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)