- Bước đầu hình thành và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cơ sở tín dụng với chính quyền địa phương, các đoàn thể quần chúng, nhất là Hội nông dân trong
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ TẠI TỪ LIÊM, HÀ NỘ
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VEN ĐÔ TẠI TỪ LIÊM, HÀ NỘI
3.1. Bối cảnh kinh tế mới và quan điểm, định hƣớng tăng cƣờng huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, Hà Nội cho phát triển nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, Hà Nội
3.1.1. Bối cảnh kinh tế mới
Việt Nam đang chứng kiến một tốc độ đô thị hóa cao chưa từng có. Lượng dân cư vào đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc và mỗi năm đã có khoảng 1 triệu người vào đô thị. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Riêng Hà Nội dự kiến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt 55 – 62% và dân số đô thị sẽ là 7,9 – 8,5 triệu người [30, tr.8 ].
Tốc độ đô thị hóa cao sẽ đặt nông nghiệp ở các vùng ven đô trước nhiều thách thức như: khả năng đáp ứng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, lãng phí trong thu hồi và sử dụng đất, đặc biệt là giảm đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở các vùng ven đô dẫn đến giảm sút sản xuất nông nghiệp ở các vùng ven đô này. Dự kiến giai đoạn 2010 – 2020 trong phạm vi vành đai gần, diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm 30% khiến cho việc sản xuất những hàng hóa nông sản như rau quả, hoa, trái cây, thủy canh, chăn nuôi sẽ giảm. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp (CASRAD), ở Hà Nội khu vực cung cấp các mặt hàng nông sản đang dịch chuyển dần ra xa nội thành, thậm chí đã tới các tỉnh lân cận.
Để phát triển nông nghiệp ven đô một cách bền vững, cần phải tổ chức sản xuất tại khu vực đô thị, duy trì hoạt động sản xuất ở vừng ven đô. Điều đó không chỉ là sự cần thiết về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tổ chức không gian đô thị Hà Nội theo mô hình chùm đô thị, với trung tâm là khu vực nội thành Hà Nội hiện nay và một trong những hướng mở rộng, phát triển đô thị trung tâm là về phía Tây. Như vậy trong
67
thời gian 20 – 30 năm tới, trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, trong đó bao gồm cả huyện Từ Liêm.
Theo định hướng Quy hoạch chung của Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050, quy hoạch phát triển nông nghiệp Từ Liêm đến năm 2020 chia thành 2 giai đoạn gắn với 2 quá trình tác động của nhịp độ đô thị hóa. Giai đoạn đầu từ nay đến 2015, chịu ảnh hưởng của tổ chức không gian phát triển kinh tế xã hội đối với vùng ngoại vi thành phố. Giai đoạn từ sau 2016 trở đi, phát triển nông nghiệp Từ Liêm chịu sự ảnh hưởng của tổ chức không gian phát triển kinh tế xã hội đối với khu vực nội thị thành phố Hà Nội.
Giai đoạn 2006 – 2015, các xã có sản xuất nông nghiệp của Từ Liêm vẫn là một trong những địa chỉ cung cấp nguồn thực phẩm an toàn và có chất lượng cho khu vực nội thị; đồng thời cũng là không gian để điều tiết quy mô phát triển dân số cho nội thị và các dòng di dân nông thôn, cải thiện môi trường sinh thái và tạo bầu không khí trong lành, tổ chức các khu nghỉ dưỡng – du lịch. Tuy nhiên, đô thị hóa dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp, nếu không có kế hoạch điều chỉnh đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng đình trệ, phá vỡ cơ cấu nông nghiệp ven đô. Thu hồi đất nông nghiệp phải song hành cùng việc tổ chức tái định cư và có phương hướng cụ thể trong đào tạo nghề cho đối tượng bị mất đất. Đô thị hóa đòi hỏi phải nâng cao sản lượng cũng như chất lượng nguồn thực phẩm cung cấp cho nội thị mà vấn đề an toàn thực phẩm của các sản phẩm nông nghiệp đối với dân cư trở thành một yêu cầu cấp bách. Sau giai đoạn này, Từ Liêm sẽ được phân định một cách rõ ràng thành hai khu vực: Khu vực phát triển đô thị có diện tích 4016,75 ha và khu vực ngoài đô thị (ven đô) có diện tích 3498,5 ha gồm các xã Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Minh Khai, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ. Khu vực này dự kiến sẽ hình thành vành đai xanh theo dọc vành đai 4 của đô thị trung tâm.
Như vậy, vùng nông nghiệp phía bắc chủ yếu phát triển cây ăn quả đặc sản, trồng hoa tươi, cây dược liệu, các loại rau gia vị, chăn nuôi gia cầm có giá trị kinh tế cao. Đầu tư theo chiều sâu, phát triển vùng chuyên canh, kết hợp nông nghiệp với phát triển du lịch sinh thái. Vùng nông nghiệp phía nam chủ yếu phát triển lúa đặc
68
sản, trồng nấm và một số loại rau, nuôi trồng thủy sản với xu hướng phát triển sản xuất tập trung và sẵn sàng nhường đất cho phát triển đô thị và xây dựng các khu công nghiệp.
Quy hoạch các vùng trồng trọt, sản xuất tại Từ Liêm dự kiến:
Vùng sản xuất lúa: sản xuất lúa giống, lúa đặc sản tập trung tại các xã: Tây
Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương.
Vùng trồng hoa: tập trung tại các xã Thượng Cát, Tây Tựu, Liên Mạc, Thụy Phương.
Vùng trồng cây ăn quả, cây lâu năm: tập trung tại các xã: Minh Khai, Phú
Diễn, Xuân Phương.
Vùng sản xuất rau: tập trung tại các xã Minh Khai, Phú Diễn, Liên Mạc tập
trung sản xuất rau an toàn, rau sạch.
Vùng trồng màu, cây ngắn ngày: tập trung tại Liên Mạc, Thượng Cát.
Vùng trồng cây dược liệu: tập trung tại Liên Mạc, Thượng Cát.
Vùng nuôi trồng thủy sản: tập trung tại Tây mỗ, Xuân Phương cùng với hệ
thống mặt nước, kênh mương trong huyện kết hợp nuôi trồng thủy sản và phục vụ phát triển nông nghiệp.
Sau năm 2015, sản xuất nông nghiệp của huyện chỉ tập trung vào 3 vùng chuyên canh: Vùng sản xuất hoa, cây cảnh: 500 ha tập trung ở vùng hoa xã Tây Tựu, Thượng Cát. Vùng trồng cây ăn quả, cây lâu năm: tập trung ở Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương, khoảng 400 ha. Vùng sản xuất rau an toàn: 100 ha tại các xã Liên Mạc Minh Khai. Đặc biệt phát triển vùng hoa Tây Tựu ( tổng đầu tư hơn 100 tỷ đồng với quy mô diện tích trồng hoa theo quy hoạch là 359, 65 ha), phát triển cùng cây ăn quả, du lịch sinh thái đô thị ở phía Tây thủ đô, tại làng sinh thái du lịch Phú Diễn.
3.1.2. Dự báo nhu cầu về vốn phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 – 2015
Dự báo nhu cầu vốn là công việc rất phức tạp, đặc biệt dự báo nhu cầu vốn để phát triển nông nghiệp tính phức tạp còn tăng gấp nhiều lần. Bởi vì, sản xuất kinh doanh ở khu vực này rất phân tán; kết quả kinh doanh nông nghiệp không chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, điều kiện thị trường mà còn chịu sự tác động lớn của điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái...
69
*Hệ thống đƣờng giao thông: Kinh phí khái toán để phát triển đường trục
liên xã: 413.500 triệu đồng (xem Phụ lục 1). Các hạng mục gồm: Đường trục Thượng Cát – Liên Mạc – Thụy Phương: 6km; Đường trục nghĩa trang Thượng Cát ra đường vành đai 4: 4,5 km; Làm mới, cải tạo đường trục xã: 9,8 km; Cải tạo đường trục thôn, xóm: 26,72 km; Xây dựng mới, mở rộng, cải tạo đường ngõ, xóm: 84,69 km; Làm mới, sửa chữa 16 cầu, cống 32, tr.51.
*Hệ thống thủy lợi: Kinh phí khái toán 44.650 triệu đồng (xem Phụ lục 2).
Do đô thị hóa nhanh, hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện bị chia cắt, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ven đô. Huyện chủ trương không đầu tư cứng hóa hệ thống kênh mương, mà hàng năm duy trì nạo vét đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân 32, tr.53
Huyện sẽ xây dựng mới trạm bơm tiêu úng Cầu Gạch tại xã Tây Tựu (01 trạm; 01 máy bơm; công suất 1.000m3/h); Cải tạo 09 trạm bơm (01 trạm bơm cầu Noi – xã Cổ Nhuế; 08 trạm bơm tại xã Tây Tựu); Lát mái chống sụt lở một số đoạn kênh mương: Tổng số 2.900m2 (7,5km). Cụ thể:
Xã Tây Tựu: 1,35 km gồm các đoạn mương tiêu: từ Nghĩa trang nhân dân
đến sông Pheo; Mương tiêu cửa Đình; Mương tiêu đường dãy dừa: 1,35 km.
Xã Liên Mạc: 1,45km gồm các đoạn: từ điểm vui chơi thôn Đại Cát đến cầu Cụ
tư; Từ đơn vị 701 đến giáp xã Tây Tựu; Từ đường 5 tỷ đến nghĩa trang Hoàng Xá.
Xã Xuân Phương: 3,5km gồm các đoạn: Từ cổng nhà Anh Hải đến đồng
Dâu, từ cổng giếng qua cửa nhà bà Dâu xuống khu lăng thôn Tu Hoàng (2km); Xây mương tiêu vòng quanh làng Thị Cấm (1,5km).
Xã Phú Diễn: 1,15km gồm các đoạn: từ ao đình đến cổng xóm đông xuống
mương tiêu đường liên thôn (0,4km) Từ ao giữa làng Đình Quán đến mương tiêu đường 32 (0,35km); Từ đầu Du đến mương tiêu Xuân Phương (0,4 km).