Cần đánh thức, huy động tối đa nguồn vốn từ dân cư và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm kết hợp với việc tuyên truyền, giáo dục và đào tạo để

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp Từ Liêm - Hà Nội (Trang 81)

- Cải tạo nạo vét: 69,7km kênh mương hiện có đảm bảo tưới, tiêu thoát nước trên địa bàn phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp ven đô và dân sinh.

3.2.2 Cần đánh thức, huy động tối đa nguồn vốn từ dân cư và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm kết hợp với việc tuyên truyền, giáo dục và đào tạo để

trên địa bàn huyện Từ Liêm kết hợp với việc tuyên truyền, giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng và số lượng lao động nông nghiệp

Nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn vốn tiềm tàng rất lớn do đó Thành

phố phải tạo mọi điều kiện và gỡ bỏ những trở ngại về luật pháp, về tâm lý cho nhân dân, khuyến khích những người có vốn ở nông thôn có cơ hội tự tổ chức hoặc hợp tác với nhau huy động vốn đầu tư thông qua việc hình thành doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh của mình, trong đó, hình thức kinh tế trang trại là điển hình. Kiến

77

nghị thành phố tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cho kinh tế trang trại, kể cả cung ứng vốn ưu đãi cho kinh tế trang trại ven đô phát triển.

Đối với nhóm dân cư không ở khu vực nông thôn, việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của họ để đầu tư vào nông nghiệp ven đô phụ thuộc vào nhiều nhân tố: môi trường đầu tư, chính sách đầu tư, chính sách thuế... song nhân tố quyết định nhất là hiệu quả đầu tư tại ven đô thị so với đô thị. Muốn vậy cần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ven đô thị; bố trí các trung tâm thương mại dịch vụ rộng khắp, thuận tiện cho việc tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đồng thời có chính sách thỏa đáng về việc thuê địa điểm kinh doanh, về lãi suất vay vốn, thuế quyền sử dụng đất... tạo điều kiện thu hút vốn của dân cư đô thị vào phát triển nông nghiệp ven đô thị.

Nguồn vốn huy động của doanh nghiệp nhà nước bao gồm: một phần vốn

lưu động được cấp từ ngân sách, phần vốn vay qua hệ thống tín dụng ngân hàng, phần vốn từ lợi nhuận và tái đầu tư, vốn vay thương mại trong nội bộ doanh nghiệp hoặc trên thị trường... Tuy vậy, do yêu cầu tăng qui mô, mở rộng phát triển sản xuất không ngừng, vốn của doanh nghiệp cần được tiếp tục huy động tổng hợp từ các nguồn vốn để phát triển sản xuất. Đề nghị cho các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế thị trường được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán để tạo vốn. Bên cạnh đó, cần có chính sách bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp, khi xét thấy các doanh nghiệp đó làm ăn có hiệu quả, có đóng góp nhiều cho ngân sách, có ý nghĩa quan trọng trong việc dẫn dắt tăng trưởng và phát triển kinh tế Từ Liêm. (Trên thực tế, số doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả chiếm tỷ trọng còn thấp). Khuyến khích doanh nghiệp tăng vốn kinh doanh thông qua việc tự huy động vốn trên thị trường theo phương thức tự vay, tự trả, bằng uy tín và khả năng hoạt động của mình để tạo lòng tin với người cho vay vốn, chinh phục thị trường. Cần đẩy mạnh hoạt động kiểm soát, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh và tín dụng trên địa bàn huyện, chuyển cơ chế huy động vốn doanh nghiệp như hiện nay sang cơ chế pháp trị thông qua hợp đồng trách nhiệm giữa nhà nước - doanh nghiệp, ghi

78

rõ quyền lợi, trách nhiệm các bên để đảm bảo quyền lợi cho nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân người lao động.

Đi đôi với việc huy động vốn từ dân cư và doanh nghiệp, công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp ven đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ven đô theo hướng sản xuất sạch, sản xuất hàng hóa. Thông qua công tác đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng khoa học - công nghệ, kiến thức kinh nghiệm sản xuất cho nông dân. Qua khảo sát điều tra: Đa số nông dân ngoại thành ven đô chưa qua bất kỳ một trường, lớp đào tạo nghề nào mà chỉ đào tạo thông qua phương pháp "cha truyền, con nối" từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, trình độ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong nông nghiệp ven đô còn kém hiệu quả; tỷ lệ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật nông nghiệp qua đào tạo ở nông thôn còn thấp. Vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nâng cao về số lượng và chất lượng cho lao động nông nghiệp ven đô. Trước hết, cần quán triệt một số điểm sau:

Một là, Các cấp các ngành phải coi đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp ven

đô là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài và là một giải pháp quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ven đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hai là, Đào tạo nghề, phải theo sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước, của khu vực nông thôn cả nước, khu vực ngoại thành ven đô Hà Nội; cơ cấu đào tạo nghề phải hợp lý cả về ngành nghề, cấp đào tạo cũng như nội dung đào tạo, chú ý kỹ năng thực hành nghề ngay trên ruộng đồng.

Ba là: Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề; đa dạng hóa loại hình, hình thức

đào tạo nghề phù hợp với đặc thù của lao động nông nghiệp cao, gắn đào tạo nghề với chuyển giao công nghệ, phổ biến kiến thức về khuyến nông; thu hút mọi nguồn lực cho công tác đào tạo nghề. Nhà nước và địa phương các cấp phải có chính sách hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao động nông nghiệp.

Xuất phát từ những quan điểm trên, trong những năm tới, công tác đào tạo nghề cho lao động ven đô ở Từ Liêm cần tập trung vào:

79

b. Đào tạo cán bộ quản lý và nghiệp vụ quản lý cho hợp tác xã cho cán bộ chủ chốt các xã.

c. Đào tạo công nhân, kỹ thuật viên cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến nông sản.

d. Đào tạo công nhân, kỹ thuật viên cho các ngành cơ khí, động lực, điện lạnh, sinh học phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp.

Ngoài ra, đào tạo nghề theo hướng trên phải bao gồm hai loại hình: đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo nghề dài hạn. Cụ thể:

Đào tạo nghề ngắn hạn cho hộ nông dân nhằm mục đích nâng cao kiến thức

và kỹ năng về trồng từng loại cây, nuôi từng loại con; chế biến từng loại nông sản... Những nghề này do cơ sở dạy nghề đào tạo, nòng cốt là các trung tâm dạy nghề ở huyện, cơ sở dạy nghề của các tổ chức chính trị - xã hội (công đoàn, đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ...), với sự phối hợp của các trường trung học Nông nghiệp Hà Nội, các Trung tâm nghiên cứu khoa học- công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp đóng trên địa bàn Từ Liêm. Bằng hình thức đào tạo nghề ngắn hạn có thể phổ biến kiến thức cho mọi lứa tuổi, kể cả những người không có điều kiện học tập trung và dài hạn.

Đào tạo nghề dài hạn nhằm mục đích thu hút số lao động trẻ có trình độ văn

hóa đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở hoặc phổ thông trung học, hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp ven đô; chuẩn bị lực lượng lao động kỹ thuật nòng cốt cho các trang trại. Đào tạo nghề dài hạn được tập trung ở các trường đại học; các trường đào tạo nghề dài hạn.

Phải xác định rõ, có nâng cao năng lực cho lực lượng lao động nông nghiệp ven đô thì mới nâng cao được năng lực huy động vốn để phát triển lĩnh vực này. Nếu năng lực lao động, sản xuất của lực lượng lao động nông nghiệp ven đô còn yếu kém thì việc thu hút, đầu tư vốn vào nông nghiệp ven đô sẽ là sự lãng phí lớn, khả năng thu hút cũng rất hạn chế.

80

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp Từ Liêm - Hà Nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)