Hình 1.1 – Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng năm 2011 theo phân ngành kinh tế
1.3.2. Bài học kinh nghiệm
Phần lớn nguồn vốn xây dựng nông nông nghiệp tại Hà Nội, lấy từ ngân sách trong khi sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp, nhân dân rất hạn chế. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM Hà Nội, tính đến hết 30-6-2011, nguồn kinh
36
phí bố trí thực hiện đề án xây dựng NTM tại 19 xã điểm trên địa bàn thành phố là 771.066 triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách (Trung ương, thành phố, huyện, xã) và lồng ghép đạt 719.257 triệu đồng, chiếm tới 93,2%. Còn lại, vốn do nhân dân đóng góp chỉ đạt 27.476 triệu đồng (3,5%), vốn doanh nghiệp 23.502 triệu đồng (3%), vốn xã hội hóa 831 triệu đồng (0,1%).
Việc huy động vốn từ nhân dân, các doanh nghiệp để xây dựng, phát triển nông thôn mới (bao gồm cả phát triển nông nghiệp ven đô) không dễ dàng như trong suy nghĩ của nhiều người. Hiện tại, nhiều dự án của địa phương còn đang dở dang vì thiếu nguồn vốn. Ngay như các huyện Đông Anh, Gia Lâm - Hà Nội quy hoạch xong nhưng vẫn chưa triển khai thực hiện được nhiều vì chưa có kinh phí. Trong khi đó, chủ trương xây dựng NTM là Nhà nước hỗ trợ, doanh nghiệp đầu tư và nhân dân đóng góp. Ở nhiều nơi, người dân đã tình nguyện hiến đất để làm đường. Đơn cử như tại xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, khi xây dựng NTM, người dân hiến hơn 3.000m2 đất.
Nhằm khuyến khích các TCTD cho vay, đầu tư vốn vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống cư dân vùng nông thôn, ngày 12-4-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2010/NĐ- CP (NĐ 41) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng. Cũng với hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng; hợp tác xã, chủ trang trại được xem xét cho vay tối đa đến 500 triệu đồng. Đây là cơ chế “mở” so với các chính sách trước đây về tín dụng nông nghiệp – nông thôn, được quy định tại NĐ 41 nhằm nâng hạn mức số tiền vay cho hộ nông dân, cá nhân, tổ chức kinh tế khi vay vốn TCTD không phải thế chấp tài sản. Trường hợp khách hàng vay vốn chưa trả được nợ đúng hạn cho TCTD do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh...), TCTD được xem xét cơ cấu lại thời hạn
37
nợ; xem xét cho vay mới mà không phụ thuộc vào dư nợ cũ của khách hàng chưa trả nợ đúng hạn. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, TCTD cho vay được thực hiện khoanh nợ không tính lãi cho người vay, thời gian khoanh nợ tối đa 2 năm. Tuy nhiên trên thực tế khi đi vay vốn tại các TCTD, người dân vẫn phải cung cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi vay vốn do số vốn vay tín chấp theo NĐ 41 còn quá nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu vốn của người dân.
Thực tế huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ven đô ở Thanh Trì, Đông Anh đã đem lại những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo tốt, đó là:
Thứ nhất, Phải tập trung huy động đa dạng hóa các nguồn vốn khác nhau
(vốn ngân sách Nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn huy động từ dân cư, vốn tín dụng) với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu cao về vốn trong nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ven đô. Tránh tình trạng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Khai thác triệt để hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư (dưới các hình thức vàng bạc, đá quý, bất động sản…) cũng như vốn tiềm tàng trong các doanh nghiệp vào việc phát triển nông nghiệp. Tăng cường hơn nữa việc huy động vốn cho nông nghiệp thông qua các Quỹ (Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ tự giúp nhau thoát đói giảm nghèo…) để tạo nên tính phong phú, đa dạng trong công tác huy động vốn.
Thứ hai, Việc huy động vốn để phát triển nông nghiệp ven đô phải gắn chặt
chẽ, bám sát mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp ven đô của từng vùng.
Thứ ba, Phải nâng cao năng lực quản lý tài chính, năng lực sản xuất của
người nông dân, hợp tác xã để nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đưa vốn tín dụng thực sự trở thành một kênh huy động hiệu quả để phát triển nông nghiệp ven đô. Song song với việc tăng quy mô dư nợ cho nông nghiệp là nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp ở mức thấp từ đó các TCTD sẽ có cơ chế mở hơn trong việc cho người dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là vốn trung dài hạn (nguồn vốn hiện tại người dân rất khó tiếp cận từ hệ thống ngân hàng).
38
Thứ tư, Phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động vốn và cho vay các
nguồn vốn để phát triển nông nghiệp ven đô.
*Kết luận chƣơng 1
Nông nghiệp ven đô là khu vực nông nghiệp ven các đô thị hay ven các khu công nghiệp … chịu ảnh hưởng của tính khu vực, sản xuất không ổn định do sự mở rộng đô thị, sự ô nhiễm môi trường và tính thời vụ cao. Tuy nhiên, nông nghiệp ven đô đem lại nguồn nông sản chất lượng cao gần thành phố, chỗ dựa chủ yếu để lao động nông nghiệp học nghề mới, cung cấp đầu vào phối hợp với các ngành trong quá trình phát triển chung, bảo vệ môi trường và lưu giữ truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa. Vì vậy, đầu tư vốn để phát triển nông nghiệp ven đô là cần thiết và đây là yếu tố chính thúc đẩy mô hình nông nghiệp sạch ven đô phát triển.
Để vốn đầu tư tăng nhanh, cần huy động vốn qua các kênh chủ yếu như: từ NSNN, từ dân cư, từ hệ thống tài chính – ngân hàng, từ nguồn vốn nước ngoài. Qua thực tiễn nghiên cứu huy động vốn phát triển nông nghiệp ven đô tại một số huyện ngoại thành như Thanh Trì, Đông Anh cho thấy cần tập trung huy động, đa dạng hóa các nguồn vốn khác nhau với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu cao về vốn trong nông nghiệp ven đô. Việc huy động vốn phải gắn với mục tiêu phát triển của từng vùng và nâng cao năng lực quản lý tài chính của người dân để tiếp cận nguồn tín dụng, tránh phụ thuộc chủ yếu vào NSNN, giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động vốn và cho vay các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp ven đô.
39
CHƢƠNG 2