Trước hết, vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sản xuất, đồng thời là cơ sở để phân phối lợi nhuận và đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh tế, nó bao gồm những nguồn vật tư và tài sản trong các doanh nghiệp, nguồn tiền mặt hay các tài sản dự trữ khác trong dân. Vì vậy, chính sách tạo vốn cơ bản phải tuân thủ nguyên tắc lợi ích của người có vốn. Mục tiêu của chính sách tạo vốn trước hết và chủ yếu là tạo ra môi trường kinh tế và tiền đề pháp lý để biến mọi nguồn tiền tệ thành tư bản sinh lợi và tăng trưởng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Các nguồn chủ yếu bao gồm: vốn đầu tư của nhà nước, vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền và tiền nhàn rỗi của dân cư và vốn của các doanh nghiệp và tổ chức tài chính quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay, vốn là yếu tố vật chất quan trọng nhất cho phát triển. Đây là một nhu cầu lớn cần phải giải quyết để khai thác nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn trong nước. Vốn ngân sách nhà nước ngày càng tăng, đây là sự cải cách một cách toàn diện chính sách thuế và thu được nhiều cho ngân sách nhà nước. Vốn huy động từ các nguồn khác cũng có xu hướng tăng do chính sách khuyến khích đầu tư, tạo dựng được môi trường đầu tư cho mọi thành phần kinh tế.
Đầu tư phát triển phải đạt được tính bền vững, tự bản thân nó phải có dự trữ cho tăng trưởng trong tương lai, nhằm sử dụng tài nguyên một cách hợp lý để không ngừng khai thác lợi thế so sánh. Sử dụng nguồn vốn phải có hiệu quả để tái tạo và phát triển các nguồn vốn, tạo tiền đề cho việc huy động vốn ở các giai đoạn tiếp theo.
25
Có hai kênh huy động vốn cho phát triển nông nghiệp nói chung, huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ven đô nói riêng, đó là: kênh huy động vốn trong nước và kênh huy động vốn nước ngoài. Kênh huy động vốn trong nước bao gồm: huy động vốn từ NSNN, huy động vốn trong dân cư, huy động vốn thông qua hệ thống tài chính; Kênh huy động vốn nước ngoài bao gồm: thu hút vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp, đặc biệt nguồn vốn hỗ trợ, phát triển chính thức của cácnước và các tổ chức quốc tế.
1.2.2.1. Kênh huy động vốn trong nước
*Huy động vốn từ NSNN
Vấn đề đầu tư cho nông nghiệp ven đô nói chung luôn được Nhà nước quan tâm. Trước hết cần khẳng định vốn đầu tư cho nông nghiệp ven đô từ ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp. Vốn nhà nước đầu tư cho nông nghiệp ven đô có vai trò to lớn, giúp tăng cường năng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ven đô. Mặt khác, do đặc điểm của đầu tư trong nông nghiệp ven đô là thu hồi vốn chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn, rủi ro cao nên chưa thu hút được các nhà đầu tư khác trong lĩnh vực này. Vốn ngân sách đóng vai trò tiên phong, mở đường để thu hút các nguồn vốn khác thông qua các hình thức: tạo cơ sở hạ tầng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời tạo cho các nhà đầu tư có cảm giác yên tâm hơn khi đầu tư vào nông nghiệp ven đô khi có sự tham gia của Nhà nước. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chủ yếu cho thủy lợi, cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ven đô, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
*Vốn huy động trong dân cƣ
Cùng với vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các hộ nông dân cũng góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Nguồn vốn này được đầu tư để phát triển sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, giống mới v.v.. Hiện nay vốn đầu tư của các hộ nông dân được tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa theo mô hình trang trại với số lượng đầu tư tương đối lớn. Tiềm năng của nguồn vốn này rất to lớn bởi vì nó
26
phụ thuộc lớn vào thu nhập của các hộ nông dân. Khi năng lực sản xuất tăng, năng suất lao động tăng thì thu nhập của hộ nông dân cũng tăng. Thu nhập của các hộ nông dân một phần phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, một phần tích lũy. Mặt khác, đầu tư của các hộ nông dân phụ thuộc phần lớn vào tiết kiệm của họ nên khi năng lực sản xuất tăng thì đầu tư của các hộ nông dân cũng tăng lên.
*Vốn huy động thông qua hệ thống tài chính – ngân hàng
Gồm hai loại chính là vốn hỗ trợ của Nhà nước thông qua các ngân hàng (vay ưu đãi) và vốn tự huy động qua hệ thống ngân hàng.
Thứ nhất là vốn hỗ trợ (cho vay ưu đãi) của Nhà nước thông qua hệ thống
ngân hàng: Ngoài vốn ngân sách, nhà nước còn đầu tư cho nông nghiệp qua hệ
thống ngân hàng theo phương thức cho vay không lãi hoặc lãi suất ưu đãi để bù giá vật tư nông nghiệp, giá bán nông sản hàng hóa cho nông dân. Các ngân hàng trên cho các hộ nông dân vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, mua giống, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, phục vụ cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, các ngân hàng này còn cho các doanh nghiệp vay để mua nông sản của các hộ nông dân với giá trần hợp lý, bù đắp một phần thua thiệt của họ khi giá nông sản trên thị trường xuống quá thấp. Các ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất ưu đãi trong các lĩnh vực trọng điểm hay các lĩnh vực được nhà nước khuyến khích tùy theo chính sách từng thời kỳ. Chênh lệch giữa lãi suất ưu đãi và lãi suất thông thường của ngân hàng thương mại được ngân hàng nhà nước cấp bù – đó là vốn có nguồn gốc từ ngân sách. Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thứ hai là vốn huy động qua hệ thống ngân hàng: việc tiếp cận sử dụng
nguồn vốn này đối với lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ven đô thường không dễ dàng.
Thứ ba, huy động vốn qua Quỹ tín dụng nhân dân: Với lợi thế sát dân, hiểu rõ
nhu cầu, khả năng kinh doanh, khả năng tài chính của từng hộ vay nên việc cho vay của các QTDND kịp thời, nhanh gọn và đảm bảo an toàn, hiệu quả. Hệ thống QTDND đã chính thức tham gia đồng thuận thực hiện mặt bằng lãi suất huy động vốn, góp phần
27
cùng các ngân hàng thương mại duy trì sự ổn định thị trường tiền tệ, tín dụng trên địa bàn. Các QTDND đã trở thành người bạn tin cậy của nông dân, là kênh cung ứng các khoản tín dụng nhỏ có hiệu quả để phát triển sản xuất, kinh doanh..