Huy động vốn từ dân cư để phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp Từ Liêm - Hà Nội (Trang 56)

- Đất chưa sử dụng: có diện tích 50ha, chiếm 1% tổng diện tích đất tự nhiên.

2.2.2. Huy động vốn từ dân cư để phát triển nông nghiệp

Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường đã khơi dậy được tiềm năng kinh tế của các hộ nông dân ven đô Từ Liêm. Với trên 35.000 hộ dân tham gia lĩnh vực nông nghiệp, tiềm năng kinh tế của hộ được phản ánh thông qua việc huy động tổng hợp các nguồn lực: đất đai, lao động, nhất là tiền vốn vào phát triển sản xuất nông nghiệp. Qua khảo sát ban đầu năm 2011, dự tính số vốn huy động được từ các tầng lớp dân cư ở Từ liêm cho các hoạt động kinh tế lên đến 87 tỷ đồng. Trên thực tế, con số này còn lớn hơn. Số vốn trên đã được huy động một phần vào phát triển nông nghiệp với các mô hình nông nghiệp sạch, cây, con đặc sản, đặc biệt là đầu tư vào loại hình kinh tế trang trại.

Năm 2008, huyện Từ Liêm đã có trên 300 trang trại hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Đa số trang trại bước đầu làm ăn có hiệu quả. Điều tra thực tế tại 120 trang trại cho thấy, vốn bình quân một trang trại ước khoảng 300 triệu đồng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư trong các trang trại tăng lên rất nhanh (giai đoạn 2010 – 2011, tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục tăng). Vốn của trang trại chủ yếu được huy động trong dân cư, thể hiện ở phần vốn tự có của các chủ

52

trang trại. Với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại đã huy động được nguồn vốn trong dân cư để phát triển loại hình kinh tế này. Tuy nhiên, với tổng lượng vốn huy động bình quân 90 tỷ/ năm như trên vẫn là chưa đủ. Bởi lẽ, kinh tế trang trại luôn đòi hỏi một lượng vốn đầu tư gấp nhiều lần, đầu tư đồng bộ, theo chiều sâu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đủ sức xuất khẩu ra thị trường ngoài nước. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào sự khai thông hơn nữa các chính sách của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp ven đô.

Từ năm 2008 - 2011, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa đã tạo thêm một số nghề mới. Nhiều hộ gia đình ở Từ Liêm đã đầu tư khoảng 200 - 300 triệu đồng để nuôi 10 đến 12 con bò sữa/hộ; xây dựng 500 - 600 m2 vườn ao để nuôi và sản xuất 3.000 con ba ba giống/hộ/năm. Từ năm 2006 đến nay, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, ủy ban nhân dân Huyện, Hội nông dân đã có sáng kiến thành lập các quỹ giúp vốn hộ nghèo phát triển sản xuất. Bằng cách này Hội nông dân đã huy động được lượng vốn đáng kể.

Mặc dù số vốn huy động từ tầng lớp dân cư để hình thành các "Quỹ hỗ trợ nông dân", "Quỹ tự giúp nhau thoát nghèo",... chưa thật lớn. Song, chính nó đã dấy lên phong trào cùng nhau xóa đói, giảm nghèo; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ven đô.

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp Từ Liêm - Hà Nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)