- Đất chưa sử dụng: có diện tích 50ha, chiếm 1% tổng diện tích đất tự nhiên.
2.1.1.2 Nhân tố kinh tế-xã hộ
a. Dân số và lao động nông nghiệp
Tính đến 31/12/2011, dân số của huyện Từ Liêm là 463,1 nghìn người, chiếm 6,7% dân số toàn thành phố Hà Nội. Với diện tích tự diên 75,63km2, mật độg dân số của Huyện Từ Liêm là 6.123 người/km2 – là huyện có mật độ dân số cao nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội.
43
Hình 2.2 – Dân số trung bình tại các Quận huyện trên địa bàn Hà Nội
Nhìn chung, biến động cơ học của huyện Từ Liêm trong những năm qua tương đương với các quận huyện trong thành phố tuy nhiên trong giai đoạn tới, dự báo xu thế đô thị hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn và chắc chắn biến động cơ học sẽ có xu thế tăng lên.
Về số lao động: số người trong độ tuổi lao động tại Từ Liêm chiếm khoảng 50% tổng số dân trong đó số người tuổi từ 15 trở lên đang làm việc chiếm khoảng 46,74%, số người chưa có việc làm khoảng 5% lao động trong độ tuổi. Về chất lượng lao động, theo số liệu điều tra cho thấy chất lượng lao động của huyện Từ Liêm đã được cải thiện một bước đáng kể. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - đô thị hóa và chuyển đổi cơ cấu thì Từ Liêm vẫn còn phải tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo hơn nữa trong thời kỳ mới.
Về cơ cấu ngành nghề hiện tại lao động nông nghiệp của Từ Liêm còn chiếm tỷ lệ khoảng 20% lực lượng lao động. Có thể thấy đây là tỷ lệ khá cao đối với một huyện ngoại thành của Thủ đô trong khi mật độ dân số của Từ Liêm còn cao hơn quận Long Biên - là một quận nội thành. Đặc biệt với xu thế đô thị hóa nhanh chóng sắp tới, nếu không có sự chuyển đổi nhanh chóng, Từ Liêm sẽ gặp phải những trở ngại rất lớn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông nghiệp bị mất đất.
44
b. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Thứ nhất, Hệ thống giao thông
Giao thông đường bộ: có thể nhận thấy hệ thống giao thông đường bộ của
Huyện Từ Liêm còn khá nghèo nàn và lạc hậu với quy mô nhỏ ,tiêu chuẩn kỹ thuật thấp và năng lực giao thông hạn chế. Hiện nay, cùng với quá trình đô thị hóa, hệ thống giao thông đường bộ đang dần được cải tiến, rõ rệt nhất là tại các khu đô thị mới như Mỹ Đình.
Đường sắt: Tuyến đường sắt chạy qua Từ Liêm dài 14km và có nhà ga hành
khách ỏ xã Phú Diễn. Đây là tuyến đường sắt vàng đai phía Tây của Hà Nội được xây dựng 1984,1985 .Tuy nhiên tuyến đường này chưa được sử dụng hiệu quả nên tác động của nó tới phát triển kinh tế-xã hội Từ Liêm còn rất hạn chế.
Đường sông: Trên địa bàn Từ Liêm có các tuyến sông Hồng ,sông Nhụê
chảy qua.Đoạn sông Hồng chảy qua huyện Từ Liêm có chiều dài 7 km .Hiện tại chỉ có một cảng nhỏ là cảng Thượng Cát. Huyện Từ Liêm còn có sông Nhuệ chảy dọc giữa huyện, xuôi xuống thị xã Hà Đông. Việc khai thác các sông hiện có cho vận tải thuỷ còn nhỏ bé, các bến bãi đang khai thác ở dạng tự nhiên, hàng hoá vận tải chủ yếu là than,vật liệu xây dựng, các hàng hoá tiêu dùng và lâm thổ sản.
Thứ hai, Hệ thống cấp, thoát nước
Cấp nước: Trên địa bàn huyện Từ Liêm có nhà máy nước Cáo Đỉnh với công
suất 30.000m3/ngày đêm,tuy nhiên nhà máy này lại cấp nước chủ yếu cho quận Tây Hồ. Do vậy,cấp nước sạch cho huyện Từ Liêm vẫn phải dựa vào các trạm cấp nước mini.Tính đến 31/12/2006 trên địa bàn huyện Từ Liêm có 20 trạm cấp nước sạch tại 7 xã đang hoạt động với tổng công suất 725m3/h do 11 HTX và tổ chức nước sạch của 3 xã trực tiếp quản lý. Thực trạng hầu hết các trạm đã được đầu tư từ lâu nên đã xuống cấp trầm trọng . Nhiều khu vực đô thị hoá nhanh do đó huyện không còn đủ công suất để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Nhiều trạm được đầu tư không đồng bộ dẫn đến hỏng góc xảy ra thường xuyên.Do không đủ công suất, có Hợp tác xã phải vận hành 24/24 giờ một ngày. Mặt khác,giá bán nước sạch
45
do UBND xã chỉ đạo do đó gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh nước sạch trong vấn đề tái đầu tư cải tạo.
Thoát nước: Trên địa bàn huyện Từ Liêm có sông Hồng ,sông Nhuệ chảy
qua đây cũng là hệ thống thoát nước của Từ Liêm. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các sông thoát nước là sông Pheo dài 5,45 km và sông Cầu Ngà dài 2.225 km.
Thứ ba, Hệ thống thủy lợi (tưới tiêu)
Trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp của Từ Liêm, thì hệ thống thuỷ lợi có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu.Ngoài việc đáp ứng nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp mà hệ thống thuỷ lợi còn phục vụ cả việc tiêu thoát nước trên địa bàn. Sông Nhuệ hiện là tuyến cung cấp nước chính của huyện được nối với sông Hồng thông qua cống Liên Mạc. Tổng cộng các trạm bơm của Từ Liêm có 37 số máy bơm tưới với lưu lượng 268.896m3/h và diện tích tưới là 7.965 ha. Hệ thống trạm bơm tiêu của Từ Liêm có 10 trạm với tổng số máy là 46, công suất tiêu là 86.650m3/h và diện tích tiêu là 3.042 ha. Toàn bộ hệ thống kênh mương tưới tiêu trên địa bàn huyện Từ Liêm dài 72,546km.Tất cả hệ thống kênh mương thuộc cấp 2 bao gồm 42,393km kênh tưới, tưới được 1.893ha và 30,171 km kênh tiêu phục vụ được 3.192ha. Ngoài ra trên địa bàn các xã của Từ Liêm còn có 48 trạm bơm mini do các HTX quản lý với tổng chiều dài các kênh là 48,217km và tưới được 1.002,6ha diện tích đất nông nghiệp. Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi huyện Từ Liêm đã đảm bảo tưới chủ động được gần 100% diện tích đất canh tác,tuy nhiên việc tưới tiêu vẫn bị động do phụ thuộc vào mực nước sông Nhuệ.
c. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế huyện Từ Liêm từ năm 2007 – 2011 chuyển dịch theo đúng định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ XXI huyện Từ Liêm đề ra theo hướng thương mại dịch vụ.
46
Bảng 2.1 - Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện và khu vực huyện quản lý
Đơn vị tính: %
Ngành 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số trên địa bàn 100 100 100 100 100
Công nghiệp xây dựng 74,8 70,8 73,6 74 71,1 Thương mại dịch vụ 9,8 14,5 13,7 13,7 17 Nông nghiệp 15,4 14,7 12,7 12,3 11,9
Tổng số do huyện quản lý 100 100 100 100 100
Công nghiệp xây dựng 62,7 64,5 64 65,4 61,5 Thương mại dịch vụ 23,2 22,1 24 26,3 28,4 Nông nghiệp 14,1 13,4 12 8,3 10,1
Nguồn: Tính toán từ số liệu do phòng Thống kê Từ Liêm cung cấp
Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện và khu vực huyện quản lý cho thấy, nông nghiệp trong 5 năm từ năm 2007 – 2011 đã giảm 4%. Trong khi đó thương mại dịch vụ tăng 4%. Như vậy với tốc độ đô thị hóa nhanh, tốc độ mất đất lớn, cần huy động mọi nguồn vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp sạch, đảm bảo giá trị sản xuất cao trên một đơn vị diện tích.
Bảng 2.2 – Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng số % Tổng số % Tổng số % 1 Trồng trọt 235.560 83,3 257.125 82,9 236 82,3 2 Chăn nuôi 36.900 13,0 39.624 12,8 40.733 14,2 3 Thủy sản 8.500 3,0 11.974 3,8 6.533 2,3 4 Lâm nghiệp 0 0,0 0 0,0 0 0,0 5 Dịch vụ 1.970 0,7 1.546 0,5 3.277 1,2 Cộng 292.930 100 310.269 100 286.043 100
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Từ Liêm