Huy động vốn ở huyện Thanh Trì, Đông Anh

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp Từ Liêm - Hà Nội (Trang 35)

Hình 1.1 – Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng năm 2011 theo phân ngành kinh tế

1.3.1. Huy động vốn ở huyện Thanh Trì, Đông Anh

Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp huyện Thanh Trì

Huyện Thanh Trì là một huyện ven đô nằm ở cửa ngõ phía Nam Thủ Đô, với diện tích tự nhiên 6.292,7ha, dân số trên 200.000 người gồm 15 xã và 01 thị trấn. Phía Bắc giáp với Quận Hoàng Mai, phía Nam giáp huyện Thường Tín, phía Tây bắc giáp Quận Thanh Xuân, phía đông là sông Hồng, giáp với huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên. Huyện Thanh Trì là đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Nam.

Với vị trí như vậy, huyện Thanh Trì có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp ven đô của huyện cũng sẽ phát triển gắn với các ngành, lĩnh vực mũi nhọn nhằm đạt tới tối đa hiệu quả nguồn lực. Huyện Thanh Trì đã và đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện Thanh Trì chủ yếu tập trung phát triển NTTS, trồng RAT, cây ăn quả chất lượng cao và cây cảnh. Tuy nhiên, khó khăn của Thanh Trì khi phát triển nông nghiệp là thiếu vốn, thiếu nước và vấn đề dồn điền đổi thửa khó khăn.

Hiện nay, diện tích trồng rau của Huyện Thanh Trì có hơn 1 nghìn hécta, chiếm 1/3 diện tích đất nông nghiệp của huyện, tập trung ở các xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Kim, Thanh Liệt, Hữu Hòa, Tam Hiệp, Liên Ninh, Vĩnh Quỳnh, Tứ Hiệp... huyện và các xã chú trọng vào quy hoạch xây dựng các vùng rau an toàn (RAT) quy mô lớn, tạo ra tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Từ năm 2005, huyện Thanh Trì đã xây dựng mô hình sản xuất RAT gắn với thương hiệu quản lý chất lượng bằng mã vạch trên diện tích 7ha tại xã Yên Mỹ, cho hiệu quả cao. Năm 2010, huyện Thanh Trì nhân rộng mô hình sản xuất RAT có thương hiệu, quản lý bằng mã vạch với diện tích 200ha. Bên cạnh việc phát triển các mô hình trồng RAT bảo đảm chất lượng, Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các xã ở vùng trũng chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang NTTS. Hiện nay, huyện có hơn 800ha mặt nước NTTS tập trung ở các xã Đông Mỹ, Đại Áng, Tả Thanh Oai, Tứ Hiệp. Các mô hình NTTS đều cho hiệu quả cao, thu nhập gấp 4-5 lần so với cấy

31

lúa, đặc biệt sản phẩm thủy sản ở Đông Mỹ đã được đăng ký thương hiệu thủy sản an toàn đầu tiên ở Hà Nội, tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Từ giữa năm 2009, các hộ gia đình ở Thanh Trì bắt đầu làm trang trại VAC, ngoài bình quân 150 triệu đồng vốn tự có, các hộ gia đình phải vay các nguồn vốn bên ngoài 200 triệu đồng với lãi suất cao để đầu tư cho thức ăn chăn nuôi và phòng dịch. Vì vậy, dù làm ăn có hiệu quả nhưng lợi nhuận thực tế thu về của trang trại lại rất thấp do phải trả lãi cao. Ở Thanh Trì có hàng chục hộ phát triển mô hình trang trại, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha, nhưng không thể mở rộng sản xuất do thiếu vốn. Để mở rộng sản xuất đúng với mô hình trang trại quy mô lớn thì số vốn lãi hàng năm không đảm bảo đầu tư lại, mở rộng. Các hộ gia đình cần vay thêm trung bình khoảng 500 triệu đồng đầu tư nhưng cũng đang rất khó khăn. Hiện tại huyện đã quy hoạch 36ha đất cho 20 hộ phát triển kinh tế trang trại nhưng cái khó là nguồn vốn của người nông dân có hạn, chỉ đầu tư "nhỏ giọt". Thực tế, nhiều hộ gia đình mới bắt tay vào sản xuất, vốn tự có rất eo hẹp nên đầu tư xong cơ sở hạ tầng, chuồng trại thì hết tiền mua cây, con giống.

Trong thời gian tới, huyện Thanh Trì tiếp tục tập trung chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, thúc đẩy phát triển sản phẩm nông nghiệp, mũi nhọn là thủy sản, rau an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo môi trường, tăng giá trị hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đẩy mạnh phát triển các làng nghề, chợ nông thôn, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Như vậy có thể thấy được nhu cầu vốn cho nông nghiệp của huyện Thanh Trì sẽ rất lớn do các lĩnh vực huyện tập trung hướng đến như thủy sản, trang trại sau an toàn là những lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn. Trong công tác huy động vốn, năm 2011 huyện Thanh Trì đã huy động các nguồn lực ngoài vốn ngân sách được 242 doanh nghiệp tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới với số tiền gần 11 tỷ đồng. Vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới bằng cách hiến đất mở đường điển hình như xã Ngũ Hiệp, Vạn Phúc, Liên Ninh, nhân dân đã hiến 1.136m2 đất để mở đường, đóng góp tiền xây dựng các di tích lịch sử, các công

32

trình công cộng được hơn 27 tỷ đồng (xã Thanh Liệt, Đông Mỹ nhân dân đóng góp 2,3 tỷ đồng trùng tu đình, chùa...). Điển hình là trường hợp mô hình kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Nguyễn Duy Hưởng, thôn 3 xã Đông Mỹ, khi có chủ trương khuyến khích các hộ dân chuyển đổi diện tích trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển mô hình kinh tế trang trại tập trung, với sự hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất. Nắm bắt cơ hội này, gia đình ông đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng đầu tư thuê thêm 2,8 ha xây dựng trang trại đầu tư nuôi tôm càng xanh, bình quân hàng năm doanh thu trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.

Nguồn vốn để phát triển nông nghiệp ven đô tại huyện hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn NSNN và vốn tự có của người dân, việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng thương mại là rất khó khăn do các lĩnh vực nông nghiệp huyện Thanh Trì hướng tới đều là những lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều ý kiến cho rằng việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn một phần do việc cho vay còn quá nhiều thủ tục, trình tự. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp thường gặp rủi ro vì thiên tai, dịch bệnh, giá cả... ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn nên các ngân hàng ngại cho nông dân vay vốn. Hiện tại, phát triển kinh tế trang trại đang cần sự cởi mở hơn từ phía các ngân hàng trong việc cho nông dân vay vốn. Theo đó, thủ tục cho vay vốn cần được rút ngắn, thời gian cho vay phù hợp với đặc điểm chu kỳ sản xuất, kinh doanh, với từng loại hình kinh tế (trung hạn, dài hạn) mới đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trang trại, phát triển nông nghiệp ngoại thành.

Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp huyện Đông Anh

Huyện Đông Anh là một trong năm huyện ngoại thành của Thủ đô, nằm ở phía Đông Bắc TP Hà Nội. Hệ thống sông Hồng và sông Đuống là ranh giới hành chính của Huyện với nội thành, diện tích tự nhiên 18.230ha. huyện Đông Anh là huyện lớn thứ 2 của Hà Nội sau huyện Sóc Sơn. Về địa giới hành chính: phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, phía Đông – Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, phía Nam giáp sông Hồng & phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc.

33

Ngoài sông Hồng và sông Đuống ở phía Nam của huyện, phía Bắc còn có sông Cà Lồ. Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chạy qua: tuyến Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến Hà Nội - Yên Bái. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được nối với nội thành Hà Nội bằng đường quốc lộ 3 và đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, đoạn chạy qua huyện Đông Anh dài 7,5 km. Có thể thấy, Đông Anh là huyện có lợi thế lớn về giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện.

Huyện Đông Anh có cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, đó là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ đầu khô - lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt. Nhìn chung, thời tiết huyện Đông Anh thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: lương thực, hoa, rau màu, cây ăn quả. Nhưng các đợt dông, bão của mùa hè và gió mùa đông bắc của mùa đông cũng gây những trở ngại nhất định cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Đông Anh là 18.230 ha, bao gồm cả một phần diện tích sông Hồng, sông Đuống và vùng đất bãi ven sông. Đất vùng ven sông nhiều phù sa, được bồi đắp màu mỡ, đất nội đồng độ phì nhiêu kém, 70% là đất bạc màu. Phân bố sử dụng đất trong toàn huyện Đông Anh được thể hiện qua bảng sau:

Dựa vào bảng 1.2 sau, có thể thấy được diện tích đất nông nghiệp của Đông Anh rất lớn, chiếm hơn 50% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm chủ yếu. Với điều kiện tự nhiên về đất đai và khí hậu thuận lợi như vậy, nông nghiệp tại huyện Đông Anh là lĩnh vực rất được quan tâm, đẩy mạnh phát triển. Định hướng phát triển nông nghiệp của huyện cũng gắn bó chặt chẽ với định hướng chung trong quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030 (phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 của thành phố là 1,85%).

34

Bảng 1.2 - Phân bố sử dụng đất huyện Đông Anh

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ chiếm đất (%)

1 Đất nông nghiệp 10.015 54,79

1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.366 51,38 1.2 Đất trồng cây lâu năm 153 0,84 1.3 Đất ao hồ, thủy sản 496 2,72 2 Đất chuyên dụng 3.744 20,72 3 Đất ở 2.049 11,34 4 Đất chƣa sử dụng 2.417 13,15 5 Đất lâm nghiệp 5 0,0003 Tổng cộng 18.230 100

Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Đông Anh

Theo đó, huyện Đông Anh sẽ định hướng phát triển nông nghiệp tập trung xây dựng các vùng sản xuất rau đậu thực phẩm, vùng rau an toàn, rau cao cấp & tạo lập vùng hoa, cây cảnh đặc trưng cho thành phố.

Nằm trong xu hướng chung, mặc dù tỷ lệ đầu tư cho khu vực nông thôn ngày càng tăng trong tổng đầu tư của ngân sách Thành phố tuy nhiên đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Đông Anh còn rất thấp. Việc đầu tư cho lĩnh vực “tam nông” còn chưa đồng đều, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như hệ thống thủy lợi, đặc biệt là hệ thống kênh mương và giao thông nội đồng chưa được đầu tư nhiều nên còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Mặc dù từ năm 2009 khi thành phố triển khai 03 dự án là dự án rau an toàn, dự án nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư chỉ duy nhất có dự án rau an toàn được khởi động (đặc biệt là tại huyện Đông Anh) còn 2 dự án chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện rất chậm. Huyện Đông Anh đã tích cực phát triển các dự án rau an toàn tuy nhiên vẫn còn thiếu các dự án áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp do nguồn vốn đầu tư còn rất khan hiếm, chính quyền chưa có cơ chế thu hút các doanh nghiệp tham gia vào phát triển dự án nông nghiệp, chính sách về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chưa thỏa đáng nên người dân còn nhiều lo ngại.

35

Hiện tại, điểm sáng trong công tác huy động vốn tại huyện Đông Anh đó là việc sử dụng tích cực, hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ khuyến nông (QKN) thành phố (TP. Hà Nội hiện là địa phương duy nhất xây dựng được Quỹ khuyến nông – một kênh tín dụng quan trọng giúp nông dân phát triển sản xuất). Theo Trạm Khuyến nông huyện Đông Anh, trong năm 2011, toàn huyện có 10 hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất từ QKN với tổng số tiền 2,6 tỷ đồng. Trong quý I/2012, Trạm đã thẩm định 6 phương án vay vốn với số tiền 2,4 tỷ đồng. Ông Nguyễn Bá Giang, Trạm Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đông Anh đánh giá, thông qua nguồn vốn vay QKN, nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu, doanh thu tăng từ 10 - 30%. Đồng thời, góp phần sử dụng đất đai, mặt nước có hiệu quả, tăng thu nhập cho người nông dân, giá trị sản phẩm hàng hóa đạt từ 100 - 200 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhiều mô hình hiệu quả cho thu nhập 300 - 400 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho đội ngũ lao động dư thừa tại địa phương với mức thu nhập bình quân đạt từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng. Một trong những vấn đề quan trọng khi triển khai hoạt động của QKN là quản lý vốn vay đúng mục đích. Tại huyện Đông Anh, trạm khuyến nông huyện đã phối hợp chặt chẽ với UBND các xã trong thành phố trong quá trình quản lý, sử dụng QKN, đảm bảo phù hợp với kế hoạch, quy hoạch của địa phương. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho 23 khuyến nông viên cơ sở tại 23 xã trực tiếp tham gia triển khai, quản lý QKN trên địa bàn. Để bảo toàn nguồn vốn QKN, Trạm Khuyến nông huyện gửi thông báo trước 1 tháng tới hộ vay vốn và đôn đốc, kiểm tra các hộ đến hạn trả vốn. Nhờ đó, đa số các hộ trả vốn đúng thời hạn, trong đó nhiều hộ trả vốn trước hạn 15 - 20 ngày. Năm 2012, QKN Hà Nội được thành phố cấp thêm 20 tỷ đồng nâng tổng số vốn của Quỹ lên gần 100 tỷ đồng. Kế hoạch giải ngân vốn năm 2012 dự kiến 52,850 tỷ đồng, thu hồi vốn đạt 30 tỷ đồng và thu phí quản lý QKN dự kiến 4,6 tỷ đồng

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp Từ Liêm - Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)