III – BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƢỚNG BÀI HỌC Câu hỏi khái quát
3. Tình cảm, thái độ
2.5.1. Quy trình sử dụng
Để sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học có hiệu quả trong việc tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới ta tiến hành theo các bước sau.
Bước 1: Chuẩn bị
GV: Phát sẵn bộ câu hỏi định hướng bài học cho HS nhằm: 1. Chuẩn bị về mặt tâm lý cho các em.
2. Phát huy được tính tích cực cho các em.
3. Giúp các em chuẩn bị bài một cách có định hướng.
Bước 2: Đặt câu hỏi
Thái độ hỏi: Vui vẻ, cởi mở, tự nhiên và dễ gần. Đây là yếu tố quan trọng để HS có cảm giác tự tin, an toàn khi trả lời. Không nên dùng thái độ trang
nghiêm của “phát thanh viên” để hỏi vì nó tạo khoảng cách giữa GV với HS. GV cần phải tạo lập được không gian không có sự mạo hiểm để HS cảm thấy thoải mái trong việc hỏi và trả lời.
Kỹ thuật sử dụng giọng nói: GV cần thường xuyên thay đổi giọng nói tránh gây ra kích thích đơn điệu kéo dài rất dễ gây nhàm chán, mất húng thú. Ngoài ra cần thể hiện được những từ trọng tâm, từ khoá của bài để HS dễ dàng xác định được nội dung chính cần giải quyết. Giọng nói lớn vừa phải, đủ để HS cuối lớp vẫn nghe rõ. Giảm bớt từ đệm, những câu không cần thiết. Thi thoảng, có thể dùng những câu khôi hài, tạo bầu không khí lớp học vui vẻ.
Bao quát lớp: Phải luôn tỏ ra trân trọng, quan tâm thực sự đến tất cả HS trong lớp. Không nên chỉ tập trung vào những HS khá, giỏi. Ngoài ra GV có thể dùng những ngôn ngữ cử chỉ như ánh mắt, nét mặt để bao quát lớp.
Bước 3: Học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời
Đừng ngại dành thời gian cho HS suy nghĩ trả lời. Hãy tươi cười trong khi đợi các em trả lời.
Nếu câu hỏi dẫn đến hội thoại giữa GV và một HS, hãy sử dụng ánh mắt và ngôn ngữ cử chỉ của mình để liên lạc với các HS khác trong lớp.
Thời gian chờ HS trả lời phụ thuộc đặc điểm của câu hỏi. Những câu hỏi hay, những câu hỏi sâu thường đòi hỏi thời gian suy nghĩ lâu hơn. Tuy nhiên, GV phải tính toán kỹ lưỡng thời gian cho phép. Thời gian này phải đảm bảo hai yêu cầu: HS có được câu trả lời và GV hoàn thành bài học theo đúng lượng thời gian quy định. Chờ đợi cũng là một dấu hiệu của GV mong muốn nhận được sự tham gia trả lời câu hỏi một cách nhiệt tình từ phía HS.
Bước 4: Mời học sinh trả lời
GV gọi ngẫu nhiên vài HS trả lời câu hỏi. Có thể gọi cả những em không xung phong đối với những câu hỏi mà GV đánh giá là phù hợp với HS đó. Chú ý
102
nên nâng cấp dần khả năng tư duy cho từng HS trong việc gọi các em trả lời các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp.
Bước 5: Đánh giá câu trả lời
Sau khi HS trả lời GV phải chỉ ra chỗ đúng, sai trong câu trả lời và cuối
cùng tỏ vẻ đồng cảm với câu trả lời của HS. Lúc này GV yêu cầu cả lớp cân nhắc và đánh giá câu trả lời để kiểm tra và làm cho nó tốt hơn. Không quên cảm ơn các em đã đóng góp xây dựng bài, nhưng cũng đừng vội nói câu trả lời của các em đúng hay sai. Yêu cầu HS đánh giá câu trả lời của bạn trên tinh thần góp ý và không hề phê bình người đưa ra câu trả lời đó.
Thuận lợi của giai đoạn này là tăng sự tham gia của HS, khẳng định câu trả lời đúng, sửa chữa câu trả lời sai. Hãy để cho HS thống nhất câu trả lời với nhau, hoặc nêu rõ những ý kiến khác nhau.
Bước 6: Khẳng định và củng cố
Đến giai đoạn này GV mới đưa ra câu trả lời đúng và giải thích cách lập luận một cách rõ ràng, chính xác và thuyết phục. Nhận xét của GV nên:
- Tập trung vào năng lực của HS chứ không hướng vào cá tính, phê phán, có tính xây dựng chứ không công kích.
- Biểu dương những nỗ lực của các em phát biểu xây dựng bài. Nếu không có câu trả lời đúng thì hãy nhận xét về ý kiến đóng góp và cách lập luận của các em.
- Tạo ra một không khí lớp học, chấp nhận câu trả lời chưa đầy đủ hoặc thiếu sót để HS không quá lo sợ khi trả lời, HS kém không mặc cảm về trình độ của mình. GV nên động viên, khuyến khích sự cố gắng của HS nhằm giúp các em nỗ lực phấn đấu, nên trân trọng sự tiến bộ dù là nhỏ của HS, thường xuyên biểu dương và cảm ơn đích danh HS đã có những đóng góp cho bài học.
Có thể tóm tắt quy trình trên bằng sơ đồ sau
Bộ câu hỏi đã xây dựng.
Câu hỏi khái quát
Câu hỏi Câu hỏi Câu hỏi bài học nội dung vận dụng