THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phần dẫn xuất Hidrocacbon Hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 115)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1:

Ôn tập kiến thức cơ bản của dẫn xuất halogen, ancol và phenol

GV sử dụng phiếu học tập, yêu cầu HS điền các thông tin vào bảng và trả lời các câu hỏi sau:

- Em hãy cho biết công thức tổng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở; dẫn xuất halogen và phenol?

- Nêu cấu trúc phân tử của dẫn xuất halogen, ancol và phenol?

- Cách điều chế và ứng dụng của chúng?

GV yêu cầu HS đưa ra các thí dụ minh họa phân tích, khắc sâu và củng cố kiến thức:

- Phân biệt ancol thơm và phenol? - So sánh và giải thích về tính axit của ancol và phenol?

- Phương pháp nhận biết các loại hợp chất này?

HS hoàn thành phiếu học tập.

- Phenol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen.

- Ancol thơm là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử C ngoài vòng benzen.

- Nhóm –OH của phenol phân cực mạnh hơn so với nhóm –OH của ancol nên tính axit của phenol mạnh hơn của ancol.

- GV tổ chức cho HS thảo luận để làm các bài tập 2, 3, 4 SGK-tr195.

- GV thu thập ý kiến của HS về các bài tập khó. Cách giải quyết?

- GV gọi HS có năng lực lên chữa bài. - GV giải đáp những vấn đề khó mà HS chưa tự giải quyết được.

- GV đưa bài tập tương tự để HS tự làm.

HS thảo luận về điểm khó của các bài tập 2, 3, 4 trong SGK tr95.

- HS nêu bài tập khó.

- HS có lực học tốt lên chữa bài.

- HS làm các bài tập thầy giáo ra thêm dưới sự hướng dẫn của GV.

Hoạt động 3: Dặn dò và giao bài tập về nhà

GV nhắc HS:

- Làm bài tập trong SGK và sách bài tập.

- Chuẩn bị nội dung tiết thực hành. - Ôn tập toàn bộ nội dung lí thuyết trong chương chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

- HS ghi bài tập về nhà.

PHIẾU HỌC TẬP

Dẫn xuất halogen ancol phenol 1. Công thức 2. Cấu trúc 3. Tính chất hóa học: a. Thế X hoặc OH b. Thế H của nhóm OH c. Tách HX hoặc H2O d. Thế H ở vòng benzen e. Phản ứng oxi hóa

không hoàn toàn. 4. Điều chế 5. Ứng dụng

Bài 45: AXIT CACBOXYLIC I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được:

- Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp. - Tính chất vật lí: Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước, liên kết hidro.

- Tính chất hóa học: Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dung với ancol tạo thành este. Khái niệm phản ứng este hóa.

- Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic.

2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.

- Dự đoán được tính chất hóa học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở.

- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học.

- Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hóa học. - Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng.

II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 1. Giáo viên

- Giáo án + bộ câu hỏi định hướng bài học, phiếu học tập (có thể phát trước cho HS).

- Dụng cụ: ống nghiệm, bếp cách thủy hoặc đèn cồn, máy đo pH hoặc giấy chỉ thị pH.

- Hóa chất: ancol etylic, axit axetic 0,1M, axit HCl 0,1M, H2SO4 đặc.

2. Học sinh

Ôn tập về tính chất chung của axit, xem trước bài axit cacboxylic và thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng bài học.

3. Phƣơng pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp đàm thoại, gợi mở. - Phương pháp trực quan.

- Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phần dẫn xuất Hidrocacbon Hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)