Thiết kế bộ câu hỏi định hƣớng bài học chƣơng anđehit – xetol – axit cacboxylic lớp 11 THPT

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phần dẫn xuất Hidrocacbon Hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 83)

II – CHUẨN BỊ 1 Giáo viên

3. Phƣơng pháp dạy học chủ yếu

2.4. Thiết kế bộ câu hỏi định hƣớng bài học chƣơng anđehit – xetol – axit cacboxylic lớp 11 THPT

cacboxylic lớp 11 THPT

2.4.1. Mục tiêu của chương

+ HS biết:

- Cách phân loại và gọi tên của chúng.

- Tính chất hóc học và phương pháp điều chế của anđehit và axit cacboxylic.

+ HS có khả năng:

- Nhận dạng các loại chất thông qua CTCT, CTPT.

- Tiến hành thí nghiệm, giải thích được các hiện tượng thí nghiệm. + Tình cảm, thái độ:

- Từ các ứng dụng trong đời sống và trạng thái tự nhiên của một số anđehit, axit, HS thấy hoá học rất gắn bó, gần gũi với đời sống, tăng lòng yêu thích với bộ môn.

2.4.2. Một số lưu ý về nội dung, phương pháp dạy học

* Nội dung:

Trong mỗi bài đều giới thiệu về khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp và tính chất của các loại hợp chất có nhóm chức halogen và – OH. Các kiến thức mới được giới thiệu sau khi HS đã có một số kiến thức chung về Hoá hữu cơ như đồng đẳng, đồng phân, thuyết cấu tạo hoá học, nên cần phải quán triệt phương pháp giảng dạy: khai thác quan hệ cấu tạo – tính chất giúp HS hoạt động tư duy có hiệu quả.

Trong SGK trước đây, nội dung kiến thức được cung cấp từ đơn lẻ, sau đó khái quát hoá cho dãy hợp chất; học về một chất đại diện sau đó mới khái quát cho dãy đồng đẳng. SGK mới đề cập đến các loại hợp chất với cái nhìn tổng quát hơn: xét các chất theo từng loại nhóm chức bao gồm định nghĩa, phân loại, danh pháp, tính chất vật lí – hoá học, điều chế, ứng dụng. Tuy nhiên, do thời lượng ít nên chỉ đề cập các đơn vị kiến thức ở mức độ sơ lược, tiêu biểu, có ứng dụng thực tế.

Để giúp HS ho ̣c tốt loa ̣i bài này , chủ động tiếp thu kiến thức mới , ngoài các phương pháp da ̣y ho ̣c như thuyết trình , giảng giải, vấn đáp…, chúng tôi còn vâ ̣n du ̣ng phương pháp “Da ̣y ho ̣c nêu vấn đề – ơrixtic”.

1. Dạy học nêu vấn đề - ơrixtic là mô ̣t tâ ̣p hợp nhiều phương pháp da ̣y ho ̣c liên kết với nhau chă ̣t chẽ và tương tác với nhau , trong đó phương pháp xây dựng tình huống có vấn đề giữ vai trò trung tâm chủ đa ̣o , gắn bó các phương pháp dạy học lại thành một hệ thống toàn vẹn.

2. Ba tình huống có vấn đề thường gă ̣p trong chương này là : Tình huống nghịch lí, tình huống lựa chọn, tình huống tại sao.

3. Dạy học nêu vấn đề ở đây mới chỉ tập trung vào ba bước cơ bản là : Phát hiê ̣n vấn đề và đặt vấn đề . Cách giải quyết vấn đề . Kết luâ ̣n vấn đề để giải thích hoă ̣c rút ra quy luâ ̣t.

4. Hai mức đô ̣ da ̣y ho ̣c nêu vấn đề sử du ̣ng trong chương này là thuyết trình nêu vấn đề và đàm thoa ̣i tìm tòi nêu vấn đề. Trong thuyết trình nêu vấn đề , người GV thực hiê ̣n cả ba bước cơ bản trên . Trong đàm thoa ̣i nêu vấn đ ề thì GV và HS phối hợp cùng thực hiện . GV thường tổ chức hoạt động dạy học theo hướng.

- Tổ chức cho HS quan sát mô hình cấu tạo các chất và để rút ra định nghĩa loại chất.

- Tổ chức cho HS nêu quy tắc gốc chức, GV gọi tên làm mẫu , HS vâ ̣n dụng gọi tên một số chất ngay khi da ̣y phần danh pháp.

Trước khi nghiên cứu tính chất hóa học , bao giờ cũng tổ chức cho HS phân tích cấu trúc phân tử , từ đó dự đoán tính chất hóa học có thể có của chất. Sau đó dùng thí nghiệm hoặc tư liệu thực nghiệm để xác nhận tính đúng đắn của dự đoán đã đưa ra.

Bài 44: ANĐEHIT – XETON I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được:

- Định nghĩa, phân loại, danh pháp của anđehit. - Đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit.

- Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. - Tính chất hóa học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic): Tính khử (tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac), tính oxi hóa (tác dụng với hidro).

- Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ matan, anđehit axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit.

- Sơ lược về xeton (đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng chính).

2. Kĩ năng

- Dự đoán được tính chất hóa học đặc trưng của anđehit và xeton, kiểm tra dự đoán và kết luận.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.

- Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của anđehit fomic và anđehit axetic, axeton.

- Nhận biết anđehit bằng phản ứng hóa học đặc trưng.

- Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng.

II – MỘT SỐ TƢ LIỆU THAM KHẢO

Các anđehit có khả năng trung hợp nhờ liên kết đôi C=O của nhóm chức – CHO. Tùy thuộc vào điều kiện phản ứng, fomanđehit có thể tạo sản phẩm vòng hoặc polime.

Khi đun nóng fomanđehit với chất xúc tác bo triflorua BF3 thu được polifomanđehit dạng mạch hở:

3BF BF

2 2 2

nH CHO  CH  O CH  O CH  O

Polifomanđehit là chất rắn, có hệ số ma sát nhỏ đối với thép nên được dùng để chế tạo các bánh răng, truyền chuyển động của bánh răng, ổ gối đỡ, ... Ngoài ra, nó còn được dùng để chế tạo các màng rất bền.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phần dẫn xuất Hidrocacbon Hóa học lớp 11 trung học phổ thông (Trang 83)