- Nguyên nhân của hiện tượng này một mặt xuất phát từ chính nhu cầu của DNNVV, nhưng không phải trong tất cả các doanh nghiệp này không có doanh nghiệp nào có nhu cầu vay trung và dài hạn. Chính vì vậy, một nguyên nhân nữa là do sự đánh giá rủi ro rất cao về các khoản vay trung và dài hạn đối với DNNVV của Chi nhánh. Chi nhánh cũng không phải lúc nào cũng chủ động được các nguồn vốn này để cung cấp cho doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp còn khó khăn trong quá trình xin vay do số lượng giấy tờ còn nhiều, thủ tục còn khá phức tạp. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế các giao dịch vốn giữa ngân hàng và DNNVV là sự thiếu thông tin từ ngân hàng trong thủ tục về kiểm tra, đánh giá tài sản thế chấp vẫn còn phức tạp và thông tin hương dẫn về thủ tục vay vốn còn hạn chế.
- Ngân hàng chưa có những hoạt động quảng bá, giới thiệu về ngân hàng có sức thuyết phục cao với khách hàng. Trên các tài liệu mà ngân hàng công bố và cung cấp cho khách hàng hầu như chỉ dùng lại ở mức thống kê các sản phẩm cho vay, lãi cho vay, thời hạn cho vay… mà không chú ý tạo nên sự khác biệt. Chính vì vậy khách hàng tốt chưa thấy được sự hấp dẫn các sản phẩm vay vốn từ chi nhánh để bắt đầu xây dựng mối quan hệ tín dụng với ngân hàng.
- Cơ chế đảm bảo tiền vay chặt chẽ, đặc biệt là tài sản đảm bảo vẫn còn là một rào cản lớn với tín dụng DNNVV. Ngân hàng quy định muốn vay vốn, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh khả thi, nguồn trả nợ rõ ràng và phải có tài sản thế chấp cho mỗi khoản vay. Đây là điều tạo khó khăn lớn cho các DNVVN vì nhiều doanh nghiệp không đủ tài sản đảm bảo để thế chấp, một số có tài sản đảm
63
bảo nhưng không phải tài sản nào ngân hàng cũng chấp nhận làm tài sản thế chấp hoặc được đánh giá tài sản này rất thấp.
- Trình độ cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế, một số ít cán bộ còn thiếu kinh nghiệp đánh giá, phân tích phương án vay vốn của doanh nghiệp, thiếu khả năng phán đoán và có cái nhìn toàn diện về hiệu quả thực tế, toàn diện của phương án vay vốn mà doanh nghiệp đưa ra, chỉ xoay quanh các tài sản mang tính vật chất đảm bảo trực diện, chưa quan tâm hoặc chưa có khả năng thực hiện công tác tư vấn cho doanh nghiệp.
- Chất lượng phục vụ chưa cao, còn nặng về thủ tục hành chính. - Khả năng phân tích dự báo tình hình kinh tế còn hạn chế.
Qua phân tích ở trên có thể thấy khu vực DNNVV là một khu vực khách hàng đầy tiềm năng của ngân hàng, công tác mở rộng cho vay với loại hình doanh nghiệp này đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu đáng kể. Song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế gây trở ngại cho công tác mở rộng tín dụng của chi nhánh. Vấn đề đặt ra là cần tìm kiếm các giải pháp giúp các DNNVV nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn hơn nữa, cả nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, đồng thời giúp ngân hàng khai thác có hiệu quả thị trường đầy tiềm năng này.
64
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV CỦA CHI NHÁNH NHĐT&PT THĂNG
LONG TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2017.
3.1.Định hƣớng phát triển
3.1.1.Định hướng phát triển chung của BIDV
- Xây dựng mô hình ngân hàng mạnh, có nhiều nguồn lực, tiềm lực, hoạt động đa quốc gia, đứng đầu trong nước, tương xứng với khu vực.
- Tạo lập và thể hiện thương hiệu, vị thế, hình ảnh, bản sắc văn hoá doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại.
- Chủ động sáng tạo, phát huy nội lực, theo sát tình hình kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế để kịp thời ứng phó với những biến cố bất ngờ có thể xảy ra. - Tăng cường tín dụng hợp lý đi đôi với tăng trưởng vốn chủ sở hữu.
- Phát triển khách hàng cả về quy mô và chất lượng.
- Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo thực hiện đúng quy chế tin dụng của NHNN, giảm nợ quá hạn, không phát sinh thêm các khoản nợ khó đòi mới.
- Đa dạng hoá các sản phẩm ngân hàng, cải tiến công nghệ.
- Nhân lực là chìa khoá thành công, tạo nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức kỹ năng, kinh nghiệp và khuyến khích bởi hệ thống động lực vật chất, tinh thần và điều kiện làm việc phù hợp.