2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam Khái quát về NHĐT&PTVN:
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Invesment and Development of Viet Nam. Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ hội sở chính: Tòa tháp BIDV Tower, 194 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
32 Email: bidv@hn.vnn.vn
NHĐT&PTVN thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
Ngày 24/06/1981 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây Dựng Việt Nam Ngày 14/11/1990 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tên gọi tắt là BIDV.
NHĐT&PTVN là một trong các ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, được chia thành hai khối:
- Khối kinh doanh: hoạt động trong các lĩnh vực
Ngân hàng thương mại: BIDV có 114 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm
giao dịch, hơn 800 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên phạm vi toàn lãnh thổ. Trong đó, có hai đơn vị chuyên biệt là Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán Nam Kì Khởi Nghĩa và Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý uỷ thác giải ngân vốn ODA (Sở giao dịch 3)
Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV gọi tắt là BSC
Bảo hiểm: Công ty bảo hiểm BIDV (BIC) gồm Hội sở chính và 10 chi nhánh.
Đầu tư – Tài chính: Công ty cho thuê tài chính I, II. Công ty đầu tư tài chính (BFC), Công ty quản lý quỹ công nghiệp và năng lượng, các liên doanh: Công ty quản lý đầu tư BVIM, Ngân hàng liên doanh VID Public (VID Public Bank). Ngân hàng liên doanh Việt – Lào (LVB), Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (VRB), Công ty liên doanh tháp BIDV.
- Khối sự nghiệp: Trung tâm đào tạo BTC và Trung tâm công nghệ thông
tin BITC.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Thăng Long Thăng Long
Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long là một trong số 114 chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Tiền thân của chi nhánh là một phòng chuyên quản trực thuộc Ngân hàng kiến thiết trung ương theo quyết định số 103/TC-QĐ-NH ngày 03 tháng 4 năm 1974 với nhiệm vụ chính là cấp phát, thanh toán và kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công trình cầu Thăng Long. Phòng có trụ sở tại xã Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội. Theo quyết định số
33
75/NH-QĐ ngày 17 tháng 7 năm 1981 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phòng mang tên “Chi nhánh ngân hàng đầu tư xây dựng cầu Thăng Long”, được giao nhiệm vụ quản lý cấp phát các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện thanh toán và tiến hành cho vay, quản lý tiền mặt, kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Để phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, năm 1991 theo quyết định số 38 NH/QD ngày 02 tháng 4 năm 1991 của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và chuyển trụ sở làm việc ra địa điểm tại đường cao tốc Thăng long thuộc xã Cổ nhuế - Từ liêm – Hà nội. Đến năm 1994, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 38 NH/QĐ - NH ngày 10 tháng 11 năm 1994 điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long, cho phép chi nhánh được chuyển sang hoạt động như một ngân hàng thương mại trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Đây là bước ngoặt trong quá trình tồn tại và phát triển của Chi nhánh.
Để nâng cao năng lực canh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang đến gần, hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt nam cần phải nhanh chóng thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long nói riêng cũng đang trong quá trình hiện đại hóa ngân hàng. Quá trình này đòi hỏi Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long phải sắp xếp cơ cấu tổ chức cho phù hợp.
Đến đầu năm 2009 Trụ sở BIDV Thăng Long đã được di chuyển ra địa điểm mới khang trang và thuận tiện hơn tại số 8 Phạm Hùng - Cầu giấy - Hà nội. Việc chuyển trụ sở này sẽ tạo đà cho BIDV Thăng Long mở rộng nền khách hàng cả về dân cư và tổ chức.
Hiện nay BIDV đã chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới TA2 đây là một mô hình hiện đại, tiên tiến với mục tiêu xây dựng BIDV thành ngân hàng đa sở hữu kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam á.
Tuy nhiên mô hình TA2 mới chỉ được áp dụng về mặt lý luận trên thực tế thì mô hình trên chưa thực sự được vận hành một cách hiệu quả, việc vận dụng còn chồng chéo chưa thống nhất, còn sự đan xen giữa mô hình cũ và mới.
34
Mô hình cũ việc quản lý vốn của Trung Ương chỉ được thực hiện theo tháng hoặc quý sau khi nhận báo cáo tổng hợp số liệu về nguồn và các chỉ tiêu khác từ các chi nhánh đưa lên và theo cơ chế vay và cho vay để điều chuyển vốn nội bộ, hiện nay vốn của các chi nhánh được quản lý một cách thống nhất tại hội sở chính thông qua cơ chế mua bán vốn, hàng ngày hội sở chính đều nắm bắt được tổng nguồn vốn của từng chi nhánh từ đó chủ động điều chuyển vốn trong hệ thống tạo ra sự lưu thông vốn một cách hiệu quả nhất.
Theo mô hình TA2 các phòng quan hệ khách hàng có chức năng huy động vốn và chịu trách nhiệm về kết quả huy động vốn. Bộ phận giao dịch khách hàng tức bộ phận tác nghiệp chỉ có trách nhiệm cung cấp sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng, trách nhiệm của bộ phận này là đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bộ phận quản lý rủi ro chịu trách nhiệm giám sát và xử lý mọi rủi ro đảm bảo an toàn tối đa cho hoạt động của ngân hàng. Theo mô hình này hoạt động của ngân hàng sẽ hoạt động hiệu quả và an toàn.
Mô hình cũ Mô hình TA2 9 Phòng GD Các Phòng DVKH BAN GIẤM ĐỐC Khối
Tín Dụng Khối DVKH Khối QLNB Khối Trực Thuộc
Phòng Tín Dụng Phòng Thẩm Định Phòng QLTD Phòng Tiền Tệ Kho Quỹ Phòng Thanh toán Quốc Tế Phòng KTNB Phòng Điện Toán Phòng TC-KT TC-HC KH-NV BAN GIÁM ĐỐC
Khối QHKH Khối QLRR Khối Tác nghiệp Khối QLNB Khối trực thuộc
Các phòng QHKH Phòng QLRR Phòng QTTD Các phòng DVKH Phòng tài chính- kế toán Phòng TC-HC Các Phòng Giao dịch Khối QHKH
35
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của BIDV Thăng Long
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)[6]
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long.
2.2.1. Bối cảnh nền kinh tế năm 2011.
Năm 2011, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến nước ta. Kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro; các ngân hàng đối mặt với khó khăn về thanh khoản và nợ xấu... Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, cùng với sự phối hợp của các cấp, các ngành, sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành từ Trung ương đến địa phương, ngành đã hoàn thành xuất sắc những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong năm qua.
Hệ thống ngân hàng đã thực sự là huyết mạch và đáp ứng trên 80% nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng đã được đầu tư hiệu quả và điều chỉnh mạnh mẽ theo hướng tập trung cho các lĩnh vực, ngành kinh tế trọng điểm, góp phần tăng hiệu quả đầu tư toàn xã hội, mang lại kết quả ấn tượng trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu. Đặc biệt, trong năm 2011, ngành đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế, cùng với các giải pháp đồng bộ khác, góp phần quan trọng vào kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội.
36
NHNN và toàn ngành ngân hàng đã triển khai thực hiện các giải pháp, chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức thấp hơn đáng kể so với chỉ tiêu của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP, góp phần tích cực kiềm chế lạm phát và từng bước giảm dần tốc độ tăng giá. Ước cả năm 2011, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng khoảng 10% so với tháng 12/2010 (chỉ tiêu là khoảng 15-16%); tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 12% (chỉ tiêu là dưới 20%).
NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) kiểm soát tăng trưởng tín dụng; giám sát việc bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động cũng như tình hình thanh khoản của các TCTD; xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh; tăng cường công tác thông tin truyền thông; tổ chức các cuộc đối thoại giữa NHNN với các ngân hàng thương mại (NHTM) có thị phần lớn để nắm bắt diễn biến thị trường tiền tệ, tìm ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; đưa ra khỏi danh mục tín dụng phi sản xuất đối với một số loại hình cho vay;... Nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt với khối lượng và lãi suất hợp lý nhằm kiểm soát và ổn định thị trường tiền tệ, hạn chế tối đa sử dụng các biện pháp hành chính.
Lãi suất huy động tăng cao ở những tháng đầu năm, nhưng từ tháng 9/2011, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về trần lãi suất huy động bằng VND ở mức không quá 14%/năm. Lãi suất liên ngân hàng ở mức cao trong 4 tháng đầu năm nhưng đã giảm từ tháng 5/2011 đến nay, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu từ mức phổ biến 18-21%/năm xuống còn 16-19%/năm. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ; thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển.
Thị trường ngoại hối ổn định hơn sau khi tăng giá mạnh vào đầu năm; chênh lệch tỷ giá thị trường chính thức và thị trường tự do được thu hẹp; trạng thái ngoại hối của các ngân hàng được cải thiện. Dự trữ ngoại hối đã tăng từ 3,5 tuần nhập khẩu trong quý I/2011 lên khoảng 7,5 tuần nhập khẩu vào quý III/2011. NHNN Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ổn định thị trường vàng. Đến nay, mặc dù giá vàng thế giới vẫn ở mức cao nhưng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đã giảm đáng kể. Các quy định về tín dụng, ngân hàng được rà soát, sửa đổi
37
theo hướng an toàn và chặt chẽ hơn; chuẩn bị tích cực Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng an toàn, bền vững; bước đầu đã hợp nhất 03 ngân hàng thương mại và giao 01 ngân hàng thương mại quốc doanh đại diện phần vốn nhà nước tại ngân hàng hợp nhất.
Bước sang năm 2012, các DNNVV Việt Nam sẽ còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thử thách đến từ những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước. Lãi suất cho vay của các NHTM dao động từ 18-21%/năm. Đây là mức chi phí không nhỏ đối với các DNNVV. Do vậy mà các DNNVV cần phải có những điều chỉnh, phương án kinh doanh hợp lý để có thể kết thúc năm với một kết quả tốt. Các NHTM cũng cần có những chính sách cho vay ưu tiên đối với các DNNVV vì sự phát triển chung của nền kinh tế và của chính ngành Ngân hàng.
2.2.2 Một số kết quả hoạt động chính của Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long.
2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động quan trọng đầu tiên của ngân hàng nhằm tạo ra nguồn đầu vào quan trọng để cho vay và đầu tư khác. Do vậy cũng như các ngân hàng khác, Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long cũng xác định mục tiêu quan trọng hằng năm là đẩy mạnh công tác huy động vốn, phấn đấu tổng nguồn vốn tăng trưởng bình quân 10% - 15% so với năm trước. Dựa vào những thế mạnh vốn có với hệ thống phòng giao dịch nằm ở vị trí đông dân cư, thu nhập bình quân đầu người cao, Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch làm cho tốc độ huy động vốn của ngân hàng tăng trưởng và đạt được kết quả sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV Thăng Long
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ST % So với năm 2009 ST % So với năm 2010
ST % ST % ST %
Tổng nguồn vốn huy
động 3.159 100 3.593 100 434 13,74 3.986 100 393 11
38
1. Ngắn hạn 2.346 74,2 2.549 71 203 9 3.086 77,4 537 21,1 2. Trung dài hạn 813 25,8 1.044 29 231 28 900 22,6 -144 -13,8
II.Theo đối tƣợng
1. Tiền gửi của dân cư 1.149 36,3 1.348 37,5 199 17 1.854 46,5 506 37,5 2. Tiền gửi của TCKT,
TCTD 2.010 63,7 2.245 62,5 235 12 2.132 53,5 -113 -5,03
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)[6]
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV Thăng Long
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)[6]
Năm 2010 tổng số dư huy động vốn của BIDV Thăng Long đạt 3.593 tỷ đồng đạt 113% kế hoạch cả năm 2010, tăng 434 tỷ đồng so với năm 2009 (tỷ lệ tăng tương ứng là 13,74%). So sánh với các ngân hàng trên địa bàn quận Cầu Giấy nói chung thì con số này là cao hơn do chi nhánh khác chỉ tăng có 10,5%. Sang năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là 3.986 tỷ đồng tăng 393 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 11%. Trong khi các ngân hàng trên cùng địa bàn chỉ đạt tốc độ tăng 3% - 10% thì tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh
39
đạt tỷ lệ cao. Trong 3 năm từ 2009 đến 2011, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng nói riêng còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là giai đoạn năm 2011, NHNN đã 2 lần tăng lãi suất chiết khấu từ 7% năm 2010 lên 13%, 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 15%. Lãi suất leo thang từ tháng 5/2011, có thời điểm huy động lên tới 18%-19% tại các NHTMQD và 20%-22% tại các NHTMCP. Qua đó thì những số liệu về tổng nguồn huy động vốn qua từng năm ở trên của BIDV Thăng Long cho thấy Chi nhánh luôn có sự cố gắng, nỗ lực để đạt được kết quả tốt. Có được thành quả này là do Chi nhánh luôn xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy Chi nhánh đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai các sản phẩm tiền gửi tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời tăng cường công tác chăm sóc và tiếp thị khách hàng. Hơn nữa, Chi nhánh lại tận dụng khá tốt về lợi thế vị trí các phòng giao dịch của mình là tọa lạc trên địa bàn quận Cầu Giấy, Mỹ Đình, Từ Liêm. (Nơi đang dần trở thành trung tâm thương mại, hành chính của Hà Nội) cũng như là lợi thế về thương