Tăng cường công tác Maketing, kênh tiếp cận với DNNVV

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 77)

Đẩy mạnh công tác maketing là một biện pháp hữu hiệu trong việc mở rộng cho vay đối với DNNVV. Ngân hàng cần làm ngay một số công tác sau:

Thứ nhất, xây dựng chiến lược maketing phù hợp phục vụ cho chiến lược tín dụng theo hướng mở rộng cho vay với từng đối tượng DNNVV.

Thứ hai, về mặt tổ chức, chi nhánh nên thành lập thêm phòng maketing. Phòng có chức năng chuyên tìm hiểu khách hàng, những yêu cầu của khách hàng cũng như giải đáp những thắc mắc của khách hàng với các vấn đề của ngân hàng. Thông qua đó, phòng sẽ xây dựng chiến lược khách hàng, chính sách khách hàng phù hợp, tạo kênh thông tin giữa khách hàng và ngân hàng. Điều này sẽ giúp các DNNVV tìm hiểu, nghiên cứu các quy định, chế tài của ngân hàng về điều kiện vay. Trên cơ sở có những tìm hiểu lẫn nhau, ngân hàng và các DNNVV cùng bàn bạc, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và lựa chọn các hình thức vay vốn phù hợp với các đặc điểm tình hình của doanh nghiệp mình…

Thứ ba, chuyên môn hóa cán bộ tín dụng (tiếp thị) và cán bộ cho vay. Cán bộ tín dụng có vai trò như cán bộ tiếp thị, maketing cho ngân hàng. Họ tiếp xúc, thu nhận, thu thập thông tin về khách hàng, về phương án vay vốn sau đó chuyển cho bộ phận thẩm định cho vay. Trên cơ sở các thông tin từ cán bộ tín dụng cung cấp. Cán bộ cho vay chịu trách nhiêm phân tích, đánh giá, đối chiếu với các tiêu chuẩn

71

tín dụng, với hệ thống chỉ tiêu định lượng… Để lập tờ trình gửi ban giám đốc ký duyệt cho vay.

Thứ tư, tăng cường tiếp xúc với DNNVV thông qua:  Tổ chức hội thảo, hội nghị.

 Tăng cường tuyên truyền thông qua phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 77)