Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 66)

2.4.2.1 Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay DNNVV vẫn còn một số tồn tại như sau:

60

- Hoạt động cho vay của chi nhánh chủ yếu là cho vay ngắn hạn: cho vay trung và dài hạn còn rất khiếm tốn. Mà đặc điểm của nguồn tài trợ ngắn hạn là thời điểm đến hạn trả rất ngắn, thông thường dưới một năm, nhiều khoản phải trả trong thời gian ngắn. Doanh nghiệp nếu lạm dụng và chi nhánh quản lí không tốt nguồn vốn này sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, nhất là trường hợp sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Như vậy, không tiếp cận được nguồn vốn trung và dài hạn sẽ là khó khăn không nhỏ cho các DNNVV trong việc hình thành tài sản cố định và mở rộng sản suất kinh doanh.

- Quy định về tỷ lệ tài sản đảm bảo chưa linh hoạt: Việc yêu cầu khách hàng phải đáp ứng tỷ lệ tài sản đảm bảo cao cho dư nợ vay của mình với ngân hàng là một biện pháp tốt để giảm thiểu rủi ro nhưng đối với một số khách hàng tốt, quen thuộc thì nhiều khi lại là một điều khó khăn.

- Công tác thẩm định còn chưa tốt: Nhìn chung việc thẩm định tín dụng vẫn chưa thật sự tốt. Khi tính toán các chỉ tiêu mà các doanh nghiệp cung cấp, Cán bộ quan hệ khách hàng chưa có sự liên hệ với tình hình chung của ngành, sự biến động của của lạm phát, các thông tin ít không được cập nhật thường xuyên. Trong công tác thẩm định, nhân viên tín dụng có tình trạng chấm điểm “nhẹ” với các chỉ tiêu phi tài chính, dẫn tới tình trạng điểm phi tài chính khá cao, trong khi điểm tài chính lại thấp. Một số khách hàng khác khi rất cần vốn đã giả mạo giấy tờ thế chấp bằng photo công nghệ cao, tạo hồ sơ giả bằng cách photo công chứng giả để đưa đi thế chấp, sử dụng con dấu giấy tờ của các doanh nghiệp đã giải thể (móc nối với cán bộ tín dụng) để làm thủ tục vay rồi lừa đảo. Đây là một nguyên nhân không nhỏ tạo ra nợ xấu tại chi nhánh trong 3 năm qua.

- Thời gian xử lý giao dịch còn dài: Nhìn chung thời gian xử lý các giao dịch còn nhiều, làm ảnh hưởng tới chi phí cơ hội của bản thân chi nhánh và của khách hàng.

Bảng 2.10. Thời gian xử lý hợp đồng tín dụng tại chi nhánh

Đơn vị: ngày làm việc

Loại hình tín dụng Tổng thời gian làm việc Bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt Bộ phận QTTD

61

2.Cho vay Đầu tư dự án 10 7 2 1

3. Bảo lãnh 10 7 2 1

(Nguồn: Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (2009), Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, Hà nội.) [5]

Nhìn vào bảng cho thấy, thời gian xử lý một hợp đồng tín dụng chiếm từ 7 – 10 ngày làm việc. Với một thực tế, số lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế, khối lượng khách hàng nhiều, tình trạng chậm xử lý đối với các hợp đồng tín dụng là khó tránh khỏi. Điều này có thể làm giảm đi chi phí cơ hội của khách hàng và chính Chi nhánh.

Đó là trường hợp các khoản vay chung chung, nhưng đối với khoản vay thuộc thẩm quyền của Phó Giám đốc, Giám đốc chi nhánh thì thời gian lâu hơn:

Bảng 2.11 Thời gian xử lý đối với khách hàng có hồ sơ thuộc thẩm quyền của giám đốc, phó giám đốc

Đơn vị: ngày làm việc

Loại hình tín dụng Tổng số thời gian Bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất TD Bộ phận QLRR Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro Bộ phận QTTD

1. Chiết khấu, cho

vay vốn lưu động 15 7 2 3 2 1

2. Đầu tư dự án 20 10 2 5 2 1

3. Bảo lãnh 20 10 2 5 2 1

(Nguồn: Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (2009), Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, Hà nội. [5]

Trong trường hợp nhu cầu vay vốn vượt qua mức thuộc thẩm quyền của hội Phó Giám đốc, Giám đốc chi nhánh thì thời gian thực hiện chiếm khoảng trên 20 ngày. Trong khi các DNNVV có vốn không nhiều, nên vòng quay vốn cũng từ 30 - 60 ngày. Do vậy nều thời gian xử lý các giao dịch không nhanh có thể ảnh hưởng không nhỏ tới các khách hàng. Chi phí cơ hội là không nhỏ nhưng nếu chi nhánh thực hiện không tốt việc này, có thể ảnh hưởng tới chất lượng của các khoản vay, gia tăng nợ xấu là điều các ngân hàng không hề mong muốn.

62

- Tồn đọng nợ xấu: Từ những phân tích ở phần trên, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNNVV của chi nhánh so với trung bình ngành Ngân hàng là thấp hơn tuy nhiên nếu đem so sánh chỉ tiêu này với các chi nhánh khách trong cùng hệ thống như: Sở giao dịch 1, Chi nhánh Hà Thành, Chi nhánh Đông Đô… thì Chi nhánh Thăng Long vẫn còn thua kém. Điều này không những làm giảm thương hiệu của Chi nhánh trong hệ thống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh, làm giảm mức thu nhập của toàn thể CBCNV.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)