Nâng cao chất lượng cán bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 80)

Một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng là yếu tố con người. Muốn nâng cao được chất lượng thẩm định dự án, phương án vay vốn của khách hàng chi nhánh cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng… Muốn vậy, ngân hàng cần quan tâm thích đáng đến việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Chi nhánh BIDV Thăng Long là ngân hàng có đội ngũ cán bộ đa số có trình độ đại học và trên đại học đã được đào tạo qua các trường chính quy về ngành ngân hàng. Tuy nhiên do đội ngũ nhân viên còn trẻ chưa có kinh nghiệm và trong thực tế, do tính phức tạp của nền kinh tế thị trường, sự phức tạp và đầy khó khăn trong công tác cho vay đối với DNNVV đòi hỏi cán bộ tín dụng luôn phải học hỏi trau dồi kiến thức nghiệp vụ và cả kiến thức tông hợp khác một cách thường xuyên để đáp ứng tính cập nhập của những vấn đề kinh tế hiện đại.

74

Thứ nhất, đối với công tác đào tạo, đào tạo lại: Cần phải trang bị lại các kiến thức cơ bản cho cán bộ, giúp và tạo điều kiện cho họ tự học để có đủ trình độ phù hợp với cương vị sẽ đảm nhiệm theo hai hình thức đào tạo tập trung và đào tạo theo định hướng. Các đối tượng đào tạo theo hướng tập trung, chuyên ngành, trước hết ưu tiên cho cán bộ tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế. Triển khai phổ cập tin học, đào tạo hoặc tuyển dụng chuyên gia tin học có khả năng xây dựng, lập trình các nghiệp vụ phát sinh của ngân hàng.

Thứ hai, công tác tuyển chọn, sử dụng cán bộ: tuyển chọn và sử dụng cán bộ là những nội dung quan trọng trong tiêu chuẩn hóa và trẻ hóa cán bộ. Việc tuyển chọn cán bộ trẻ thay thế lớp người sắp nghỉ hưu có ý nghĩa quuyết định tương lai phát triển của ngân hàng. Kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại nước ngoài cho thấy, hình thức tài trợ cho sinh viên và các cơ sở đào tạo : trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo… đã mang lại kết quả tốt cho ngân hàng về đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Cần tuyển chọn cán bộ mới thông qua tuyển thi tuyển có một lớp cán bộ mới thực sự về chất. Làm tốt công tác tuyển chọn cán bộ, các NHTMQD sẽ dần khắc phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu cán bộ như hiện nay.

Thứ ba, đối với cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, cán bộ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ… thì phải đặt yêu cầu, tiêu chuẩn về năng lực cao hơn, không những kiến thức về nghiệp vụ mà còn trang bị cho họ trình độ cơ bản về thương mại, pháp luật, ngoại ngữ…

Thứ tư, bố trí nhân lực: Vấn đề bố trí nhân lực đóng vai trò quan trọng để sử dụng cán bộ có hiệu quả, phát huy được năng lực, sở trường của họ. Đó là việc gắn bó chặt chẽ giữa học và hành. Tránh tình trạng cán bộ đào tạo hoặc có kinh nghiệm trong chuyên ngành này thì bố trí làm việc ở chuyên ngành khác, kể cả việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Trong thời gian tới các NHTMQD cần bố trí cán bộ theo đúng chuyên môn đào tạo và sở trường. Chức vụ phải tương xứng với khả năng, kiên quyết điều chuyển các cán bộ không có khả năng, không thích hợp với yêu cầu công tác.

75

- Đối với các dự án lớn, phức tạp, các khách hàng hoạt động đa dạng thì một cán bộ dù giỏi đến đâu cũng khó có thể thẩm định được đầy đủ, chính xác, nhất là thẩm định về mặt kĩ thuật, tính đồng bộ của thiết bị, công nghệ, giá của thiết bị, thị trường tiêu thụ sản phẩm, các chi phí liên quan… của dự án, phương án vay vốn của khách hàng. Chính vì vậy, vấn đề thuê chuyên gia kể cả các chuyên gia nước ngoài là rất cần thiết. Để làm tốt điều này chi nhánh cần tập hợp đội ngũ chuyên gia, các cộng tác viên, nghệ nhân giỏi ngoài ngân hàng cùng tham gia thẩm định dự án, phương án vay vốn.

- Mô hình tổ chức hoạt động của ngân hàng nên cải tiến theo phương thức “hướng vào khách hàng” tức là khách hàng được hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thông qua một đầu mối duy nhất. Theo mô hình này, phòng quan hệ khách hàng nên có bộ phận chuyên tiếp nhận những yêu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm những thủ tục cần thiết theo quy định, thực hiện việc kiểm tra và xử lý các thông tin mà khách hàng cung cấp. Sau đó bộ phận hoặc phòng này sẽ tự động chuyển các hồ sơ chứng từ có liên quan đến bộ phận xử lý nghiệp vụ để giải quyết. Như vậy, khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng chỉ phải giao dịch qua một cửa, hơn nữa chính bộ phận này lại nắm được thông tin về khách hàng một cách tổng hợp, đầy đủ cả về năng lực lẫn uy tín của khách hàng. Từ đó có những quyết định đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 80)