Hoàn thiện chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 75)

Thông qua chính sách cho vay, Chi nhánh có thể thiết lập một kế hoạch cho vay dài hạn, chủ động trong việc điều hành và giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Chính sách cho vay nên được xây dựng một cách hài hòa và bám sát theo mục tiêu hoạt động cho vay của BIDV, bên cạnh đó cũng nên phối hợp chặt chẽ với các chính sách như: chính sách maketing, quản lý tài sản nợ và có, đầu tư, chính sách nguồn nhân lực, chính sách định giá…

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng trên thị trường, ngân hàng cần tập trung cho các đối tượng khách hàng chiến lược sau:

Chiến lược ngành hàng

Việc cấp tín dụng của BIDV Thăng Long cho các DNNVV trong thời gian qua chỉ tập trung vào những khách hàng là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ ở những thành phố lớn. Điều này sẽ làm giảm dư nợ cho vay của ngân hàng, giảm quy mô cho vay cũng như thị trường khách hàng của ngân hàng. BIDV Thăng Long cũng cần xem xét đến các ngành hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp then chốt và quan trọng trong nền kinh tế. Cụ thể:

- Các ngành công nghiệp sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, các ngành công thương nghiệp nhập khẩu tư liệu sản xuất và dược phẩm.

- Các ngành công nghiệp năng lượng, điện tử viễn thông.

- Các ngành công nghiệp, dịch vụ ở khu đô thị mang tính chất độc quyền mà ít bị cạnh tranh.

69

- Các ngành nông nghiệp có khả năng cạnh tranh như đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản.

- Hạn chế các khoản đầu tư có mục đích kinh doanh, đầu cơ bất động sản, các ngành có xu hướng bão hòa, kém cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế.

Chiến lược khách hàng

Đối xử tín dụng bình đẳng với mọi khách hàng, điều kiện cấp tín dụng không phân biệt đối với các khách hàng có hình thức sở hữu khác nhau. Chi nhánh thực hiện chế độ cập nhật, lưu trữ thông tin khách hàng, thường xuyên đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng để chọn lọc khách hàng tốt, hạn chế phát triển khách hàng có kết quả xếp hạng tín dụng thấp (rủi ro tín dụng cao) hoặc không phù hợp dịnh hướng chiến lược của ngân hàng.

Chiến lược thị trường

BIDV Thăng Long luôn có điều tra tổng thể để có thể cụ thể hóa những yếu tố cơ bản như: giới hạn cho vay đối với những ngành nghề khác nhau, quy mô, địa bàn đầu tư, danh mục đầu tư… Để từ đó có thể định hướng được hoạt động kinh doanh và hạn chế được rủi ro ngân hàng.

Trong quá trình cấp tín dụng, ngân hàng phải căn cứ vào các điều kiện cấp tín dụng theo các quy định hiện hành nhưng phải quán triệt quan điểm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng tín dụng trong các điều kiện cấp tín dụng.

Việc thẩm định và quyết đinh cấp tín dụng phải được dựa trên cơ sở phân tích tình hình khách hàng một cách toàn diện (về tính pháp lý, nhân thân lai lịch khách hàng, quá trình hoạt động, trình độ quản lý, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh, tính khả thi của phương án kinh doanh, tài sản đảm bảo và các điều kiện khác) chứ không chỉ dựa vào tài sản đảm bảo của khách hàng để cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 75)