Nâng cao khả năng phòng ngừa và kiểm soát các rủi ro trong hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 82)

kinh doanh của chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long

- Chủ động giải quyết các khoản nợ vay có vấn đề: Trong công tác thu hồi nợ cần chú ý phát hiện các khoản nợ vay có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Các dấu hiệu nhận biết một khoản vay có vấn đề:

+ Các dấu hiệu từ môi trường khách quan như: Các thảm hoạ thiên nhiên, các biến động xấu về môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, cạnh tranh có ảnh hưởng xấu tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

+ Các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của khách hàng với ngân hàng như: khách hàng không trả nợ vay đúng thời hạn; khách hàng gặp khó khăn trong việc chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; khách hàng trì hoãn nộp các báo cáo

76

tài chính cần thiết; hoặc khách hàng chậm trễ trong việc bố trí cho cán bộ ngân hàng đến kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh.

+ Các dấu hiệu rủi ro xuất phát từ khách hàng như: phương thức quản lý của khách hàng, doanh nghiệp gặp khó khăn trong phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, tỷ lệ hoặc các khoản phải thu tăng với tỷ lệ không hợp lý, khả năng tiền mặt của doanh nghiệp giảm, hoặc doanh nghiệp có dấu hiệu làm đẹp báo cáo tài chính thông qua việc bổ sung giá trị tài sản vô hình hay thông qua việc đánh giá lại tài sản hay doanh nghiệp thay đổi phương thức hạch toán.

Đồng thời Chi nhánh có thể xử lý các khoản nợ có vấn đề bằng các biện pháp sau:

+ Khai thác nợ: là biện pháp mà ngân hàng thực hiện bằng cách chủ động làm việc với doanh nghiệp để doanh nghiệp trả nợ mà không cần dùng tới các công cụ pháp lý để ép buộc.

+ Bán nợ: chi nhánh có thể thực hiện việc phối hợp với các công ty mua bán nợ tài chính để bán lại những khoản nợ xấu hiện đang tồn tại ở chi nhánh. Dù rằng giải pháp này có thể sẽ làm chi nhánh phải gánh chịu một phần thiệt hại nhưng sẽ là phương án tốt giúp cho chi nhánh có thể thu hồi được phần lớn nợ khó đòi còn tồn tại ở chi nhánh trong thời gian qua.

+ Thanh lý nợ: là biện pháp ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp vay vốn thực hiện các điều khoản về xử lý nợ đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi áp dụng biện pháp này ngân hàng thường sử dụng các công cụ pháp lý để thu hồi nợ.

- Tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Để nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ cần phải thực hiện các nguyên tắc sau:

+ Tạo môi trường kiểm soát tốt, nghĩa là xây dựng quy chế, quy trình nghiệp vụ và các hướng thực hiện các quy định trong hoạt động kinh doanh kịp thời, đồng bộ và có hiệu lực thi hành nghiêm túc, chấn chỉnh ý thức chấp hành của cán bộ, nhân viên ngân hàng.

+ Cần tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, phân công trách nhiệm rõ ràng. Thường xuyên thực hiện kiểm tra thực hiện kiểm tra chéo giữa các cán bộ tín dụng, giữa các phòng tín dụng, phát hiện sai sót để chỉnh sửa kịp thời. Bộ phận kiểm tra tại ngân hàng phải làm tốt nhiệm vụ phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm cơ

77

chế quy trình nghiệp vụ tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

+ Đề cao tính độc lập của tổ chức và hoạt động của kiểm soát nội bộ. Phải tôn trọng nguyên tắc này thì mới phát huy được hiệu lực, hiệu quả của kiểm soát nội bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 82)