Hoàn thiện chính sách quản lí rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 78)

BIDV Thăng Long cần có chính sách và thực hiện quản lí rủi ro qua các hạn mức kiểm soát rủi ro tín dụng. Việc thiết lập và tuân thủ các hạn mức này giúp hạn chế cấp tín dụng quá lớn vào một khách hàng, nhóm khách hàng, ngành hàng… và đảm bảo không có khoản vay (nhóm khoản vay) hoặc trạng thái rủi ro nào có thể gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh tổng thể của toàn bộ hệ thống. Các hạn mức tín dụng cần kiểm soát:

- Tỷ trọng cấp tín dụng có đảm bảo hay không có đảm bảo bằng tài sản. - Tỷ trọng cấp tín dụng theo các hình thức cho vay, bảo lãnh…

- Tỷ trọng cấp tín dụng theo kì hạn: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Tỷ trọng cấp tín dụng đối với DN, cá nhân, các tổ chức tài chính tín dụng…

- Mức tín dụng tối đa cho một khách hàng, nhóm khách hàng… - Tỷ trọng cấp tín dụng cho một số ngành lớn.

Hệ thống thông tin, xếp hạng và chấm điểm khách hàng:

Do số lượng khách hàng lớn, việc hoàn thiện hệ thống thông tin và xếp hạng tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá, định hướng tín dụng, hạn chế rủi ro, giảm thiểu thời gian và công sức lao động của cán bộ ngân hàng. Ngân hàng cần xúc tiến làm việc với các NH nước ngoài có kinh nghiệm trong hoạt động cho vay DNNVV, có hệ thống chấm điểm khách hàng đã hoàn thiện nhằm học tập kinh nghiệm trong việc xây dựng một hệ thống chấm điểm khách hàng tiên tiến.

Chất lượng thông tin cần được cải tiến. Đây là một công việc không phải là dễ dàng nhất là khi xem xét cho vay đối với các DNNVV, bởi vì: việc khai thác các thông tin từ chính các doanh nghiệp này rất hạn chế, tính chính xác của các thông tin khó kiểm định … Hiện nay, việc thu nhập thông tin khách hàng để phục vụ công

72

tác cho vay của chi nhánh cơ bản được lấy từ hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước (CIC), và từ các nguồn khác do ngân hàng tự thu thập. Trong giai đoạn hiện nay, chi nhánh cần phải có biện pháp hữu hiệu để tự khai thác, tìm kiếm, trang bị cho mình những thông tin của doanh nghiệp và dự án, phương án vay vốn của họ. Ngân hàng cần thành lập một bộ phận chuyên thu thập và xủ lý dữ liệu, bộ phận này sẽ phối hợp với tất cả các bộ phận nghiệp vụ có liên quan trong ngân hàng để thu thập thông tin về khách hàng ngay từ bên trong ngân hàng. Ngoài ra nó còn thu thập thông tin thông qua các nguồn khác như: thông tin các cuộc hội thảo, thông tin các ngân hàng thương mại, của ngân hàng nhà nước, của các bộ ngành liên quan và của chính phủ…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thăng Long (Trang 78)