Đối với UBND tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Phú Thọ (Trang 114)

2009 2012

4.5.4. Đối với UBND tỉnh Phú Thọ

Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho Doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh ổn định, bền vững. Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho doanh nghiệp; xúc tiến thƣơng mại tiêu thụ sản phẩm; đổi mới, cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trƣờng kinh doanh. Tăng cƣờng công tác hậu kiểm, nhất là việc kiểm tra sau đầu tƣ, sau khi cấp phép nhằm nắm bắt đƣợc đầy đủ tình hình đầu tƣ của doanh nghiệp để quản lý việc đầu tƣ theo đúng mục đích của dự án, đôn đốc tiến độ cũng nhƣ tháo gỡ vƣớng mắc trong đầu tƣ của doanh nghiệp. Chỉ đạo thực hiện công tác hình thành vùng sản xuất tập trung, gắn với cơ sở chế biến, tăng cƣờng công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đăng ký thƣơng hiệu, nhất là các sản phẩm đặc trƣng của tỉnh.

Chỉ đạo phòng Tài nguyên môi trƣờng thành phố Việt Trì thực hiện về đăng ký giao dịch đảm bảo theo đúng nội dung trong đơn đăng ký giao dịch bảo đảm.

Công bố công khai, rộng rãi ngay khi có quy hoạch phát triển các dự án, chƣơng trình kinh tế - xã hội, nhất là các dự án có liên quan đến thu hồi, chuyển nhƣợng, bàn giao quyền sử dụng đất của nhân dân và Doanh nghiệp, để các Ngân hàng tránh đƣợc rủi ro khi nhận Tài sản bảo đảm là Quyền sử dụng đất đất nằm trong vùng quy hoạch và xây dựng.

Chỉ đạo các cấp, các ngành sớm hoàn thành việc cấp mới, cấp bổ sung giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho nhân dân đối với những địa phƣơng chƣa đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, không để xảy ra tình trạng một diện tích đất có nhiều giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sử dụng đất.

Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành có liên quan chủ động, phối hợp tạo điều kiện cho ngành Ngân hang xử lý nhanh tài sản đảm bảo tiền vay.

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác lồng ghép các nguồn vốn, các dự án với nguồn vốn tín dụng Ngân hàng gắn với triển khai xây dựng nông thôn mới.

Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp trong việc thi hành pháp luật thuế, pháp luật kế toán và thống kê để minh bạch hóa các số liệu và đảm bảo tính chính xác khách quan báo cáo hoạt động, báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Các cơ quan, các ngành phối hợp với Ngân hàng tăng cƣờng cung cấp thông tin để giám sát hoạt động của doanh nghiệp chấp hành quy định của pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Trƣớc yêu cầu của công cuộc phát triển và đổi mới, với phƣơng châm phát huy tối đa nguồn nội lực, tín dụng ngân hàng là vấn đề nóng bỏng. Hệ thống ngân hàng nói chung và MHB Phú Thọ nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc góp phần tăng trƣởng nền kinh tế đặc biệt là công tác tín dụng. Để có đƣợc những thành tích vừa qua, bên cạnh những thuận lợi của tình hình phát triển kinh tế, còn có sự đóng góp tích cực của các cán bộ ngân hàng. Vì vậy việc nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng” luôn là đề tài vừa có tính cấp thiết vừa có tính lâu dài. Bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã thực hiện các nhiệm vụ đề ra:

1. Trên cơ sở tổng hợp những lý luận về tín dụng ngân hàng, chất lƣợng tín dụng. Luận văn đã đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quan hệ tín dụng nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng để từ đó rút ra các giải pháp để công tác hoạt động tín dụng ngày càng tốt hơn, an toàn và hiệu quả hơn.

2. Luận văn đã phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và chất lƣợng tín dụng của MHB Phú Thọ từ năm 2009 đến hết năm 2012. Luận văn đi sâu tìm hiểu các biện pháp, quản lý nâng cao chất lƣợng tín dụng của MHB Phú Thọ đã tiến hành có hiệu quả trong thời gian qua.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đã xây dựng giải pháp nâng cao lƣợng tín dụng của MHB Phú Thọ. Đồng thời cũng đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất với các cấp chính quyền thực thi các biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ tích cực cho các Chi nhánh MHB trong toàn hệ thống, từ đó các công tác tín dụng ngày một tốt hơn.

Trong quá trình hoàn thành luận văn của mình, tôi đã đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của PGS - TS. Nguyễn Hữu Tri, NHNN, Ngân hàng MHB và các bạn bè, đồng nghiệp.

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu, nhƣng do kinh nghiệm còn chƣa nhiều nên chắc chắn rằng Luận văn này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận đƣợc những lời góp ý từ các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp cũng nhƣ những ngƣời quan tâm đến đề tài nghiên cứu của luận văn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Ngân hàng thƣơng mại Quản trị và nghiệp vụ - TS. Phan Thị Thu Hà và TS. Nguyễn Thị Thu Thảo - Trƣờng đại học KTQD - NXB Thống kê 2002. 2. John Quelch, bản dịch 2008, Marketing hiện đại-Kinh nghiệm toàn cầu, NXB

Tri thức, Hà Nội.

3. Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam - Luật số 46/2010/QH12 năm 2011. 4. Luật các Tổ chức tín dụng - Luật số 47/2010/QH12 năm 2011.

5. Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Phú Thọ, Báo cáo thường niên; Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2009, 2010, 2011, 2012.

6. Ngân hàng MHB chi nhánh Phú Thọ, Báo cáo thường niên; Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2009, 2010, 2011, 2012.

7. PGS. TS Đỗ Văn Phức (2005), Khoa học quản lý hoạt động kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Nguyễn Tấn Phƣớc (1999), Quản trị chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Đồng Nai.

9. TS. Ngô Văn Quế (2003), Quản lý và Phát triển tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

10. TS. Phan Thăng (2001), Quản trị học, NXN Thống Kê.

11. Tài liệu khóa học: Phân tích tín dụng - Trƣờng bồi dƣỡng cán bộ Ngân hàng, Hà Nội, tháng 12/2011.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Phú Thọ (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)