Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)

2.2.1 Quy mô doanh nghiệp

Trong những năm vừa qua đặc biệt là sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời, số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, góp phần giải quyết việc làm và quyết định đến tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tổng số doanh nghiệp Việt Nam năm 2000 là 42288 doanh nghiệp, năm 2001 là 51680 doanh nghiệp, năm 2002 là 62908 doanh nghiệp và năm 2003 là 72012 doanh nghiệp. Trong 4 năm từ 2000 - 2003 số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động có đến

ngày 31/12 hàng năm tăng bình quân 19,4%/năm và tính đến ngày 1/1/2004 doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho 5,2 triệu lao động. Tuy số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng quy mô nhỏ, phân tán, đi kèm với công nghệ kỹ thuật lạc hậu. Năm 2002, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 74 lao động và 23 tỷ đồng tiền vốn. So với năm 2001 là 76 lao động và 24 tỷ đồng tiền vốn; năm 2000 là 84 lao động và 26 tỷ đồng tiền vốn, thì xu hướng quy mô nhỏ ngày càng tăng.

Bảng 2.3

Số doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vốn

Đơn vị: Doanh nghiệp

Tổng số doanh nghiệp Dưới 1 tỷ Từ 1 tỷ đến dưới 10 tỷ Từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ Từ 50 tỷ đến đến dưới 200 tỷ Từ 200 tỷ trở nên Tổng số 62908 29585 24631 5771 2160 761 1. Khu vực doanh nghiệp nhà nước 5364 159 1604 2001 1195 405 2. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 55236 29346 22424 2906 478 82 3. Khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài 2308 80 603 864 487 274

Theo tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ (doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người) thì đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Từ bảng 2.3 ta thấy, số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 86,18% tổng số doanh nghiệp; trong đó đại đa số là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm đến 95,49%. Số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng chiếm 13,82%, đặc biệt số doanh nghiệp có vốn trên 200 tỷ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 1,21%.

Bảng 2.4

Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động

Đơn vị: Doanh nghiệp

Tổng số doanh nghiệp Dưới 10 lao động Từ 10 đến 299 lao động Từ 300 đến 999 lao động Từ 1000 đến 4999 lao động Từ 5000 lao động trở nên Tổng số 62908 30218 29613 2397 638 42 1. Khu vực doanh nghiệp nhà nước 5364 52 3579 1295 411 27 2. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 55236 29997 24403 714 117 5

3. Khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài 2308 169 1631 388 110 10

Nguồn: Tổng cục Thống kê - 2002.

Như vậy, nếu phân loại doanh nghiệp theo quy mô lao động thì ta cũng thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số doanh nghiệp nhỏ (dưới 10 lao động) chiếm 48,03%, số doanh nghiệp vừa (từ 10 đến dưới 300 lao động) chiếm 47,07% và số doanh nghiệp lớn (từ 300 lao động trở nên) chiếm 4,9% (tính theo số liệu bảng 2.4).

Quy mô vừa và nhỏ của các doanh nghiệp nói chung có ưu thế là linh hoạt, dễ quản lý, tiết kiệm chi phí, nhưng cũng có những hạn chế về khả năng phát triển, đầu tư, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới và dễ bị tổn thương trước các biến động của thị trường. Đây là những hạn chế rất lớn kìm hãm các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

2.2.2 Năng lực quản lý và chiến lược cạnh tranh

Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung không thấp và ngày càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ ở trình độ tốt nghiệp văn hóa phổ thông. Đa số những người quản lý ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay chưa được đào tạo một cách cơ bản về quản lý doanh nghiệp và quản trị kinh doanh; khả năng giao tiếp, làm việc bằng ngoại ngữ thấp. Đội ngũ quản lý ở các lĩnh vực, các cấp trong từng doanh nghiệp không được đào tạo một cách đồng bộ, thiếu tính chuyên nghiệp, tính hệ thống. Về kinh nghiệm, đa số chủ doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp đều đã trải qua hoạt động thực tiễn trước đó. Theo điều tra của CIEM năm 2001, có đến 45% giám đốc hoặc chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã làm việc trong các

doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan nhà nước, 17% đã từng làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác. Nói chung, các chủ doanh nghiệp Việt Nam có tính năng động và linh hoạt trong quản lý. Tuy vậy, điều này không có nghĩa rằng họ có khả năng thích ứng nhanh nhạy với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Thực tế cho thấy, không có nhiều chủ doanh nghiệp có khả năng nắm bắt thông tin về sự thay đổi của môi trường thể chế, của thị trường, của khách hàng,…để từ đó đưa ra các quyết sách cho phù hợp.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã vận hành theo cơ chế thị trường hơn 10 năm, song việc định hướng thị trường của các doanh nghiệp chưa thực sự hướng tới người tiêu dùng, các doanh nghiệp chưa hoạch định một chiến lược thị trường tổng thể, dài hạn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp chưa biết rõ khách hàng là đối tượng nào, đối thủ cạnh tranh trên thị trường là ai. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam (trừ những doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hoặc gia công cho đối tác nước ngoài) chưa từng tổ chức hoạt động nghiên cứu về người tiêu dùng. Nhận định của doanh nghiệp về nhu cầu của người tiêu dùng còn cảm tính hoặc đơn thuần qua việc đánh giá tăng, giảm doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm. Đa số các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh tăng hoặc giảm sản xuất căn cứ vào khối lượng hàng hóa được tiêu thụ, nếu không đủ bán thì tăng, còn nếu không bán được thì giảm sản xuất. Điều này chứng tỏ rằng, các doanh nghiệp không có nghiên cứu cơ bản về khách hàng và thị trường, gặp khó khăn trong việc thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

Việc hoạch định chiến lược marketing của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn yếu kém. Việc xác định thị trường của nhiều doanh nghiệp còn nặng về cảm tính, chưa dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố môi trường, nên chưa khai thác được hết tiềm năng thị trường

cũng như phát hiện những đe dọa tiềm ẩn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đáng lo ngại là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có hệ thống thông tin và đảm bảo thông tin riêng về thị trường, về những sản phẩm thích hợp có thể đưa ra thị trường, về các đối thủ cạnh tranh.

Tất cả những yếu kém trên về năng lực quản lý, nếu không được cải thiện và nâng cao sẽ tạo ra những rào cản lớn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

2.2.3 Thực trạng các yếu tố nguồn lực cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam của doanh nghiệp Việt Nam

2.2.3.1 Vốn và hiệu quả sử dụng vốn

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vốn có một vai trò đặc biệt quan trọng. Theo số liệu năm 2002, số doanh nghiệp Việt Nam có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 86,18%, trong đó có đến 95,49% là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Với quy mô vốn nhỏ như vậy dẫn đến một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều thiếu vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển. Thị trường vốn ở nước ta chưa phát triển, hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu kém, các quy định về cho vay tín dụng còn khắt khe, khiến cho phần lớn doanh nghiệp Việt Nam rất khó tiếp cận các nguồn vốn. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc vay vốn ngân hàng và các quỹ đầu tư của nhà nước càng khó khăn hơn. Ở nước ta, trong thời gian dài các doanh nghiệp nhà nước được nhận phần lớn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc doanh (khoảng 91% năm 1991). Trong những năm gần đây, tín dụng nhà nước cho các doanh nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm mạnh, còn khoảng 45% năm 2000 và tăng lên cho khu vực ngoài quốc doanh (bảng 2.5).

Bảng 2.5

Cơ cấu phân bổ tín dụng của Việt Nam

Đơn vị:% Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng tín dụng cho toàn nền kinh tế 100 100 100 100 100 Tỷ trọng tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước 53 50 52 48 45 Tỷ trọng tín dụng cho các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh 47 50 48 52 55

Nguồn: IMF - 2001.

Tuy vậy, hiện tại các doanh nghiệp nhà nước vẫn có khả năng vay vốn dễ dàng hơn mà không cần thế chấp. Các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng, chủ yếu do các vấn đề bất cập nảy sinh trong việc thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp cũng còn những hạn chế, nhiều khi vốn vay được sử dụng không đúng mục đích dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Trong năm 1998, một đồng vốn của doanh nghiệp nhà nước chỉ làm ra được 2,9 đồng doanh thu và 0,14 đồng lợi

nhuận, thậm chí trong ngành công nghiệp một đồng vốn chỉ làm ra được 0,024 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng lên đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận của vốn tăng từ 3,7% (năm 2000) lên 4,3% (năm 2002) và 4,5% năm 2003. Vòng quay của toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh được rút ngắn, năm 2000 là 0,79 vòng/năm thì năm 2002 tăng lên 0,90 vòng/năm, năm 2003 là 0,92 vòng/năm.

Hiện nay, thiếu vốn và tiếp cận nguồn vốn khó khăn đang là những cản trở lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế đến quá trình đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.2.3.2 Khoa học và công nghệ

Trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và đổi mới công nghệ hiện có là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng và tính năng của sản phẩm. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá là lạc hậu so với mức trung bình trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chỉ có một số ít doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ hiện đại hoặc trung bình của thế giới và khu vực, đó là: công nghệ phát dẫn điện, sản xuất thiết bị đo điện, lắp ráp điện tử, sản xuất sợi dệt, vật liệu xây dựng. Số các doanh nghiệp còn lại có trình độ công nghệ lạc hậu so với thế giới từ 10 - 20 năm. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hầu hết sử dụng máy móc thiết bị và kỹ thuật lạc hậu so với thế giới 3 - 4 thế hệ. Các thiết bị kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại tập trung tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu công nghiệp, khu chế xuất.

Theo số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ qua khảo sát nhiều xí nghiệp thuộc 7 ngành sản xuất chính thì máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của ta

lạc hậu so với thế giới từ 10 - 30 năm. Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa thấp, mức độ hao mòn hữu hình từ 30 - 50% và đặc biệt là 38% ở dạng thanh lý vẫn được sử dụng.

Bảng 2.6

Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của các doanh nghiệp Việt Nam

Đơn vị: % số doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Công ty liên doanh Tính chung Tổng số doanh nghiệp trả lời 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Trình độ tự động hóa 0% công việc 25,30 31,03 - 21,74 5-10% công việc 1,2 17,24 - 4,35 10-20% công việc 20,48 3,50 15,38 15,94

Trên 20% công việc 38,55 20,69 80,77 42,75

Không rõ 14,47 27,54 3,85 15,22

2. Trình độ cơ khí hóa

30-50% công việc 37,35 20,69 80,77 42,03

Trên 60% công việc 44,58 41,38 3,85 26,23 Không xác định được

trình độ cơ khí hóa 4,82 17,24 15,38 19,42

Nguồn: Điều tra của JICA, 2001.

Hiện nay, ở nhiều doanh nghiệp có hiện tượng sử dụng đan xen cả công nghệ lạc hậu, trung bình với công nghệ tiên tiến, dẫn đến tỷ lệ thay thế công nghệ mới thấp, đẩy giá thành sản xuất lên cao cho dù giá nhân công ở nước ta thuộc loại thấp trong khu vực. Do máy móc được trang bị không đồng bộ và công nghệ lạc hậu nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam không sử dụng hết công suất máy móc thiết bị của mình. Hiện vẫn còn một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp (khoảng gần 30%) chỉ sử dụng 50% công suất các thiết bị. Bên cạnh đó, chất lượng và hiệu quả chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế do thiếu sự lựa chọn kỹ thuật tối ưu và công nghệ nguồn, đặc biệt trị giá phần mềm và chuyển giao bí quyết công nghệ còn thấp. Trình độ công nghệ lạc hậu còn ảnh hưởng đến việc đáp ứng các tiêu chí về an ninh môi trường mà thế giới đòi hỏi thể hiện ngay trong nội dung hàng hóa xuất khẩu. Tất cả những yếu tố này đã cản trở các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Nhìn một cách tổng thể, so sánh các tiêu chí của Việt Nam với Thái Lan và Trung Quốc cho thấy giữa công nghệ nước ta và hai nước này có khoảng cách rõ rệt. Diễn đàn kinh tế thế giới đã xếp hạng về công nghệ của Việt Nam đứng thứ 92/104 nước (năm 2004), trong khi Thái Lan là 43 và Trung Quốc là 62. Trong đó, thứ hạng về chỉ số sáng tạo công nghệ lần lượt là 79; 37 và 70, thứ

hạng về chỉ số công nghệ thông tin là 86; 55 và 62, thứ hạng về chỉ số chuyển giao công nghệ là 66; 4 và 37.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng công nghệ lạc hậu ở các doanh nghiệp Việt Nam, đó là: hạn chế về tài chính, thiếu thông tin về công nghệ, hạn chế về năng lực cán bộ, thiếu động lực đổi mới công nghệ. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, trừ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn bị hạn chế về nguồn tài chính để đầu tư đổi mới công nghệ. Thiếu nguồn tài chính là khó khăn lớn nhất để các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, song chỉ là nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân sâu xa là do các doanh nghiệp không có đủ nguồn thông tin về đầu ra cho sản xuất, từ đó không đủ thông tin về công nghệ bảo đảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hạn chế về năng lực cán bộ cũng là một nguyên nhân cản trở quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp. Số lao động kỹ thuật cao và chuyên gia trong các doanh nghiệp còn ít. Tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không có bộ phận hoặc nhân viên chuyên về khoa học công nghệ, thậm chí có doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại song kỹ sư vận hành lại phải thuê của các đối tác khác. Theo đánh giá của tổ chức JICA (Nhật Bản), các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt thiếu nhân viên kỹ thuật công nghệ cao, có kinh nghiệm, có kiến thức sâu về chuyên môn, yếu kém về trình độ ngoại ngữ để có thể cập nhật những thông tin mới về phát triển công nghệ hiện đại của thế giới. Sự lạc hậu về công nghệ còn do các doanh nghiệp thiếu động lực đổi mới công nghệ. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường sử dụng lợi nhuận để mở rộng qui mô kinh doanh trên cơ sở trang thiết bị sẵn có hơn là đổi mới và ứng dụng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)